Ngày Thứ 2 PHÁP THOẠI 2

11 Tháng Mười Hai 201503:45(Xem: 7689)

Minh Đức Triều Tâm Ảnh 
(Sīlaguṇa-Mahāthera)
NHẶT LÁ RỪNG XƯA 2
(Pháp Thoại An Cư 2015)

Nhà xuất bản Văn Học

Ngày Thứ  Hai 
PHÁP THOẠI 2 (Chiều ngày 17/6 ÂL).

 

Hôm nay trước khi tập ngồi yên, thầy sẽ giảng nói cách thức ngồi yên, ngồi thoải mái, ngồi như chơi là thế nào.

Có lần, đã lâu lắm, thuở thầy Chí Mậu, trụ trì chùa Từ Hiếu còn tại tiền, và thầy Thái Hoà còn là giáo thọ sư ở đấy, thầy có lên chùa Từ Hiếu, một lần là giảng về Tứ Diệu Đế cho một lớp huynh trưởng cấp Tín hay cấp Tấn gì đó, một lần là do Ôn Thiện Hạnh mời lên về viếc góp ý tạo cảnh. Một lần giảng về Tứ Niệm Xứ cho Ni chúng tại ngôi chùa sát chùa Từ Hiếu (quên tên). Khi thơ thẩn dạo chơi trong vườn với thầy Thái Hoà, thầy thấy có một tịnh thất đề tên là Ngồi Yên. Hay! Thầy tự nghĩ, ngồi yên chứ không nói thiền định hay thiền tuệ. Mà ngồi yên như vậy là thiền rồi, thiền vắng lặng, thiền rỗng rang, thiền tự nhiên... gì gì cũng được cả. Nó lại còn là từ thuần Việt.

Thầy để ý cái cụm từ “ngồi yên” từ đó. Chắc chắn tác giả cái cụm từ này là của Ôn Nhất Hạnh. Và tại Làng Mai cũng có sử dụng một cụm tù rất ấn tượng, là “Một Ngày Làm Biếng”. Ngày ấy trong thiền viện ai cũng được tự do, tự do trong yên lặng để đọc sách, dạo chơi, uống trà hay ngủ nghỉ. Tuyệt! Nhưng cụm từ “Làm Biếng” hơi nguy hiểm. Nên ngày chủ nhật, theo thông lệ, thầy và chư sư đi trì bình, trưa dùng trong bát những gì khất thực được, buổi chiều mọi người được thư xả, tự do trong yên lặng. Buổi tối, chủ nhật chúng ta cũng có buổi trà đàm giữa thầy và trò như thường lệ.

Trở lại với việc ngồi yên. Ngồi yên và thiền là như thế nào!

Gọi ngồi yên nhưng chúng ta sẽ không ngồi yên được. Muốn ngồi yên thì thân phải yên, tâm phải yên. Nhưng hãy để ý nhé! Thân có yên được đâu, nó cựa quậy, nó đau, nó mỏi, nó nhức, nó tê chỗ này, nó ngứa chỗ nọ, nó uể oải, nó buồn ngủ... Và tâm cũng vậy, nó trầm trệ, nó dã dượi, nó lừ đừ, nó nhúc nhích, nó nhảy nhót lung tung... Nói tóm là nó sẽ phát sanh những chướng ngại mà thiền gọi là 5 triền cái. Triền là quấn, là vấn. Cái là che lấp, che đậy. Nói cho rõ nghĩa là 5 cái pháp này nó quấn, nó vấn chúng sanh trong phiền não, khổ đau; nó che đậy, che lấp cái tâm, cái trí vốn trong sáng của chúng ta. Đó là:

- Hôn trầm, thuỵ miên: Hôn trầm là dã dượi, lừ đừ, thờ ơ, lãnh đạm, đãng trí, buông xuôi, biếng nhác, tiêu cực, thụ động, vô ký (không ghi nhận). Đây là những trạng thái bệnh hoạn của tâm sở, sự mệt mỏi của tâm sở. Thuỵ miên là mê ngủ, buồn ngủ; là trạng thái mệt mỏi của thân.

- Nghi: Là trạng thái phân vân, lưỡng lự, do dự, bất nhất, bất quyết, ngần ngại, ngờ vực, hốt hoảng, không định hướng; nghi ngờ cả đối tượng thiền, có khi nghi ngờ cả khả năng của chính mình (Đây là nghĩa nghi trong khi tập thiền, khác với nghi trong kinh điển với sinh hoạt và tu tập thường nhật là nghi Phật, nghi Pháp, nghi Tăng, nghi nhân quả nghiệp báo, nghi luân hồi tử sanh...)

- Sân: Là nóng nảy, bứt rứt, khó chịu, bực bội... do khi ngồi bị đau nhức, tê, ngứa... (Chúng là nguyên nhân làm cho tâm sân phát sanh).

- Trạo hối: Nói đầy đủ là trạo cửhối quá.

Trạo là rung lắc, lay động; cử là cất lên, đưa lên, dậy lên, nổi lên... Vậy trạo cử là trạng thái tâm dao động, hưng phấn quá cả tiêu cực lẫn tích cực, suy nghĩ vẩn vơ, phóng tâm, vọng tưởng, hoang tưởng, hồi tưởng quá khứ, mơ mộng tương lai, cuốn theo hiện tại. Hối quá là nuối tiếc dĩ vãng, tưởng nhớ quá khứ, ăn năn những việc đã qua.

Nếu hôn trầm, thuỵ miên là chìm dưới đối tượng, đọng dưới đối tượng, ngủ dưới đối tượng thì trạo hối là phóng trên đối tượng, là ra ngoài đối tượng, trượt trên đối tượng, bồng bềnh, lang  thang, rong chơi chân trời, góc bể...

Tại chỗ này, mọi người nên lưu ý: Chỉ có rà soát theo hơi thở, nắm bắt ngay hơi thở, chú tâm liên tục theo hơi thở vào ra; nghĩa là luôn luôn nắm giữ đối tượng hơi thở đừng để trượt lên trên cũng như chìm xuống dưới thì sẽ loại trừ hôn trầm, thuỵ miên và trạo hối ngay tức khắc.

Triền cái thứ năm là dục.

- Dục này là tham dục, ái dục. Trạng thái sơ khởi của nó là muốn cái này, muốn cái kia, muốn thay đổi cách ngồi, muốn nghỉ ngơi một chút, muốn mát mẻ một chút, muốn thư giản một lúc... Tất cả chúng đều là chướng ngại cho việc tập thiền. Cường độ dục cao hơn, nguy hiểm hơn là những ham muốn ngũ dục bắt đầu sanh khởi; ấy là tơ tưởng hình bóng đẹp, người thương, người yêu, vợ con trong quá khứ hoặc trong hiện tại. Rồi là những bài hát, bài ca yêu thích, nhưng âm thanh mê ly, những mùi hương quyến rũ, những món ăn thích khoái, những xúc chạm êm ái... và ý thì chìm trong các dục ngũ trần. Rồi còn nào là ước mơ thiên đường, tiên nữ, các cảnh trời cao sang thoả mãn các dục vật chất... Rồi còn ước mơ đắc định, các cảnh trời sắc giới, vô sắc giới, thần thông, phép lạ...

Chính 5 triền cái ấy che tấp tâm trí chúng ta, làm cho chúng ta không thấy được bản chất thực tánh, tâm tròn sáng, viên minh, vô nhiễm, trong lặng của chúng ta.

Vậy muốn thân yên, tâm yên thì ta bắt đầu đề cập đến các phương pháp tập thiền. Tập thiền để đối trị với 5 triền cái. Thiền định thì có khả năng làm lắng dịu 5 triền cái. Thiền tuệ thì nhổ tận, nhổ tiệt 5 triền cái ấy luôn.

Hôm nay thầy chưa nói đến các phương pháp ấy. Mọi người chỉ cần ngồi và thở để tự xem mình có những chướng ngại gì. Hãy để tâm rỗng rang, trong sáng, không dính mắc gì cả để tự chứng nghiệm cái gì đang xẩy ra nơi thân và nơi tâm mình. Cái rỗng rang, trong sáng, không dính mắc tương tự như câu kinh Kim Cang mà ngài Huệ Năng đã giác ngộ đấy: Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm! Nếu ai đã từng đọc Thiền Đông Độ thì trạng thái ngồi để tâm rỗng rang không dích mắc gì cả ấy nó tương tợ Vô Tâm của Đạt Ma, Vô Niệm của Huệ Năng. Và khi đọc các thiền sư Việt Nam thì nó cũng đồng với Vô Tâm của Trần Nhân Tông trong câu thơ: Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền (Vô tâm ngắm cảnh hỏi chi thiền).

Bây giờ chúng ta ngồi nhé, 45 phút thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6256)
FAQ: Làm sao để biết ai là người hướng dẫn thực tập có khả năng? Phong trào MBSR đào tạo được khoảng chừng 9 ngàn người hướng dẫn chánh niệm tốt nghiệp từ cơ quan phụ trách đào tạo Oasis, trung tâm huấn luyện các giáo thọ chuyên nghiệp. Có chừng 18 ngàn bệnh nhân đã theo học các khóa MBSR ở UMass và một số lớp khác tổ chức tại địa phương. Để bảo vệ chất lượng huấn luyện các cơ sở này có giáo chức huấn luyện và chương trình giảng dạy hoàn bị. Ngoài ra còn có các trung tâm nghiên cứu Chánh Niệm như ở đại học California- Los Angeles (UCLA) tổ chức một chương trình 6 tuần lễ dành cho những sinh viên hay nhân viên và giáo chức muốn trở thành giáo thọ Chánh Niệm...
14 Tháng Tư 2016(Xem: 6860)
Chúng ta hãy nói một chút về việc hành thiền (thiền tứ niệm xứ). Quí vị cần phải biết một số điểm quan trọng trước khi bắt đầu thực hành. Hành thiền có nghĩa là gì? Quý vị thực hành như thế nào? Trạng thái tâm quan sát ra sao, thái độ thế nào? Mục đích hành thiền của quý vị là gì? Quý vị cần có một ý niệm và mục đích rõ ràng trước khi bắt đầu thực hành. Quý vị không thể bắt đầu thực hành mà không có một số hiểu biết hay kiến thức về việc mình đang làm. Khi quý vị làm một việc gì đó, quý vị cần phải hiểu một chút về những nguyên tắc đối với việc mình đang làm. Chỉ như vậy quý vị mới gặt hái được lợi ích từ việc làm đó. ....
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5897)
FAQ: Mức độ khả tín của hiệu quả thực tập Chánh niệm? Chúng ta có hai cách giao lưu với thế giới nội tâm và với thế giới bên ngoài. Một: Tâm cảm thọ (Sensing mind) trực tiếp qua giác quan như nhãn, nhĩ , tỵ , thiệt, thân và ý (thức) Thuật ngữ Phật giáo gọi là năm căn hay bình dân hơn là lục tặc (đeo trên người Phật Di Lặc) Đó là sáu cửa ngõ để thế giới bên ngoài xâm nhập vào Tâm...
04 Tháng Tư 2016(Xem: 5716)
Bài viết này sẽ trình bày rằng Thiền Tông là pháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy. Nói nguyên thủy, vì Thiền Tông chính từ lời Đức Phật dạy. Nói cốt tủy, vì nhiều cách an tâm trong Thiền Tông là từ các kinh, khi chư tăng cao niên xin dạy pháp ngắn gọn để sẽ lui về một góc rừng ngồi trọn đời cho tới khi giải thoát.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 5843)
Câu hỏi: Chánh Niệm là phương pháp thực hành tâm linh của Phật Giáo hay một phương pháp phổ quát khoa học? Chánh Niệm là chú ý theo dõi một đối tượng nào đó với chủ đích, trong khoảnh khắc hiện tại, bàng quan, không phán đoán. Có bốn yếu tố chính (1) chú ý theo dõi (2) trong khoảnh khắc hiện tại (3) có mục đích (4) không phán đoán tất cả những đối tượng hay trãi nghiệm hiện ra trong tầm ý thức.
02 Tháng Ba 2016(Xem: 5545)
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, với một tâm tư hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt, biết rõ đối tượng đang tiếp xúc hay thức tỉnh về việc mình đang làm. Nó là một hình thái thiền hành được áp dụng trong đời sống thường nhật, thể hiện qua việc chú tâm nhận biết hay chánh niệm tỉnh giác về các hoạt động của thân thể, vừa khiến cho tâm thức diễn tiến một cách thư thái, hài hòa, thông suốt, vừa khiến cho mọi hoạt động trở nên khoan thai, nhịp nhàng, chuẩn xác. Đây là một trong các phương pháp “quán thân trên thân” (kàye kàyànupassanà)1 hay pháp môn “thân hành niệm”(kàyagatasati)2 được nói đến trong kinh điển đạo Phật, nghĩa là chú tâm nhận biết hay quán niệm về các hoạt động hàng ngày của thân thể, khiến cho tâm trí trở nên định tĩnh, thanh tịnh, sáng suốt, đạt đến giải thoát và giải thoát tri kiến. Kinh Sa-môn quả, Trường Bộ nêu định nghĩa:
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 9649)
Giống như trò chơi thể thao golf hay cả khi muốn luộc trứng tới mức hoàn hảo, mới đầu thực hành chánh niệm có vẻ dễ dàng. Nhưng lúc quý vị ngồi xuống tọa Thiền với đôi mắt nhắm hay mở – một chuyện không thể nào tránh được là quý vị không thể nào ngừng suy nghĩ
26 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10502)
Trong bài kinh Kalama nổi tiếng, thường được nhắc đến, Đức Phật đã đề ra mười điều mà ta không nên dựa vào để chọn người thầy hay để đi theo con đường tâm linh nào đó. Tất cả đều có liên quan đến một hệ thống niềm tin dựa vào truyền thống hay vào các cổ thư. Không tin nhưng ta phải tự tìm ra sự thật là điều Đức Phật thường nhấn mạnh. Nếu không làm thế, ta sẽ khó có được cái thấy nội tại, là bước đầu tiên đưa ta đến con đường đạo.
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6484)
Như Đức Phật đã nói: “Này các Tỳ kheo, đây là con đường trực tiếp để làm trong sạch chúng sinh, để vượt qua buồn đau và sầu bi, để chấm dứt sự khổ và phiền não, để đạt được con đường chánh đạo, để chứng ngộ Niết-bàn, được gọi là Bốn Nền Tảng Chánh Niệm.”
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10600)
Vào thời Đức Phật có vị tỳ khưu tên Tuccho Pothila. Đại Đức Pothila rất thông minh, thấu suốt nằm lòng kinh điển. Ngài có đến mười tám ngôi chùa và được xem là một Pháp Sư lỗi lạc, khét tiếng đến nỗi mọi người đều tôn sùng kỉnh mộ. Khi nghe đến danh Đại Đức "Tuccho Pothila" ai cũng thán phục.