Hãy loại bỏ chính mình ra khỏi trung tâm của câu chuyện

22 Tháng Mười 201611:04(Xem: 5248)

HÃY LOẠI BỎ CHÍNH MÌNH
RA KHỎI TRUNG TÂM CỦA CÂU CHUYỆN
Leo Babauta - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn
(Removing Ourselves From The Center Of Everything - Leo Babauta)

 

hãy loại bỏ chính mìnhKhi chúng ta có một ngày bận rộn, chúng ta tự nói chuyện với chính-mình về những gì đang xảy ra ..., và chỉ có một người duy nhất ở vị trí trung tâm trong câu chuyện nầy.

Người đó chính là chúng ta.

Khi tôi nói chuyện với chính-mình về một người ích-kỷ đã đối xử với tôi tồi tệ như thế đó, khi tôi nói chuyện với chính-mình rằng tôi cần phải trì hoãn công việc làm nầy, bởi vì tôi đã quá mệt mỏi và chẳng còn hứng thú ... tôi đang là trung tâm trong cuốn phim nầy. Đây là câu chuyện đời tôi đang diễn ra trước mặt, và tôi là trung tâm của mọi sự vật xung quanh tôi. 

Tôi tin chắc rằng bạn hiểu những gì tôi đang nói - bởi vì bạn cũng là trung tâm trong cuốn phim nói về cuộc đời bạn. Đấy là điều tự nhiên, và chuyện làm nầy chẳng có gì là sai trái cả.

Tuy nhiên, có một số điều khó khăn phát-sinh ra, khi chúng ta tự xem mình là trung tâm của vũ trụ:

- Chúng ta suy diễn các hành động của người khác như thể là các điều nầy liên quan đến chúng ta, như thể các điều nầy giúp chúng ta, hoặc là các điều nầy làm hại chúng ta ..., như thể các điều nầy hiến tặng những gì chúng ta muốn, hoặc là như thể các điều nầy cản trở những gì chúng ta muốn. Tuy nhiên, thật-sự các hành động của họ chẳng liên quan gì đến chúng ta cả - các hành động của họ chỉ liên quan đến họ, bởi vì họ đang là trung tâm trong câu chuyện của riêng họ. Khi chúng ta suy diễn các hành động của họ (mà chính-họ đang là trung tâm) qua cái ống-kính nhìn của chúng ta (mà chính-chúng-ta đang là trung-tâm), các hành động nầy chẳng có ý nghĩa gì cả, từ đó chúng ta sinh ra phiền muộn, đau đớn, và giận dữ.

- Khi có người nào đưa ra một lời phê-bình hoặc là một lời chỉ trích, chúng ta xem đó là lời nói tấn-công chúng ta ..., và chúng ta cảm thấy cần phải bảo vệ chính mình. Chúng ta nghĩ rằng, "tôi là một người tốt, và họ không nên (có ngụ ý) nói rằng tôi là người không tốt." Tuy nhiên, cách nhìn suy diễn nầy chỉ là cách mà chúng ta đặt chúng ta là trung tâm của mọi vật .... Khi chúng ta xem lời phê-bình nầy dành cho một người nào khác, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu lý do tại sao họ lại có lời phê-bình nầy, và chúng ta sẽ không còn cảm thấy như là đang phòng thủ, hoặc như là chúng ta đang bị xúc phạm.

- Chúng ta suy diễn mọi sự vật xung quanh chúng ta - thí dụ như là đường phố bị kẹt xe, phê bình về trang mạng điện tử, về các cuộc tấn công của khủng bố - như thể các điều nầy đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng, "các điều nầy quá tệ hại (cho tôi)." Tuy nhiên, khi chúng ta không đặt chúng ta vào trung tâm của câu chuyện nầy, và khi chúng ta chỉ đơn giản nghĩ rằng các điều nầy thì đang xảy ra trên thế giới, và chúng ta đang tò mò, đang cố gắng để hiểu biết các điều nầy, và các điều nầy không phải đang xảy ra cho (hoặc vì) chúng ta.

Một lần nữa, đấy là sự tự nhiên và là sự bình thường khi chúng ta suy diễn mọi sự vật theo cách nói trên ..., tuy nhiên, chúng ta cũng nên biết rằng điều suy diễn nói trên có thể gây tạo ra các trở ngại, như là gây ra sự thiếu hiểu biết, sự thiếu thông cảm, và đôi khi làm cho chúng ta mất đi hạnh phúc.

Thế thì, chúng ta phải làm gì đây?

Đầu tiên, chúng ta phải ghi nhớ câu chuyện mà chúng ta nói với chính-mình.

Tiếp theo, chúng ta biết rằng chúng ta đã đặt chính-mình ở trung tâm của câu chuyện.

Sau đó, chúng ta hãy loại bỏ chính-mình ra khỏi trung tâm của câu chuyện.

Nếu không có chúng ta, câu chuyện nầy sẽ xảy ra như thế nào? đối với tôi, câu chuyện nầy sẽ xảy ra như sau:

- Thật là một điều thú vị khi chúng ta nhìn thấy các diễn tiến của câu chuyện đang xảy ra! Chúng ta học hỏi được gì từ bài học nầy? Chúng ta hiểu biết thêm được điều gì?

- Một người-khác đang nói chuyện hoặc đang làm một điều gì đó, và điều đó (có lẽ) chỉ liên quan đến họ. Làm cách nào để chúng ta hiểu biết họ nhiều hơn?

- Khi các người nầy nói chuyện và làm các điều đó, chúng ta trông thấy các nỗi bất hạnh, và các sự khó khăn của họ. Làm cách nào để chúng ta cảm thấy lòng từ bi đối với họ, và hiến tặng cho họ lòng thương yêu của chúng ta?

Khi chúng ta ghi nhớ làm điều nói trên - vì chúng ta thường-xuyên không muốn ghi nhớ - chúng ta sẽ loại-bỏ đi sự khó khăn mà tâm chúng ta thường phải đối mặt, rồi chúng ta thay đổi sự tập trung vào sự thông cảm và sự hiểu biết người khác, để rồi chúng ta hiến tặng cho họ lòng từ bi của chúng ta.

Tất nhiên, chúng ta không thật-sự loại bỏ chính-mình ra khỏi câu chuyện nầy. Chúng ta hãy còn ở đó, tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết phải ở vị trí trung tâm của câu chuyện. Thay vào đó, chúng ta tập trung nhiều hơn vào sự kết-nối với mọi người, với mọi vật, vì chúng ta hiểu được rằng mọi người đã hỗ trợ để chúng ta trở thành người tốt như ngày hôm nay, và chúng ta có thể hỗ trợ mọi người cũng như thế.

Source-Nguồn: https://zenhabits.net/centerless/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 5418)
Mấy tháng nay, Chú Pháp Đăng lúc nào cũng ngồi một mình trầm tư ngay gốc cây Sala ở phía trước chùa sau những thời kinh Tịnh Độ.
05 Tháng Tư 2016(Xem: 5415)
Tiếng gọi của Pháp Bảo: - Sư huynh Pháp Đăng vào cho thầy trụ trì gặp. Đã làm cho Pháp Đăng giật mình với hơi chút lo âu đã hiện rõ trên khuôn mặt, khi những ý niệm được liên tục phát khởi cho những suy luận và loại trừ của vấn đề đang phải đối diện: - Bức thư của Cái Út mà làm sao thầy biết được hay chuyện gì khác. Pháp Đăng nói thầm.
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 8719)
Truyện này có một tựa đề rất là phim bộ Hàn Quốc. Tác giả đã nghĩ tới các tựa đề khác cho nhẹ nghiệp tình -- thí dụ như “Tay Ai Chưa Nắm Một Lần” hay “Dây Chuông Ai Níu Bên Trời” – thì lại rất là cải lương, và chẳng hấp dẫn tí nào. Truyện này có thể có vài dị bản khác nhau. Nguyên khởi là viết cho Báo Xuân Việt Báo theo nhu cầu phải có chất lãng mạn thế gian.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 5948)
Ông Đạo Chuối nói tới đây thì nước mắt rưng rưng, gượng cười nhè nhẹ: ‘Tóm lại, cần nhứt là cái tâm, tâm còn động, còn để buồn vui, tham giận mê hướng dẫn mình là điều nên tránh. Tâm phải tịnh.’ Rồi ông ngâm nga: Viên thục mã thuần mới thoát trần, / Công thành hạnh mãn thấy Chơn Như.’
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 6189)
Những ngày cuối năm dần qua, nhưng những bước động âm thầm ấy dường như dừng lại đối với một số Phật Tử tại Adelaide, những người có duyên dự những buổi giảng của Hòa Thượng Giới Đức – Minh Đức Triều Tâm Ảnh: một thiền sư, một học giả, một nhà văn, nhà thơ, nhà thư pháp, cầm kỳ thi họa uyên thâm.
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5766)
Bố mẹ tôi luôn kể về những năm tháng đói ăn, thiếu mặc của ngày xưa. Tôi nghe nhiều lần lắm rồi. Rằng có củ khoai, củ sắn ăn là mừng lắm. Rồi có chiếc áo ấm hay chiếc chăn đắp là niềm vui khôn nguôi. Nghe kể mà tôi thấy khó tưởng tượng ra.
26 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6141)
Buổi sáng mùa đông băng tuyết, yên tĩnh, thanh khiết, Tuấn ngồi làm việc tại bộ Tài Nguyên của tiểu bang Oregon. Đang chỉnh sửa các ứng dụng tin học, tiếng điện thoại reng, người bạn Hoa Kỳ tên Rob sinh hoạt trong câu lạc bộ Tibetan Friendship (Liên Hữu Tây Tạng) ở lầu dưới gọi lên:
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7314)
Một Cõi Đi Về được hiểu nhiều cách khác nhau, phổ biến nhất là Cõi Chết, theo nghĩa của “sinh ký tử quy”, sống gửi thác về”. Một ý nghĩa khác là “kiếp nhân sinh”, cũng giống như “trăm năm trong cõi người ta” của Nguyễn Du vậy. Trong bài tản mạn này, xin được có thêm một góc nhìn mới về “cõi” này: cốt lõi thực sự của tâm (phục bổn hoàn nguyên) hay bộ mặt thanh tịnh của tâm (bản lai diện mục), và nói theo cách riêng của Trịnh là “vẻ nguyên vẹn” của cội nguồn tâm hay “trở về với Phật tính trong cõi riêng của mình”.