01 Lời Mở Đầu

15 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 38721)


BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG GIẢI
VÔ THƯỢNG NIẾT BÀN
Lê Sỹ Minh Tùng

Lời mở đầu

Từ ngàn xưa chư Phật ra đời nhằm một mục đích là giáo hóa chúng sinh với lòng bi nguyện thắm thiết đều muốn cho tất cả thoát ly mọi cảnh giới phiền não khổ đau và đồng hướng cảnh thanh tịnh an vui giải thoát. Nhưng muốn thực hiện cảnh giới thanh tịnh an vui giải thoát thì cốt yếu là chúng sinh phải được thanh tịnh như trong kinh nói “Tùy Kỳ Tâm Tịnh, Tắc Phật Độ Tịnh”.

Sở dĩ thân Phật rực rỡ và cảnh Phật trang nghiêm cũng đều do công đức diệu dụng của bản tâm thanh tịnh lưu xuất. Bản tâm ấy, chúng sinh vốn sẵn có, cũng như chư Phật, không hai không khác, nhưng từ lâu cứ mê chấp, đắm nhiễm theo trần duyên mà không hiển bày được đó thôi.

Vì thế lời nói đầu tiên sau khi Đức Thế Tôn thành đạo dưới cội Bồ-đề là:”Thật kỳ diệu thay trong tất cả mọi chúng sinh đều có Phật tánh, nhưng vì bị vô minh nên họ không nhận ra điều ấy”. Phật tánh là tính thanh tịnh bản nhiên của tất cả chúng ta và tính thanh tịnh bản nhiên nầy chính là hiện tượng “trùng trùng duyên khởi” nghĩa là sự ảnh hưởng dây chuyền của một sự vật duyên với tất cả sự vật và của tất cả sự vật duyên với một sự vật hay là một là tất cả và tất cả tức là một. Đức Phật thuyết pháp tùy theo căn cơ của chúng sinh cho nên giáo pháp của Phật có khi cao, khi thấp khác nhau, nhưng cho dầu Phật có dạy tam quy, ngũ giới, thập thiện, tứ diệu đế, thập nhị nhân duyên hay dạy về pháp-tánh, pháp-tướng, tâm tính, chân như, chân không, thật tánh và thật tướng thì Đức Thế Tôn luôn luôn nhằm mục đích chỉ bày cho chúng sinh chứng ngộ trí tuệ bát nhã cũng như Ngài.

Con người vì bị mê vọng nên lầm tưởng thân nầy là thật, thế gian vũ trụ là thật nên sống trong điên đảo khổ đau. Cho nên Phật dạy rằng:”Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng, phi tướng tức kiến Như Lai” có nghĩa là phàm cái gì có hình tướng thì cái đó không thật, là giả dối và tướng hư vọng tức là “nhơn không” còn chẳng phải tướng mới là “pháp không”. Do đó sắc thân có tướng nên nó là hư vọng còn pháp thân không có tướng nên gọi là pháp không. Vì thế nếu chúng sinh muốn thoát khỏi khổ ách để sống trong an vui tự tại thì phải biết rằng:”vạn pháp giai không” tức là trên thế gian nầy không có cái gì là thật cả mà “tam không” trong bát nhã chính là nền tảng để nhắc nhở cho chúng sinh đạt được cứu cánh nầy. 

Đó là khi học Phật pháp thì không nên chấp có ta là “nhơn không” mà đã hiểu đạo rồi cũng không nên chấp có pháp là “pháp không” và tuy chúng ta không chấp nhơn, không chấp pháp nhưng vẫn còn chấp không nên cuối cùng cũng không chấp cái không là “không không” thì mới đúng với đạo lý “tam không” của nhà Phật. Thế gian vạn vật hữu hình, hữu hoại cho nên thân tứ đại giả huyễn tất phải hoàn trả về tứ đại đất, nước, gió, lửa, tro bụi ngay cả Đức Phật cũng an nhiên tự tại xóa bỏ báo thân nhục thể để hòa cùng đại thể pháp thân chân thường của chư Phật.

Phật dạy lý chơn không bởi vì con người chấp có. Cho nên người hiểu đạo thì thấu lý không mà lúc nào cũng tạo nhân lành, gây thêm thiện nghiệp còn người phàm phu thì chấp cái lý không nên xa lánh điều lành và tạo lắm điều ác nghiệp bởi vì họ không biết rằng hữu vi là Dụng của vô vi và vô vi chính là Thể của hữu vi vậy. Cũng như những làn sóng nhấp nhô của đại dương, đợt sóng nầy tan thì đợt sóng khác đến để tạo thành cái Dụng của nước mà tính nước thì muôn đời bất biến và đây chính là Thể của nước vậy. Những làn sóng thủy triều gào thét, lặn hụp lên xuống cũng như những sự biến đổi của pháp hữu vi và thể nước trầm lặng thanh tịnh ở dưới lòng đại dương cũng như pháp vô vi mà thôi.

Đời đang đắm chìm trong biển khổ mênh mang mà bây giờ nếu chúng ta chịu quay về sống với chân lý “nhất như” thì phiền não tức Bồ-đề và sanh tử tức Niết bàn. Do đó nếu chúng ta biết buông xả và luôn giữ chánh niệm để sống với cái thực tánh thanh tịnh của mình ngỏ hầu biến phiền não khổ đau thành Bồ-đề và sanh tử thành Niết bàn thì ở đâu cũng có Bồ-đề và ở đâu cũng có Niết bàn cả.

Phật pháp là vô-thượng tối thâm vi-diệu, cao chẳng cùng, sâu không chỗ tột, mà hễ đạo lý càng sâu thì kinh điển lại càng khó diễn. Huống chi quyển sách sách nầy là giáo lý tối thượng đại thừa thật siêu thắng, ít có, khó gặp sẽ mang lại cho con người những phương pháp hoàn toàn cứu cánh. Mà đạo Phật là đạo chú trọng thực hành chớ không phải lý thuyết suông cho nên càng đọc, càng gẫm, càng thực hành thì chúng ta sẽ thấy đầy tính cách từ-bi vô ngại rộng lớn bao la của tâm hồn lợi tha triệt để. Tâm kinh sẽ hướng dẫn mọi người đi đến mục đích cao cả, thoát hẳn muôn sự mê lầm đen tối của tâm hồn chấp trước, ích kỷ, nhỏ hẹp và hành vi khổ lụy. 

Vì thế chúng tôi tha thiết mong sao chư quý độc giả cần xem và cần đọc cho được nhiều lần để suy xét cho tột cùng và tìm thấu cái ý vô vi huyền diệu ngỏ hầu noi theo chánh pháp mà thực hành để mang lại cảnh an vui tự tại cho mình trong đời này và Niết bàn cho mai sau thì mới thật là đọc kinh cầu lý. 

Bản-nguyện chúng tôi thì lớn, nhưng năng lực còn có hạn do đó cho dù chúng tôi đã cố gắng hết sức mình vẫn không sao tránh khỏi những thiển kiến sai lầm, trông mong thập phương thiện tri thức phê bình giúp đỡ cho chúng tôi có cơ hội báo ơn Tam-bảo trong muôn một. 

Washington mùa Xuân năm Đinh Hợi 2007

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Lê Sỹ Minh Tùng

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tám 2020(Xem: 10234)
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 8605)
Đối nghịch, mâu thuẫn là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống. Khi không thể giải quyết, nó đưa đến thù ghét và chiến tranh. Từ ngày có con người trên trái đất cho đến ngày nay, chiến tranh chưa bao giờ chấm dứt.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 10494)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20. Đây là một bộ Đại Tạng Kinh của Bắc truyền được tổng hợp cũng như sự giảo chánh của các nhà học giả Phật Giáo Nhật Bản lúc đương thời qua các bộ Minh Đại Tạng, Càn Long Đại Tạng v.v… Tổng cộng gồm 100 quyển, dày mỏng khác nhau, mỗi quyển độ 1.000 đến 1.500 trang khổ lớn. Cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh đã cho phiên dịch hoàn toàn sang tiếng Việt tại Đài Loan thành 203 cuốn(đã in được 93 cuốn), mỗi cuốn từ 800 đến 1.500 trang. Tổng cộng các bản dịch về Kinh, Luật, Luận của Đại Thừa không dưới 250.000 trang sách.
12 Tháng Năm 2016(Xem: 9903)
BÁT NHÃ BA LA MẬT là một trong những hệ tư tưởng của Đaị thừa Phật giáo Bắc tông. Bát Nhã Ba La Mật, Trung Hoa dịch: TRÍ TUỆ ĐÁO BỈ NGẠN. Thành ngữ đáo bỉ ngạn, chỉ cho sự viên vãn cứu kính, sự hoàn thành trọn vẹn về một lãnh vực tri thức, một công hạnh lợi tha, một sự giải thoát giác ngộ hoàn toàn..