Hãy loại bỏ chính mình ra khỏi trung tâm của câu chuyện

22 Tháng Mười 201611:04(Xem: 5249)

HÃY LOẠI BỎ CHÍNH MÌNH
RA KHỎI TRUNG TÂM CỦA CÂU CHUYỆN
Leo Babauta - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn
(Removing Ourselves From The Center Of Everything - Leo Babauta)

 

hãy loại bỏ chính mìnhKhi chúng ta có một ngày bận rộn, chúng ta tự nói chuyện với chính-mình về những gì đang xảy ra ..., và chỉ có một người duy nhất ở vị trí trung tâm trong câu chuyện nầy.

Người đó chính là chúng ta.

Khi tôi nói chuyện với chính-mình về một người ích-kỷ đã đối xử với tôi tồi tệ như thế đó, khi tôi nói chuyện với chính-mình rằng tôi cần phải trì hoãn công việc làm nầy, bởi vì tôi đã quá mệt mỏi và chẳng còn hứng thú ... tôi đang là trung tâm trong cuốn phim nầy. Đây là câu chuyện đời tôi đang diễn ra trước mặt, và tôi là trung tâm của mọi sự vật xung quanh tôi. 

Tôi tin chắc rằng bạn hiểu những gì tôi đang nói - bởi vì bạn cũng là trung tâm trong cuốn phim nói về cuộc đời bạn. Đấy là điều tự nhiên, và chuyện làm nầy chẳng có gì là sai trái cả.

Tuy nhiên, có một số điều khó khăn phát-sinh ra, khi chúng ta tự xem mình là trung tâm của vũ trụ:

- Chúng ta suy diễn các hành động của người khác như thể là các điều nầy liên quan đến chúng ta, như thể các điều nầy giúp chúng ta, hoặc là các điều nầy làm hại chúng ta ..., như thể các điều nầy hiến tặng những gì chúng ta muốn, hoặc là như thể các điều nầy cản trở những gì chúng ta muốn. Tuy nhiên, thật-sự các hành động của họ chẳng liên quan gì đến chúng ta cả - các hành động của họ chỉ liên quan đến họ, bởi vì họ đang là trung tâm trong câu chuyện của riêng họ. Khi chúng ta suy diễn các hành động của họ (mà chính-họ đang là trung tâm) qua cái ống-kính nhìn của chúng ta (mà chính-chúng-ta đang là trung-tâm), các hành động nầy chẳng có ý nghĩa gì cả, từ đó chúng ta sinh ra phiền muộn, đau đớn, và giận dữ.

- Khi có người nào đưa ra một lời phê-bình hoặc là một lời chỉ trích, chúng ta xem đó là lời nói tấn-công chúng ta ..., và chúng ta cảm thấy cần phải bảo vệ chính mình. Chúng ta nghĩ rằng, "tôi là một người tốt, và họ không nên (có ngụ ý) nói rằng tôi là người không tốt." Tuy nhiên, cách nhìn suy diễn nầy chỉ là cách mà chúng ta đặt chúng ta là trung tâm của mọi vật .... Khi chúng ta xem lời phê-bình nầy dành cho một người nào khác, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu lý do tại sao họ lại có lời phê-bình nầy, và chúng ta sẽ không còn cảm thấy như là đang phòng thủ, hoặc như là chúng ta đang bị xúc phạm.

- Chúng ta suy diễn mọi sự vật xung quanh chúng ta - thí dụ như là đường phố bị kẹt xe, phê bình về trang mạng điện tử, về các cuộc tấn công của khủng bố - như thể các điều nầy đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng, "các điều nầy quá tệ hại (cho tôi)." Tuy nhiên, khi chúng ta không đặt chúng ta vào trung tâm của câu chuyện nầy, và khi chúng ta chỉ đơn giản nghĩ rằng các điều nầy thì đang xảy ra trên thế giới, và chúng ta đang tò mò, đang cố gắng để hiểu biết các điều nầy, và các điều nầy không phải đang xảy ra cho (hoặc vì) chúng ta.

Một lần nữa, đấy là sự tự nhiên và là sự bình thường khi chúng ta suy diễn mọi sự vật theo cách nói trên ..., tuy nhiên, chúng ta cũng nên biết rằng điều suy diễn nói trên có thể gây tạo ra các trở ngại, như là gây ra sự thiếu hiểu biết, sự thiếu thông cảm, và đôi khi làm cho chúng ta mất đi hạnh phúc.

Thế thì, chúng ta phải làm gì đây?

Đầu tiên, chúng ta phải ghi nhớ câu chuyện mà chúng ta nói với chính-mình.

Tiếp theo, chúng ta biết rằng chúng ta đã đặt chính-mình ở trung tâm của câu chuyện.

Sau đó, chúng ta hãy loại bỏ chính-mình ra khỏi trung tâm của câu chuyện.

Nếu không có chúng ta, câu chuyện nầy sẽ xảy ra như thế nào? đối với tôi, câu chuyện nầy sẽ xảy ra như sau:

- Thật là một điều thú vị khi chúng ta nhìn thấy các diễn tiến của câu chuyện đang xảy ra! Chúng ta học hỏi được gì từ bài học nầy? Chúng ta hiểu biết thêm được điều gì?

- Một người-khác đang nói chuyện hoặc đang làm một điều gì đó, và điều đó (có lẽ) chỉ liên quan đến họ. Làm cách nào để chúng ta hiểu biết họ nhiều hơn?

- Khi các người nầy nói chuyện và làm các điều đó, chúng ta trông thấy các nỗi bất hạnh, và các sự khó khăn của họ. Làm cách nào để chúng ta cảm thấy lòng từ bi đối với họ, và hiến tặng cho họ lòng thương yêu của chúng ta?

Khi chúng ta ghi nhớ làm điều nói trên - vì chúng ta thường-xuyên không muốn ghi nhớ - chúng ta sẽ loại-bỏ đi sự khó khăn mà tâm chúng ta thường phải đối mặt, rồi chúng ta thay đổi sự tập trung vào sự thông cảm và sự hiểu biết người khác, để rồi chúng ta hiến tặng cho họ lòng từ bi của chúng ta.

Tất nhiên, chúng ta không thật-sự loại bỏ chính-mình ra khỏi câu chuyện nầy. Chúng ta hãy còn ở đó, tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết phải ở vị trí trung tâm của câu chuyện. Thay vào đó, chúng ta tập trung nhiều hơn vào sự kết-nối với mọi người, với mọi vật, vì chúng ta hiểu được rằng mọi người đã hỗ trợ để chúng ta trở thành người tốt như ngày hôm nay, và chúng ta có thể hỗ trợ mọi người cũng như thế.

Source-Nguồn: https://zenhabits.net/centerless/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Bảy 2016(Xem: 5429)
28 Tháng Năm 2016(Xem: 5682)
Tôi nhớ rất rõ năm 1973, kỳ thi tuyển vào trung học (lớp Sáu) được tổ chức rất nghiêm ngặt. Cảnh sát gác vòng trong vòng ngoài. Phụ huynh các thí sinh thì nôn nóng, hồi hộp tụ tập rất đông bên ngoài cổng trường. Nội dung thi bao gồm 8 môn học, coi như học môn nào thi đủ môn ấy, hình như chỉ miễn môn thủ công hay nhạc, thể dục,...Nếu thi trượt, thí sinh sẽ phải ghi danh học các trường tư thục tư nhân hoặc của các tổ chức tôn giáo như trường Bồ Đề( Phật giáo), Thiên Hựu( Công giáo), v.v...
11 Tháng Năm 2016(Xem: 6239)
Trên bầu trời âm nhạc Việt Nam, Trịnh Công Sơn đã, đang và chắc chắn sẽ là một ngôi sao sáng mãi. Những bài hát bất tử về “quê hương, tình yêu và thân phận” của “người hát rong qua nhiều thế hệ” này vẫn mãi là nguồn cảm hứng bất tận cho những tâm hồn yêu thích chiều sâu triết lý nhân sinh, muốn tìm được ý nghĩa và mục đích sống đích thực.
05 Tháng Năm 2016(Xem: 5617)
Tôi sinh ra ở xã Đông Hòa, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Tôi lớn lên ở đó và đến 13 tuổi mới chuyển về Hà Nội sống và học tập. Vậy mà tôi vẫn đau đáu hướng về quê tôi. Cả xã Đông Hòa của chúng tôi chỉ có 1 ngôi chùa nhưng do một ông thầy cúng phụ trách. 2 xã trên là Đông Thọ và Đông Dương cũng có 2 ngôi chùa nhưng lại vẫn không có nhà sư. Vậy nên, hồi nhỏ, tôi có được thực sự đến chùa bao giờ đâu.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5703)
Đây là một bài viết ngắn, tóm tắt quan điểm và nhận định của riêng tôi về những vấn đề thường thấy đem ra thảo luận trên các diễn đàn Phật giáo. Viết ra để chia sẻ và cũng là một dịp tốt để cô đọng lại những gì mình đã tìm tòi, suy tư, trải nghiệm trong thời gian qua. Hoàn toàn không có ý chê bai, phê bình người khác, mà cũng không có ý bênh vực, biện minh cho con đường của mình.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5355)
Tuấn vẫn thích chủ đề này; đầu óc rối bù, càng đọc tụng, càng mờ mịt. Từ ngày vô tình tìm thấy cuốn sách "bước đầu học Phật" trên ngăn kệ sách trong tiệm bán sách cũ, như vớ được của quý, ngấu nghiến đọc.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5726)
“Tay thầy trong tay con” là cuốn sách tôi nghiền ngẫm cả tuần nay. Đọc và nghĩ. Đọc và ngẫm. Ngẫm về mình, về Thầy, về cuộc đời, về sự vi diệu của Phật Pháp. Tôi như bừng tỉnh. Tôi như đổi đời. Xung quanh tôi bao người đang thay dổi mỗi ngày.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 6078)
Trong kinh Lăng Nghiêm, ở chương Đại Thế Chí Niệm Phật, ta được học rằng trong khi mẹ nhớ con và đi tìm con, nếu con cũng nhớ mẹ và đi tìm mẹ thì thế nào mẹ và con cũng tìm được nhau và hai mẹ con sẽ không bao giờ xa nhau. Điều này cũng đúng với liên hệ thầy và đệ tử: nếu thầy có chủ tâm đi tìm đệ tử trong khi đệ tử cũng có chủ tâm đi tìm thầy thì chắc chắn là thầy và đệ tử sẽ gặp nhau. Thầy tìm được con thì thầy nắm tay con để đi trên con đường thực tập, con trở thành thầy và thầy có trong con. Và như thế trong tay con đã có tay thầy.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 5012)
Ngày 23 và 24 tháng 4 năm 2016, tại Thiền viện Quảng Đức - 294 Công Lý, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi tập huấn lần thứ 2 của Ban Thông Tin Truyền Thông Phật giáo, do HT. Thích Gia Quang, Trưởng Ban TTTT tổ chức.