25 Tháng Tư 2011(Xem: 19102)
Một sự trình bày rõ ràng và trung thực về Phật giáo Tây Tạng, quyển sách này trình bày căn bản của Phật pháp theo một đường lối mà mọi người đều có thể hiểu được khi đọc và dễ dàng tu tập trong cuộc sống hàng ngày. Ðược soạn thảo riêng cho những người mới tìm hiểu vấn đề này lần đầu tiên, quyển sách này cũng còn cung cấp những kiến thức quý báu cho những đệ tử đã thông hiểu Phật giáo Tây Tạng.
25 Tháng Tư 2011(Xem: 1296360)
Tôi từng nghe, cửa chính yếu để nhập đạo thì sự phát tâm đứng đầu, việc khẩn cấp để tu hành thì sự lập nguyện đứng trước. Nguyện lập thì chúng sanh độ nổi, tâm phát thì Phật đạo thành được. Cái tâm quảng đại không phát, cái nguyện kiên cố chẳng lập, thì dẫu trải qua đời kiếp nhiều như cát bụi, cũng y nhiên vẫn ở trong phạm vi luân hồi. Tu hành dẫu có, cũng toàn là lao nhọc, khổ sở một cách vô ích. Do đó mà kinh Hoa nghiêm đã nói, quên mất tâm bồ đề mà tu hành các thiện pháp thì gọi là hành động theo ma vương. Quên mất còn thế, huống chi chưa phát. Nên muốn học Như lai thừa thì trước phải phát bồ đề nguyện, không thể chậm trễ.
25 Tháng Tư 2011(Xem: 33380)
Tâm từ có năng lực ban phát hạnh phúc tạm thời cho chúng ta trong đời này. Khi một việc làm nào có khả năng đem lại hạnh phúc cho ta, thì sự làm việc đó chỉ là một thái độ khôn ngoan. Bởi thế ta nên thực hành tâm từ đối với người khác. Dù cho lòng thương của ta có hòa lẫn với sự ràng buộc, thì nó vẫn còn có lợi ích. Dù có tôn giáo hay không tôn giáo, yêu thương vẫn là điều quan trọng.
25 Tháng Tư 2011(Xem: 17070)
Sự thực hành tâm thương xót là điều rất quan trọng và có lợi ích cho mọi người có tôn giáo hay không có tôn giáo. Dù chúng ta chưa có thể suy lường những lợi ích tối hậu tột cùng của việc thực hành tâm thương xót, ta cũng có thể thấy được nhiều lợi ích giai đoạn của lòng xót thương. Người mà không có lòng thương xót thì không phải là kẻ có thiện tâm. Một ngày kia, trong lúc Milarepa thiền giả vĩ đại của Tây tạng đang tĩnh tọa trong một hang động, ông nghe huyên náo bên ngoài và trông thấy một bầy dã thú tiến về phía động. Milarepa nghĩ có lẽ một kẻ thù ông đang xua bầy thú đến. Khi ấy môït con chó săn xuất hiện, ngồi ngoài hang cùng với những con dã thú.
25 Tháng Tư 2011(Xem: 15697)
Pháp môn niệm Phật, câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” họăc ngắn gọn hơn“A Di Đà Phật” đã hiện hữu với dân tộc Việt Nam hơn ngàn năm nay. Lúc tôi lên tám tuổi (1950), sống ở Hải Phòng, bà nội thường kể cho nghe Hội Chảy Chùa Hương lúc bà nội còn trẻ (thập niên 1920&1930). Lúc này đường đi còn khó khăn, đường lên Chùa núi dốc quanh co. Thế nhưng các cụ cứ chống gậy trúc mà miệng thì niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”.
25 Tháng Tư 2011(Xem: 19090)
Trong truyền thống Phật Giáo, chúng ta niệm “Nam Mô” rất nhiều. Trong tiếng Anh, “Nam Mô” có nghĩa là “quy mạng”. Khi khấn nguyện Đức Phật, chúng ta không nói “Xin Đức Phật, hãy dẹp sạch mọi khó khăn cho con”. Mà chúng ta thật sự dâng hiến, cúng dường bản thân mình cho Đức Phật. Chúng ta buông bỏ những điều “ta muốn cái này”, “ta không muốn cái kia” và nguyện làm bất cứ những gì mà Đức Phật muốn chúng ta làm.