Hãy loại bỏ chính mình ra khỏi trung tâm của câu chuyện

22 Tháng Mười 201611:04(Xem: 5246)

HÃY LOẠI BỎ CHÍNH MÌNH
RA KHỎI TRUNG TÂM CỦA CÂU CHUYỆN
Leo Babauta - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn
(Removing Ourselves From The Center Of Everything - Leo Babauta)

 

hãy loại bỏ chính mìnhKhi chúng ta có một ngày bận rộn, chúng ta tự nói chuyện với chính-mình về những gì đang xảy ra ..., và chỉ có một người duy nhất ở vị trí trung tâm trong câu chuyện nầy.

Người đó chính là chúng ta.

Khi tôi nói chuyện với chính-mình về một người ích-kỷ đã đối xử với tôi tồi tệ như thế đó, khi tôi nói chuyện với chính-mình rằng tôi cần phải trì hoãn công việc làm nầy, bởi vì tôi đã quá mệt mỏi và chẳng còn hứng thú ... tôi đang là trung tâm trong cuốn phim nầy. Đây là câu chuyện đời tôi đang diễn ra trước mặt, và tôi là trung tâm của mọi sự vật xung quanh tôi. 

Tôi tin chắc rằng bạn hiểu những gì tôi đang nói - bởi vì bạn cũng là trung tâm trong cuốn phim nói về cuộc đời bạn. Đấy là điều tự nhiên, và chuyện làm nầy chẳng có gì là sai trái cả.

Tuy nhiên, có một số điều khó khăn phát-sinh ra, khi chúng ta tự xem mình là trung tâm của vũ trụ:

- Chúng ta suy diễn các hành động của người khác như thể là các điều nầy liên quan đến chúng ta, như thể các điều nầy giúp chúng ta, hoặc là các điều nầy làm hại chúng ta ..., như thể các điều nầy hiến tặng những gì chúng ta muốn, hoặc là như thể các điều nầy cản trở những gì chúng ta muốn. Tuy nhiên, thật-sự các hành động của họ chẳng liên quan gì đến chúng ta cả - các hành động của họ chỉ liên quan đến họ, bởi vì họ đang là trung tâm trong câu chuyện của riêng họ. Khi chúng ta suy diễn các hành động của họ (mà chính-họ đang là trung tâm) qua cái ống-kính nhìn của chúng ta (mà chính-chúng-ta đang là trung-tâm), các hành động nầy chẳng có ý nghĩa gì cả, từ đó chúng ta sinh ra phiền muộn, đau đớn, và giận dữ.

- Khi có người nào đưa ra một lời phê-bình hoặc là một lời chỉ trích, chúng ta xem đó là lời nói tấn-công chúng ta ..., và chúng ta cảm thấy cần phải bảo vệ chính mình. Chúng ta nghĩ rằng, "tôi là một người tốt, và họ không nên (có ngụ ý) nói rằng tôi là người không tốt." Tuy nhiên, cách nhìn suy diễn nầy chỉ là cách mà chúng ta đặt chúng ta là trung tâm của mọi vật .... Khi chúng ta xem lời phê-bình nầy dành cho một người nào khác, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu lý do tại sao họ lại có lời phê-bình nầy, và chúng ta sẽ không còn cảm thấy như là đang phòng thủ, hoặc như là chúng ta đang bị xúc phạm.

- Chúng ta suy diễn mọi sự vật xung quanh chúng ta - thí dụ như là đường phố bị kẹt xe, phê bình về trang mạng điện tử, về các cuộc tấn công của khủng bố - như thể các điều nầy đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng, "các điều nầy quá tệ hại (cho tôi)." Tuy nhiên, khi chúng ta không đặt chúng ta vào trung tâm của câu chuyện nầy, và khi chúng ta chỉ đơn giản nghĩ rằng các điều nầy thì đang xảy ra trên thế giới, và chúng ta đang tò mò, đang cố gắng để hiểu biết các điều nầy, và các điều nầy không phải đang xảy ra cho (hoặc vì) chúng ta.

Một lần nữa, đấy là sự tự nhiên và là sự bình thường khi chúng ta suy diễn mọi sự vật theo cách nói trên ..., tuy nhiên, chúng ta cũng nên biết rằng điều suy diễn nói trên có thể gây tạo ra các trở ngại, như là gây ra sự thiếu hiểu biết, sự thiếu thông cảm, và đôi khi làm cho chúng ta mất đi hạnh phúc.

Thế thì, chúng ta phải làm gì đây?

Đầu tiên, chúng ta phải ghi nhớ câu chuyện mà chúng ta nói với chính-mình.

Tiếp theo, chúng ta biết rằng chúng ta đã đặt chính-mình ở trung tâm của câu chuyện.

Sau đó, chúng ta hãy loại bỏ chính-mình ra khỏi trung tâm của câu chuyện.

Nếu không có chúng ta, câu chuyện nầy sẽ xảy ra như thế nào? đối với tôi, câu chuyện nầy sẽ xảy ra như sau:

- Thật là một điều thú vị khi chúng ta nhìn thấy các diễn tiến của câu chuyện đang xảy ra! Chúng ta học hỏi được gì từ bài học nầy? Chúng ta hiểu biết thêm được điều gì?

- Một người-khác đang nói chuyện hoặc đang làm một điều gì đó, và điều đó (có lẽ) chỉ liên quan đến họ. Làm cách nào để chúng ta hiểu biết họ nhiều hơn?

- Khi các người nầy nói chuyện và làm các điều đó, chúng ta trông thấy các nỗi bất hạnh, và các sự khó khăn của họ. Làm cách nào để chúng ta cảm thấy lòng từ bi đối với họ, và hiến tặng cho họ lòng thương yêu của chúng ta?

Khi chúng ta ghi nhớ làm điều nói trên - vì chúng ta thường-xuyên không muốn ghi nhớ - chúng ta sẽ loại-bỏ đi sự khó khăn mà tâm chúng ta thường phải đối mặt, rồi chúng ta thay đổi sự tập trung vào sự thông cảm và sự hiểu biết người khác, để rồi chúng ta hiến tặng cho họ lòng từ bi của chúng ta.

Tất nhiên, chúng ta không thật-sự loại bỏ chính-mình ra khỏi câu chuyện nầy. Chúng ta hãy còn ở đó, tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết phải ở vị trí trung tâm của câu chuyện. Thay vào đó, chúng ta tập trung nhiều hơn vào sự kết-nối với mọi người, với mọi vật, vì chúng ta hiểu được rằng mọi người đã hỗ trợ để chúng ta trở thành người tốt như ngày hôm nay, và chúng ta có thể hỗ trợ mọi người cũng như thế.

Source-Nguồn: https://zenhabits.net/centerless/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Tư 2016(Xem: 4902)
Ta bà vốn cõi mộng, do thức biến. Người đang tu chưa thể hiểu thấu, chỉ biết tin theo lời Phật để mong một lần tỉnh mộng. Cơ duyên biết mình đang mơ, tự hỏi tại sao không mơ giấc mơ vĩ đại: Siêu thoát luần hồi.
26 Tháng Tư 2016(Xem: 4599)
Hàng ngày tôi có thói quen ngồi tọa thiền và sau đó đi kinh hành. Địa điểm đi kinh hành tuyệt vời và may mắn nhất tôi có được là công viên Nghĩa Đô gần nhà. Ngày thực hành 2 lần, sáng sớm và buổi tối. Thật tuyệt vời vô cùng.
21 Tháng Tư 2016(Xem: 4663)
Đức Phật dạy chúng ta trí tuệ và yêu thương. Học là một chuyện còn ứng dụng lại là một chuyện khác. Có khi chúng ta đọc làu làu kinh Phật nhưng thực hành chưa được là bao.
20 Tháng Tư 2016(Xem: 5560)
Quảng Bình vào mùa hè, nhiệt độ không thua gì Quảng Trị, ngày 14/4/2016, tại xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, giáp ranh Quảng Trị, đã lên 41 độ, hơi nóng hừng hực cứ như cảnh vật đang nằm trong lò Bát quái.
07 Tháng Tư 2016(Xem: 4999)
Từ nhỏ tôi đã được gieo vào não câu nói “Một người làm quan - Cả họ được nhờ”. Nghe cũng có lý. Bởi bác A gần nhà tôi là một quan chức và bác ấy lôi vào nhà nước rất nhiều người họ hàng. Họ làm rất nhàn, toàn chơi, mà bổng lộc rất nhiều, tiền nong rủng rỉnh, đi đâu cũng khoe, tự hào ra mặt. Mẹ tôi bảo “Đấy con phải học đi, học thật giỏi vào để sau này cả họ được nhờ như nhà bác ấy”. Nhà tôi nghèo kiết xác, bữa ăn bữa nhịn, bữa cháo bữa khoai, có mấy khi được no bụng đâu. Thế nhưng câu nói ấy đến nay tôi không quan tâm nữa. Trong não tôi từ gần chục năm nay lại 1 câu khác vang lên “Một người biết tu - Cả họ được nhờ.“
05 Tháng Tư 2016(Xem: 4589)
- Pháp Tất, Pháp Đăng, Pháp Bảo và mấy chú chia nhau đi tìm chung quanh, mẹ đứa bé chắc vẫn còn núp ở đâu đây thôi! Thầy trụ trì nói to. Tiếng khóc nức nở của đứa bé mới đây, vậy mà khi vừa nhìn thấy thầy trụ trì và mọi người đến là im thin thít, mở tròn hai mắt nhìn thầy một cách chăm chú.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5419)
Từ một quán cà-phê chung quanh phủ đầy băng tuyết trên cao nguyên lạnh lẽo British Columbia Icefield, tôi đọc tin về những trận bão lụt miền Trung nơi quê nhà. Tôi dừng lại trước một tấm hình màu xám chụp cảnh một hàng cây trên con đường ven biển đang oằn mình trong gió bão.
28 Tháng Ba 2016(Xem: 5460)
Những ngọn gió cuối mùa (hay đầu mùa?) đi ngang vườn cây vừa đơm lá mới. Những cánh hoa rơi còn vương vãi nơi này nơi kia, dưới những gốc cây lớn, nhỏ. Thỉnh thoảng, bụi và rác tung mù mịt theo gió. Gió qua rồi, rác nằm im, mà bụi hãy còn lơ lửng trong không.
25 Tháng Ba 2016(Xem: 5237)
- Dậy dậy...Huynh ơi! Pháp Bảo kêu to: - Tới giờ công phu sáng rồi kìa sư huynh Pháp Đăng. Mau dậy để còn chuẩn bị đi học sớm, hôm nay là ngày đầu tuần khai giảng làm lễ chào cờ nữa đó. À! Huynh là lớp trưởng nên phải càng đến sớm hơn để làm gương "mở hàng" đầu năm học á nha.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 6829)
Sao con người phải nhớ những gì muốn quên. Sao tôi không thể xóa chỗi ngày đã thuộc về ký ức xa xăm buồn tủi. Tại sao tôi không thể quên hình ảnh cha nằm đau trên giường bệnh. Làm sao tôi xóa được dáng mẹ nhỏ nhoi rớt lại khi chiếc xe chở mình lao về phía trước. Nhớ như in những buổi lũ con co ro trong tấm chăn chiên thấm lạnh, nghe tiếng động, mở mắt đã thấy ánh đèn dầu liu riu, mẹ nhẹ nhàng dắt xe đi trong hiu hắt mưa gió. Cha không làm gì chừng ấy vẫn dậy, tiễn mẹ khuất hẳn mới vào khép cửa, lặng lẽ nằm xuống thao thức.