Hãy loại bỏ chính mình ra khỏi trung tâm của câu chuyện

22 Tháng Mười 201611:04(Xem: 5205)

HÃY LOẠI BỎ CHÍNH MÌNH
RA KHỎI TRUNG TÂM CỦA CÂU CHUYỆN
Leo Babauta - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn
(Removing Ourselves From The Center Of Everything - Leo Babauta)

 

hãy loại bỏ chính mìnhKhi chúng ta có một ngày bận rộn, chúng ta tự nói chuyện với chính-mình về những gì đang xảy ra ..., và chỉ có một người duy nhất ở vị trí trung tâm trong câu chuyện nầy.

Người đó chính là chúng ta.

Khi tôi nói chuyện với chính-mình về một người ích-kỷ đã đối xử với tôi tồi tệ như thế đó, khi tôi nói chuyện với chính-mình rằng tôi cần phải trì hoãn công việc làm nầy, bởi vì tôi đã quá mệt mỏi và chẳng còn hứng thú ... tôi đang là trung tâm trong cuốn phim nầy. Đây là câu chuyện đời tôi đang diễn ra trước mặt, và tôi là trung tâm của mọi sự vật xung quanh tôi. 

Tôi tin chắc rằng bạn hiểu những gì tôi đang nói - bởi vì bạn cũng là trung tâm trong cuốn phim nói về cuộc đời bạn. Đấy là điều tự nhiên, và chuyện làm nầy chẳng có gì là sai trái cả.

Tuy nhiên, có một số điều khó khăn phát-sinh ra, khi chúng ta tự xem mình là trung tâm của vũ trụ:

- Chúng ta suy diễn các hành động của người khác như thể là các điều nầy liên quan đến chúng ta, như thể các điều nầy giúp chúng ta, hoặc là các điều nầy làm hại chúng ta ..., như thể các điều nầy hiến tặng những gì chúng ta muốn, hoặc là như thể các điều nầy cản trở những gì chúng ta muốn. Tuy nhiên, thật-sự các hành động của họ chẳng liên quan gì đến chúng ta cả - các hành động của họ chỉ liên quan đến họ, bởi vì họ đang là trung tâm trong câu chuyện của riêng họ. Khi chúng ta suy diễn các hành động của họ (mà chính-họ đang là trung tâm) qua cái ống-kính nhìn của chúng ta (mà chính-chúng-ta đang là trung-tâm), các hành động nầy chẳng có ý nghĩa gì cả, từ đó chúng ta sinh ra phiền muộn, đau đớn, và giận dữ.

- Khi có người nào đưa ra một lời phê-bình hoặc là một lời chỉ trích, chúng ta xem đó là lời nói tấn-công chúng ta ..., và chúng ta cảm thấy cần phải bảo vệ chính mình. Chúng ta nghĩ rằng, "tôi là một người tốt, và họ không nên (có ngụ ý) nói rằng tôi là người không tốt." Tuy nhiên, cách nhìn suy diễn nầy chỉ là cách mà chúng ta đặt chúng ta là trung tâm của mọi vật .... Khi chúng ta xem lời phê-bình nầy dành cho một người nào khác, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu lý do tại sao họ lại có lời phê-bình nầy, và chúng ta sẽ không còn cảm thấy như là đang phòng thủ, hoặc như là chúng ta đang bị xúc phạm.

- Chúng ta suy diễn mọi sự vật xung quanh chúng ta - thí dụ như là đường phố bị kẹt xe, phê bình về trang mạng điện tử, về các cuộc tấn công của khủng bố - như thể các điều nầy đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng, "các điều nầy quá tệ hại (cho tôi)." Tuy nhiên, khi chúng ta không đặt chúng ta vào trung tâm của câu chuyện nầy, và khi chúng ta chỉ đơn giản nghĩ rằng các điều nầy thì đang xảy ra trên thế giới, và chúng ta đang tò mò, đang cố gắng để hiểu biết các điều nầy, và các điều nầy không phải đang xảy ra cho (hoặc vì) chúng ta.

Một lần nữa, đấy là sự tự nhiên và là sự bình thường khi chúng ta suy diễn mọi sự vật theo cách nói trên ..., tuy nhiên, chúng ta cũng nên biết rằng điều suy diễn nói trên có thể gây tạo ra các trở ngại, như là gây ra sự thiếu hiểu biết, sự thiếu thông cảm, và đôi khi làm cho chúng ta mất đi hạnh phúc.

Thế thì, chúng ta phải làm gì đây?

Đầu tiên, chúng ta phải ghi nhớ câu chuyện mà chúng ta nói với chính-mình.

Tiếp theo, chúng ta biết rằng chúng ta đã đặt chính-mình ở trung tâm của câu chuyện.

Sau đó, chúng ta hãy loại bỏ chính-mình ra khỏi trung tâm của câu chuyện.

Nếu không có chúng ta, câu chuyện nầy sẽ xảy ra như thế nào? đối với tôi, câu chuyện nầy sẽ xảy ra như sau:

- Thật là một điều thú vị khi chúng ta nhìn thấy các diễn tiến của câu chuyện đang xảy ra! Chúng ta học hỏi được gì từ bài học nầy? Chúng ta hiểu biết thêm được điều gì?

- Một người-khác đang nói chuyện hoặc đang làm một điều gì đó, và điều đó (có lẽ) chỉ liên quan đến họ. Làm cách nào để chúng ta hiểu biết họ nhiều hơn?

- Khi các người nầy nói chuyện và làm các điều đó, chúng ta trông thấy các nỗi bất hạnh, và các sự khó khăn của họ. Làm cách nào để chúng ta cảm thấy lòng từ bi đối với họ, và hiến tặng cho họ lòng thương yêu của chúng ta?

Khi chúng ta ghi nhớ làm điều nói trên - vì chúng ta thường-xuyên không muốn ghi nhớ - chúng ta sẽ loại-bỏ đi sự khó khăn mà tâm chúng ta thường phải đối mặt, rồi chúng ta thay đổi sự tập trung vào sự thông cảm và sự hiểu biết người khác, để rồi chúng ta hiến tặng cho họ lòng từ bi của chúng ta.

Tất nhiên, chúng ta không thật-sự loại bỏ chính-mình ra khỏi câu chuyện nầy. Chúng ta hãy còn ở đó, tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết phải ở vị trí trung tâm của câu chuyện. Thay vào đó, chúng ta tập trung nhiều hơn vào sự kết-nối với mọi người, với mọi vật, vì chúng ta hiểu được rằng mọi người đã hỗ trợ để chúng ta trở thành người tốt như ngày hôm nay, và chúng ta có thể hỗ trợ mọi người cũng như thế.

Source-Nguồn: https://zenhabits.net/centerless/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Chín 2016(Xem: 5223)
23 Tháng Chín 2016(Xem: 5749)
13 Tháng Chín 2016(Xem: 5657)
26 Tháng Tám 2016(Xem: 7751)
23 Tháng Tám 2016(Xem: 6011)
Khí hậu mùa hè cực nóng và khô dễ gây hỏa hoạn tại nhiều tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ. Cả miền Nam và Bắc California năm nay bị cháy rừng liên tục mấy vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, thiêu rụi nhiều ngàn mẫu rừng và hàng trăm ngôi nhà. Đã có nhiều gia đình bị buộc phải di tản trước khi lửa cháy đến khu gia cư của họ. Điều khó tin là một trong các vụ cháy rừng ở miền Bắc California lại do một người đàn ông cố ý phóng hỏa. Trong khi các tin tức về Thế vận hội Olympic tại Rio, Brazil, cũng như chuyện bầu cử ở nước nọ nước kia, hay chuyện Pokémon Go… được đưa lên đầu trang các báo và đài, thì chuyện hỏa hoạn phá hoại môi sinh trong một tiểu bang bị hạn hán kéo dài, dường như chỉ là tin tức thông thường ít người quan tâm, trừ khi cơn lửa cháy đến gần khu vực của họ.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5761)
Tôi lớn lên trong làn hương Phật tự. Mấy chục năm dài những tưởng chỉ có một phương trời Cổ Ấn trong lòng, nhưng hình như không phải chỉ có vậy. Tự chỗ sâu kín nhất của một trái tim đầy ắp phàm tình, thực ra vẫn còn đó một góc riêng thật độc lập cho cái gọi là tình quê.
26 Tháng Bảy 2016(Xem: 5944)
09 Tháng Bảy 2016(Xem: 6233)
Tại 1 trong 4 cuốn sách nổi tiếng của ni sư Ayya Khema người Đức mà tôi rất yêu kính “Khi nào chim sắt bay” (3 cuốn còn lại là “Vô ngã vô ưu”, “Tôi là ai” và “Ốc đảo tự thân”, trong đó có cuốn “Vô ngã vô ưu” của ni sư được giải thưởng sách tôn giáo hay nhất thế giới mà cá nhân tôi đã đọc nhiều lần, cả bản tiếng Anh “Being nobody, going nowhere” và tiếng Việt), chúng ta được đọc những dòng chữ tiên đoán từ hai ngàn năm về trước rằng, khi nào chim sắt bay và ngựa chạy trên 4 bánh xe thì Đạo Phật sẽ lan tỏa sang phương tây. Những ngôn từ này luôn in sâu trong tâm tôi ngay từ lần đầu tiên tôi đọc được cách đây hơn chục năm đến tận bây giờ.
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 7522)
Sau 40 năm xa quê hương, năm 2005, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trở về Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên tôi may mắn được gặp Thầy. Tiếp đó 2 lần tiếp theo Thầy lại được về với đất Việt thân yêu của chúng ta là vào các năm 2007 và 2008. Thế rồi từ đó thiền sư Thích Nhất Hạnh không còn được về Việt Nam nữa. Tiếc thay! Từ sau năm 2008, những ai muốn gặp Thầy phải sang các nước châu Âu hay Mỹ, Nhật, Úc,… Tôi may mắn được bên Thầy lần thứ 4 vào năm 2013 tại Làng Mai Thái Lan. Đó là lần may mắn hiếm có cho những người con Việt đang sống ở đất nước Việt Nam được gặp Thầy. Bởi nơi gần nhất, gần Việt Nam mình nhất mà có thể gặp được Thầy là Thái Lan. Có mấy ai có đủ điều kiện và cơ hội để qua Mỹ qua Pháp… gặp Thầy Nhất Hạnh đâu!