Thiên Khi Như Huyễn Nói Về Thiền Đường Của Mình

14 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 6833)

THIÊN KHI NHƯ HUYỄN bình
ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch
TIẾNG SÁO THÉP
(100 CÔNG ÁN THIỀN)

THIÊN KHI NHƯ HUYỄN NÓI

VỀ THIỀN ĐƯỜNG CỦA MÌNH

 

 

 Chư vị Bồ-tát:

 Ban đầu chỗ này được một số đạo hữu chọn làm chỗ trú cho tăng nhân Phật giáo. Lý tưởng của tôi, là tăng nhân Phật giáo là phải không có chỗ thường trú để ở, mà làm một cuộc hành hương như đám mây, một mình trôi nổi tự do trên bầu trời. Mặc dù tôi đã ở lại nơi này hai năm và năm tháng, tôi luôn luôn tự xem mình là một người hành hương trên chuyến du hành, biến mỗi ngày thành một cái trạm. Vì nó là cái trạm, tôi không lo lắng cho ngày mai. Nó là hôm nay tôi đang sống với lòng biết ơn. Sự hối tiếc của tôi có thể làm được gì cho ngày hôm qua? Nếu tôi phải ra đi dài hạn, một hay nhiều tăng nhân khác có thể ở lại trong chỗ trú này, tạm thời như tôi vậy. Chừng nào đạo lý về Vô thường còn được tu tập, thì chỗ tạm trú này vẫn còn là cái nhà Phật giáo. Sự thật, tôi đang qua đời mỗi ngày. Những gì quí vị thấy về tôi hôm qua, sẽ không thể thấy lại hôm nay nữa. Ngày quí vị sẽ gặp lại một người trông giống Thiên Khi, nhưng y chẳng phải là Thiên Khi quí vị gặp hôm nay. Bao lâu quí vị còn sống trong hiểu biết về đạo lý Vô ngã, thì quan hệ của chúng ta vẫn là quan hệ Phật giáo. 

 Nếu có ai trong quí vị muốn dời thiền đường của chúng ta đến một địa điểm khác để tăng thêm dễ chịu và thoải mái, tức là người ấy đang bám vào mê hoặc chẳng phải Phật giáo gì cả. Người Phật tử chân chính không bao giờ cải đạo. Tôi không yêu cầu quí vị đến chỗ này; Phật tánh của qui vị hướng dẫn quí vị đến đây. Nếu một địa điểm mới và một căn nhà tốt hơn sẽ hấp dẫn nhiều người hơn, những cái đó dùng làm gì nếu trong chính chúng ta không có tinh thần Phật giáo? Một số người có thể nói họ thỏa mãn với địa điểm và ngôi nhà này, nhưng vì những người xa lạ chúng ta phải làm cho nó hấp dẫn hơn. Thế giới này chẳng là gì cả mà chỉ những hiện tượng bất mãn. Bất cứ đi chỗ nào người ta cũng phải đối diện với một thứ đau khổ nào đó. Đây là đạo lý về Khổ mà Phật nhiều lần nhấn mạnh. Những ai đến vì dễ chịu và thoải mái sẽ không bao giờ thỏa mãn trong căn nhà Phật giáo. Ngay từ đầu họ đã không thuộc về chỗ này, như vậy tại sao chúng ta phải cố gắng lôi cuốn họ? Căn nhà này chỉ là chỗ trú tạm thời cho tăng nhân Phật giáo, và quí vị, những người khách vinh dự của chúng tôi, nên cảm thấy cần phải theo các nguyên tắc của nó. Nếu quí vị muốn thiền định, tôi sẽ cùng quí vị tham gia thiền định. Nếu quí vị muốn nghiên cứu kinh điển, tôi sẽ giúp quí vị học kinh điển. Nếu quí vị muốn phát nguyện giữ giới, tôi sẽ truyền giới cho quí vị làm tăng, làm ni, làm nam cư sĩ hay nữ cư sĩ, và sẽ nhiệt thành sống cuộc sống đạo Phật với quí vị. Nếu quí vị muốn tặng của bố thí vật chất hay phi vật chất, các tăng nhân ấy sẽ nhận với danh nghĩa Thí ba-la-mật. Quí vị không cần lo lắng hạt giống từ thiện của quí vị được trồng như thế nào và ở đâu. Cứ cho và quên đi. Đây là cách duy trì Tăng già, nhóm Phật tử thực tiễn. Không một vị khách nào của căn nhà Phật giáo phải lo lắng về sự truyền bá giáo lý và duy trì phong trào. Thì giờ của ông ta nên tận dụng trong thiền định, hiểu kinh điển, và thực hành những điều ông ta đang học trong thế giới này. Đây là tinh thần Phật giáo chân chính mà qua đó Phật sẽ tồn tại trong nhân loại với hình thức đúng đắn của nó.

 Dĩ nhiên, tôi không phản đối quí vị bắt đầu phong trào riêng của quí vị với sự hiểu biết mà quí vị đã đạt được, nhưng khi quí vị đến thiền đường này, tôi mong quí vị là Ộhội viên im lặngỢ của Thiền. Hãy vứt đi những quan niệm về dạy người khác và hiến mình tham học - có một ngàn bảy trăm công án để vượt qua. Có năm ngàn kinh sách Phật giáo bằng các ngôn ngữ châu Âu cần quí vị đọc. Còn về giác ngộ, một khi quí vị nghĩ rằng mình đã đạt được cái gì đó là quí vị sẽ thấy mình ở dưới xa vạn dặm và phải bắt đầu lại từ dưới đáy.

 Tôi nói cho quí vị nghe điều này một cách trang nghiêm như thế là vì tôi muốn quí vị đạt giác ngộ chân thực của Phật giáo. Có nhiều giáo lý từ Đông phương đến đây, nhưng không một giáo lý nào có thể đưa quí vị đến sự giác ngộ chân chính, giải thoát chân chính, trừ Phật giáo Thiền tông. Các giáo lý ấy có thể làm cho quí vị thỏa mãn các dục vọng thế gian mà họ gọi là thành tựu tâm linh, nhưng chúng sẽ không đưa quí vị đến giai đoạn Niết bàn cao nhất; quí vị sẽ rơi trở lại xuống trần giới như mũi tên bắn lên trời khi hết đà liền rơi xuống đất. Những gì tôi nói là âm vang trí tuệ của thầy tôi, những gì thầy tôi nói cho tôi là trí tuệ của thầy ông ta. Chúng ta có thể truy nguyên trực tiếp qua lịch sử bảy mươi chín thế hệ các sư cho đến Phật Thích-ca Mâu-ni. Tôi sẽ nói cho quí vị biết làm sao tự mình theo giữ qui củ khi quí vị sẵn sàng tu tập thiền định. Tôi có thể cống hiến quí vị bài pháp dài hơn nhưng cho đến khi nào quí vị sẵn sàng nhập Chánh Định, quí vị càng nghe nhiều về lý thuyết và suy luận, quí vị càng mang thêm gánh nặng không cần thiết trên vai mình.

 Tôi chúc tất cả quí vị đến tu tập Phật Pháp chân chánh, theo qui củ Thiền tăng, và quên đi những quan niệm thế gian và tự giới hạn của mình.

 

19 tháng 09, 1933
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 11727)
Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa? Nếu học Phật pháp theo kiểu lật từng trang kinh này qua trang kinh nọ, hay là nhai từng lời của những vị Tổ này đến những vị Tổ nọ, hoặc là nghe buổi giảng này đến buổi giảng kia v.v… thì quý vị có thấy chân giáo pháp không? Mà nếu không thấy thì nghe giảng để làm chi? Cho nên đây phải nhớ: giảng giải là chỉ nói về pháp thôi !
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13477)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
27 Tháng Sáu 2014(Xem: 7436)
Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 8073)
Trong một quyển sách mới nhất của học giả người Pháp Alain Grosrey, dày hơn 900 trang, tựa là Quyển sách lớn về Phật giáo (Le Grand livre du Bouddhisme, Nhà Xuất bản Albin Michel), phát hành vào cuối năm 2007, có thuật lại một cuộc tranh biện giữa một thiền sư Hàn Quốc và một đại sư Tây Tạng như sau: