Phụ Luc I: Tham Đồng Khế - Thạch Đầu Hy Thiên

14 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 7498)

THIÊN KHI NHƯ HUYỄN bình
ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch
TIẾNG SÁO THÉP
(100 CÔNG ÁN THIỀN)

Phụ Luc I:
Tham Đồng Khế
Thạch Đầu Hy Thiên
 

Trúc thổ đại tiên tâm, Tâm đại tiên Thiên trúc,

Đông Tây mật tương phó Bí mật Đông Tây trao.

Nhân căn hữu lợi độn, Trí người có nhanh chậm,

Đạo vô nam bắc tổ. Đạo Tổ không bắc nam.

 

Linh nguyên minh kiểu khiết, Nguồn linh sáng tinh khiết,

Chi phái ám lưu chú. Chi nhánh chảy âm u.

Chấp sự nguyên thị mê, Bám theo vật là mê

Khế lý diệc phi ngộ. Hiểu lí chưa phải ngộ.

 

Môn môn nhất thiết cảnh, Cửa cửa, tất cả cảnh

Hồi hỗ bất hồi hỗ. Trợ nhau, chẳng trợ nhau.

Hồi nhi cánh tương thiệp, Trợ nhau nên giao thiệp,

Bất nhĩ y lập trụ. Nếu không, tự trụ riêng.

 

Sắc bổn thù chất tượng, Sắc vốn khác hình chất

Thanh nguyên dị lạc khổ. Thanh không giống khổ vui.

Ám hợp thượng trung ngôn, Lời cao, vừa ám hợp,

Minh minh thanh trọc cú. Câu trong đục rõ ràng. 

 

Tứ đại tánh tự phục, Bốn đại tự về tánh,

Như tử đắc kỳ mẫu. Như con được mẹ hiền.

Hoả nhiệt, phong động diêu, Lửa nóng, gió dao động,

Thuỷ thấp, địa kiên cố. Nước ướt, đất vững bền.

 

Nhãn sắc, nhĩ âm thanh, Mắt sắc, tai âm thanh,

Tị hương, thiệt hàm thố. Mũi hương, lưỡi chua mặn.

Nhiên y nhất nhất pháp, Pháp pháp vốn y nhiên,

Y căn diệp phân bố. Lá phân ra từ gốc.

 

Bản mạt tu qui tông, Gốc ngọn đều về cội,

Tôn ti dụng kỳ ngữ. Cao thấp dùng lời riêng.

Đương minh trung hữu ám, Trong sáng kia có tối,

Vật dĩ ám tương đổ. Chớ lấy tối thấy nhau.

 

Minh ám các tương đối, Sáng tối đều tương đối,

Tỉ như tiền hậu bộ. Ví như bước trước sau.

Vạn vật tự hữu công, Mỗi vật đều có công,

Đương ngôn dụng cập xử. Dùng lời phải đúng chỗ.

 

Sự tồn hàm cái hợp, Sự như nắp vừa hộp,

Lí ứng tiễn phong trụ. Lí như tên chạm nhau.

Thừa ngôn tu hội tông, Theo lời hiểu tông chỉ,

Vật tự lập qui củ. Chớ lập qui củ riêng.

 

Xúc mục bất hội đạo, Chạm mắt không thấy đạo,

Vận thị ma tri lộ. Làm sao biết đường đi?

Tiến thiệp phi cận viễn, Bước tới chẳng gần xa,

Mê cách sơn hà cố. Mê thì sông núi cách.

 

Cẩn bạch tham huyền nhân, Nhắn nhủ người tham học

Quang âm mạc hư độ. Ngày đêm chớ luống qua.



* Các Phụ Lục I & II tuy được nhắc đến như không có trong bản văn tiếng Anh. Hai bản văn Thiền này rất quan thiết cho người tham học. Để độc giả có thêm tài liệu tham khảo, chúng tôi dịch cả hai từ Hán văn sang tiếng Việt, có kèm theo âm Hán - Việt, và cho vào đây. (Người dịch).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 11705)
Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa? Nếu học Phật pháp theo kiểu lật từng trang kinh này qua trang kinh nọ, hay là nhai từng lời của những vị Tổ này đến những vị Tổ nọ, hoặc là nghe buổi giảng này đến buổi giảng kia v.v… thì quý vị có thấy chân giáo pháp không? Mà nếu không thấy thì nghe giảng để làm chi? Cho nên đây phải nhớ: giảng giải là chỉ nói về pháp thôi !
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13427)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
27 Tháng Sáu 2014(Xem: 7420)
Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 8056)
Trong một quyển sách mới nhất của học giả người Pháp Alain Grosrey, dày hơn 900 trang, tựa là Quyển sách lớn về Phật giáo (Le Grand livre du Bouddhisme, Nhà Xuất bản Albin Michel), phát hành vào cuối năm 2007, có thuật lại một cuộc tranh biện giữa một thiền sư Hàn Quốc và một đại sư Tây Tạng như sau: