Ngày Thứ 5 PHÁP THOẠI 6

11 Tháng Mười Hai 201503:57(Xem: 7664)

Minh Đức Triều Tâm Ảnh 
(Sīlaguṇa-Mahāthera)
NHẶT LÁ RỪNG XƯA 2
(Pháp Thoại An Cư 2015)

Nhà xuất bản Văn Học

Ngày Thứ Năm
PHÁP THOẠI 6 (Chiều ngày 20/6)

 

Hôm nay mọi người vẫn còn đau nhức tê ngứa, buồn ngủ, phóng tâm... Thầy biết các con đã rất cố gắng để “chiến thắng” bản thân. Điều ấy là tốt. Tuy nhiên, các con có để ý là khi làm vậy là ta đã khởi lên một ước muốn, một sức ép nào đó - gốc của tham dục - lại tạo nên một xung đột mới, xung đột với cái bình thường, cái như thường?

Thật khó để diễn đạt điều này nếu không sử dụng kiến thức Abhidhamma. Tại sao vậy! Có 2 năng lực các con ạ! Năng lực của tham, sân, si và năng lực của vô tham, vô sân, vô si. Khi muốn làm việc lành tốt là ta khởi vô tham, vô sân, vô si. Khi làm việc xấu ác là ta khởi tham sân si. Vô tham, vô sân, vô si là nhân của cõi người và cõi trời đầy đủ phước báu sang cả. Tham, sân, si là nhân của 4 đường đau khổ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la. Cái cách mà thầy nói để tâm rỗng không, không dính mắc hôm qua là ta đang không có 6 nhân ấy; nghĩa là chúng ta đang tập lìa bỏ toàn bộ cõi Dục giới (Sắc giới, Vô sắc giới cũng có 3 nhân vô tham, vô sân, vô si). Lìa toàn bộ cõi Dục giới để tập thiền, tương tự như câu kinh văn Phật thuyết ở trong Tương Ưng bộ: “Rời dục, rời các pháp bất thiện, chứng đạt và an trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”.

Thấy chưa? Chỉ để tâm rỗng rang không mà nó kỳ diệu như vậy đấy! Tuy nhiên, vô lượng chủng tử phiền não ở trong vô thức sâu kín, trong dòng chảy hữu phần (bhavaṅga - dòng sống) nó có để yên cho ta rỗng không chăng? Không dễ đâu. Chúng trào vọt ra, chúng đòi hiện hữu khi duyên cảnh. Và chắc chắn chúng sẽ phá hoại, không để ta yên đâu. Và cụ thể, chúng ta sẽ dễ thấy nhất là 5 triền cái, 5 triền cái là thuộc hạ, là bộ tướng của vô minh đấy!

Vậy muốn đi vào sơ thiền (sơ thiền chánh pháp - ly dục - chứ không phải sơ thiền ngàn xưa của bà-la-môn giáo) thì phải đối trị 5 triền cái. Đối trị 5 triền cái chỉ phát huy tác dụng triệt để khi 5 thiền chi xuất hiện. Nó tuần tự có sự đối trị như sau:

- Tầm đối trị với hôn trầm, thuỵ miên

- Tứ đối trị với nghi

- Phỉ đối trị với sân

- Lạc đối trị với phóng tâm

- Nhất tâm đối trị với dục.

Tầm là tìm kiếm. Trong Abhidhamma có đưa hình ảnh con ong bay đi tìm kiếm đoá hoa – hàm chỉ cho tầm. Nó sẽ nhất hướng bay do khứu giác nhạy bén biết hướng ấy có hoa, có nhuỵ, có mật. Cũng vậy, con ong là cái tâm, đoá hoa là số đếm hay hơi thở, đối tượng thiền. Tìm số đếm, tìm hơi thở cũng nhất tâm, nhất hướng như vậy. Chính năng lực của tầm nó dựng đứng, nó làm cho tỉnh thức hôn trầm, thuỵ miên. Giả dụ như khi ta đang tìm kiếm cái gì, tìm kiếm cái chìa khoá để quên đâu đó, tìm kiếm cái đinh ghim vừa rơi xuống sàn chẳng hạn. Khi đang tìm kiếm ấy, chúng ta không thể nào dã dượi, lừ đừ, buồn ngủ được; nghĩa là, tầm có khả năng chấm dứt hôn trầm, thuỵ miên, có phải không? Có ai làm thử không? Và thầy muốn mỗi người phải tự chứng nghiệm, thực nghiệm điều ấy.

Đến thiền chi thứ 2 là tứ. Khi thiền chi thứ nhất đã thuần thục, tìm kiếm số đếm hay hơi thở đã thuần thục rồi thì sẽ phát sanh thiền chi thứ 2. Tứ là để ý, là theo dõi, là quan sát. Abhidhamma nói rằng, khi con ong thấy đoá hoa rồi, nó bay quanh để quan sát đoá hoa ấy. Khi các con đếm số hoặc theo dõi hơi thở, đã theo sát được số đếm, đã theo dõi được hơi thở; bây giờ sang giai đoạn quan sát nó, bám sát nó không rời. Đừng cho buông lơi dầu chỉ một chút xíu thì thiền chi thứ 3 nó tự động phát sanh; ấy là định luật tự nhiên.

Thiền chi thứ 3 phát sanh, nó là phỉ. Đây là khi con ong quan sát đoá hoa, nó thò vòi vào tim hoa để hút nhuỵ. Phỉ hay hỷ, gọi hỷ cũng được, là những hiện tượng dễ chịu xẩy ra nơi thân. Nó có 5 hiện tượng. Có người phát sanh 1 hoặc 2; có người phát sanh luôn cả 5:

- Tiểu hỷ: Mọc ốc cả người, nổi da gà, rần rần cả người rất dễ chịu...

- Khinh hỷ: Nhẹ lâng lâng, có cảm giác như rời khỏi mặt chiếu, bốc lên khỏi toạ cụ...

- Quang hỷ: Thấy ánh sáng. Có thể ánh sáng toả ra trong mắt, nơi da hay ánh sáng nhảy qua nhảy lại.

- Hải triều hỷ: Như cảm giác sóng chao, lắc lư qua lại rất dễ chịu...

- Sung mãn hỷ: Tẩm mát, no đầy cả người, mát rượi cả người.

Vậy, khi tứ thuần thục, dính khít đối tượng liên tục thì thân đã an. Do thân an nên thân sẽ phát sanh những hiện tượng trên. Và khi những hiện tượng này có mặt thì những cái gọi là đau nhức tê ngứa... nhân phát sanh tâm bực bội, khó chịu (sân) sẽ chấm dứt: Hỷ có mặt thì sân sẽ không có mặt!   

Vậy những ai thấy rõ điều này, chỉ cần chuyên nhất liên tục nơi số đếm, nơi hơi thở thì thiền chi hỷ sẽ phát sanh.

Tiếp theo, thiền chi thứ 4 là lạc, an lạc, đối trị với phóng tâm (gọi chung trạo cử, hối quá). Nếu hỷ là trạng thái dễ chịu ở nơi thân thì lạc là trạng thái dễ chịu, thích thú ở nơi tâm. Đây là khi con ong hút no nê mật rồi. Khi những hiện tượng hỷ phát sanh, cứ ghi nhận như thực, không thủ cũng không xả, cứ để nó đến đi tự nhiên thì lạc cũng sẽ tự nhiên phát sanh. Đây gọi là pháp lạc, đã có sự an lạc của pháp, nó thấm sâu trong nội tâm, xem như đã hoàn toàn được an trú, lúc này thì phóng tâm sẽ không còn nữa: Lạc đối trị phóng tâm.

Từ thiền chi thứ 4 là lạc, cứ an trú lạc tự nhiên thì ta sẽ dần dần đi vào nhất tâm. Nhất tâm có 2 giai đoạn là cận hành định và an chỉ định. Đây tương tự như con ong sau khi hút mật no nê rồi nó nằm ngủ luôn trên cánh hoa.

Cận hành định còn ở cõi Dục nhưng an chỉ định đã vào cõi Sắc. Cận hạnh định là gần gần định, có thể diễn ra trong thời gian 1,2 giờ đồng hồ ta trú trong vắng lặng, mọi tham cầu, hy cầu, tham dục sẽ yên lặng, tĩnh chỉ. Vào an chỉ định là sơ thiền, thiền thứ nhất, đúng như câu kinh văn đức Phật thuyết ở trên trong Tương Ưng bộ: “Rời dục, rời các pháp bất thiện, chứng đạt và an trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”.

Thấy chưa? Hôm nay thầy nói hơi dài, cũng cốt ý cho mọi người nắm bắt toàn bộ sự đối trị. Thầy nói lại, là ai đó còn đau nhức tê ngứa, buồn ngủ, phóng tâm... hãy biết rằng, phải liên tục bám sát số đếm, bám sát hơi thở. Và khi những thiền chi xuất hiện thì nó sẽ tự đối trị với những triền cái như đã nói ở trên.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6254)
FAQ: Làm sao để biết ai là người hướng dẫn thực tập có khả năng? Phong trào MBSR đào tạo được khoảng chừng 9 ngàn người hướng dẫn chánh niệm tốt nghiệp từ cơ quan phụ trách đào tạo Oasis, trung tâm huấn luyện các giáo thọ chuyên nghiệp. Có chừng 18 ngàn bệnh nhân đã theo học các khóa MBSR ở UMass và một số lớp khác tổ chức tại địa phương. Để bảo vệ chất lượng huấn luyện các cơ sở này có giáo chức huấn luyện và chương trình giảng dạy hoàn bị. Ngoài ra còn có các trung tâm nghiên cứu Chánh Niệm như ở đại học California- Los Angeles (UCLA) tổ chức một chương trình 6 tuần lễ dành cho những sinh viên hay nhân viên và giáo chức muốn trở thành giáo thọ Chánh Niệm...
14 Tháng Tư 2016(Xem: 6860)
Chúng ta hãy nói một chút về việc hành thiền (thiền tứ niệm xứ). Quí vị cần phải biết một số điểm quan trọng trước khi bắt đầu thực hành. Hành thiền có nghĩa là gì? Quý vị thực hành như thế nào? Trạng thái tâm quan sát ra sao, thái độ thế nào? Mục đích hành thiền của quý vị là gì? Quý vị cần có một ý niệm và mục đích rõ ràng trước khi bắt đầu thực hành. Quý vị không thể bắt đầu thực hành mà không có một số hiểu biết hay kiến thức về việc mình đang làm. Khi quý vị làm một việc gì đó, quý vị cần phải hiểu một chút về những nguyên tắc đối với việc mình đang làm. Chỉ như vậy quý vị mới gặt hái được lợi ích từ việc làm đó. ....
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5887)
FAQ: Mức độ khả tín của hiệu quả thực tập Chánh niệm? Chúng ta có hai cách giao lưu với thế giới nội tâm và với thế giới bên ngoài. Một: Tâm cảm thọ (Sensing mind) trực tiếp qua giác quan như nhãn, nhĩ , tỵ , thiệt, thân và ý (thức) Thuật ngữ Phật giáo gọi là năm căn hay bình dân hơn là lục tặc (đeo trên người Phật Di Lặc) Đó là sáu cửa ngõ để thế giới bên ngoài xâm nhập vào Tâm...
04 Tháng Tư 2016(Xem: 5715)
Bài viết này sẽ trình bày rằng Thiền Tông là pháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy. Nói nguyên thủy, vì Thiền Tông chính từ lời Đức Phật dạy. Nói cốt tủy, vì nhiều cách an tâm trong Thiền Tông là từ các kinh, khi chư tăng cao niên xin dạy pháp ngắn gọn để sẽ lui về một góc rừng ngồi trọn đời cho tới khi giải thoát.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 5842)
Câu hỏi: Chánh Niệm là phương pháp thực hành tâm linh của Phật Giáo hay một phương pháp phổ quát khoa học? Chánh Niệm là chú ý theo dõi một đối tượng nào đó với chủ đích, trong khoảnh khắc hiện tại, bàng quan, không phán đoán. Có bốn yếu tố chính (1) chú ý theo dõi (2) trong khoảnh khắc hiện tại (3) có mục đích (4) không phán đoán tất cả những đối tượng hay trãi nghiệm hiện ra trong tầm ý thức.
02 Tháng Ba 2016(Xem: 5545)
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, với một tâm tư hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt, biết rõ đối tượng đang tiếp xúc hay thức tỉnh về việc mình đang làm. Nó là một hình thái thiền hành được áp dụng trong đời sống thường nhật, thể hiện qua việc chú tâm nhận biết hay chánh niệm tỉnh giác về các hoạt động của thân thể, vừa khiến cho tâm thức diễn tiến một cách thư thái, hài hòa, thông suốt, vừa khiến cho mọi hoạt động trở nên khoan thai, nhịp nhàng, chuẩn xác. Đây là một trong các phương pháp “quán thân trên thân” (kàye kàyànupassanà)1 hay pháp môn “thân hành niệm”(kàyagatasati)2 được nói đến trong kinh điển đạo Phật, nghĩa là chú tâm nhận biết hay quán niệm về các hoạt động hàng ngày của thân thể, khiến cho tâm trí trở nên định tĩnh, thanh tịnh, sáng suốt, đạt đến giải thoát và giải thoát tri kiến. Kinh Sa-môn quả, Trường Bộ nêu định nghĩa:
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 9646)
Giống như trò chơi thể thao golf hay cả khi muốn luộc trứng tới mức hoàn hảo, mới đầu thực hành chánh niệm có vẻ dễ dàng. Nhưng lúc quý vị ngồi xuống tọa Thiền với đôi mắt nhắm hay mở – một chuyện không thể nào tránh được là quý vị không thể nào ngừng suy nghĩ
26 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10502)
Trong bài kinh Kalama nổi tiếng, thường được nhắc đến, Đức Phật đã đề ra mười điều mà ta không nên dựa vào để chọn người thầy hay để đi theo con đường tâm linh nào đó. Tất cả đều có liên quan đến một hệ thống niềm tin dựa vào truyền thống hay vào các cổ thư. Không tin nhưng ta phải tự tìm ra sự thật là điều Đức Phật thường nhấn mạnh. Nếu không làm thế, ta sẽ khó có được cái thấy nội tại, là bước đầu tiên đưa ta đến con đường đạo.
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6483)
Như Đức Phật đã nói: “Này các Tỳ kheo, đây là con đường trực tiếp để làm trong sạch chúng sinh, để vượt qua buồn đau và sầu bi, để chấm dứt sự khổ và phiền não, để đạt được con đường chánh đạo, để chứng ngộ Niết-bàn, được gọi là Bốn Nền Tảng Chánh Niệm.”
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10599)
Vào thời Đức Phật có vị tỳ khưu tên Tuccho Pothila. Đại Đức Pothila rất thông minh, thấu suốt nằm lòng kinh điển. Ngài có đến mười tám ngôi chùa và được xem là một Pháp Sư lỗi lạc, khét tiếng đến nỗi mọi người đều tôn sùng kỉnh mộ. Khi nghe đến danh Đại Đức "Tuccho Pothila" ai cũng thán phục.