Vài Nét Tiểu Sử

14 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 6702)

THIÊN KHI NHƯ HUYỄN bình
ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch
TIẾNG SÁO THÉP
(100 CÔNG ÁN THIỀN)

VÀI NÉT TIỂU SỬ

 Như Đã Kể Cho Một Trong Các Đệ Tử Nghe

 

 Anh đã hỏi về sự tu tập trong quá khứ và việc làm của tôi trên đất Mỹ. Tôi chỉ là một ông tăng vô danh và vô gia đình. Dù chỉ nghĩ đến quá khứ thôi cũng làm tôi bối rối. Tuy nhiên, tôi chẳng có gì để che dấu. Nhưng như anh biết, một tăng nhân khước từ thế gian và muốn càng ít bị lôi cuốn càng tốt, vì vậy bất cứ thứ gì đọc ỏ đây anh phải giữ riêng cho mình và hãy quên nó đi.

 Người cha nuôi của tôi bắt đầu dạy tôi học các sách cổ của Trung hoa khi tôi mới lên năm. Ông ta là một học giả Hoa Nghiêm, vì vậy tự nhiên ông ta huấn luyện tôi trong tinh thần Phật giáo. Khi tôi được mười tám tuổi, tôi đã đọc xong Ba Tạng kinh điển bằng chữ Hán, nhưng giờ đây vì tuổi già tôi không nhớ những gì tôi đã đọc. Chỉ có ảnh hưởng của ông ta vẫn còn: sống với lý tưởng Phật giáo bên ngoài danh vọng và tránh càng nhiều càng tốt thế giới của được và thua. Tôi học Thiền Tào Động trước và Thiền Lâm Tế sau. Tôi đã có một số thầy trong cả hai tông phái này, nhưng tôi chẳng đạt được gì. Tôi yêu và kính trọng Thích Tông Diễn hơn bất cứ một sư nào khác, nhưng tôi không cảm thấy thích mang trên lưng mình tất cả tên của các thầy tôi như một người mang bánh mì; điều đó hầu như sẽ làm ô danh họ. 

Vào thời đó, người nào vượt qua tất cả các công án thì gọi mình là người thứ nhất và người thừa kế giỏi nhất của thầy và coi nhẹ những người khác. Sở thích của tôi không hợp với cách này. Đó có thể là ảnh hưởng từ người cha nuôi của tôi, nhưng tôi không bao giờ vạch ranh giới trong sự học của tôi, vì thế tôi không tự coi mình đã xong ở bất cứ điểm nào. Ngay cả bây giờ tôi cũng không thích mời nhiều bạn bè đến dự những buổi họp mặt của chúng ta. Anh có thể cười, nhưng tôi thực ra chỉ là một cái nấm không rễ, không cành, không hoa, và có thể không hạt.

 Sau khi tôi đến đất nước này vào năm 1905, tôi chỉ làm việc qua nhiều giai đoạn của đời sống Mỹ như một Thiện Tài Đồng Tử thời hiện đại - thiền định một mình ở công viên Golden Gate Park hoặc cần cù nghiên cứu trong thư viện công cộng ở San Francisco. Bất cứ khi nào tôi có thể để dành được tiền, tôi thuê thính đường và nói về Phật giáo, nhưng việc này tôi đã không thực hiện được cho đến năm 1922. Tôi đặt tên cho những chỗ họp mặt khác nhau của chúng tôi là Thiền đường trôi nổi. Cuối cùng vào năm 1928, tôi đã lập một Thiền đường mà nó đã mang tôi như một con ốc trên cái vỏ của nó; như thế tôi đã đến Los Angeles vào năm 1931. Tôi chỉ cảm thấy biết ơn các thầy và các bạn tôi, và tôi chắp hai tay lại.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 11702)
Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa? Nếu học Phật pháp theo kiểu lật từng trang kinh này qua trang kinh nọ, hay là nhai từng lời của những vị Tổ này đến những vị Tổ nọ, hoặc là nghe buổi giảng này đến buổi giảng kia v.v… thì quý vị có thấy chân giáo pháp không? Mà nếu không thấy thì nghe giảng để làm chi? Cho nên đây phải nhớ: giảng giải là chỉ nói về pháp thôi !
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13425)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
27 Tháng Sáu 2014(Xem: 7418)
Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 8051)
Trong một quyển sách mới nhất của học giả người Pháp Alain Grosrey, dày hơn 900 trang, tựa là Quyển sách lớn về Phật giáo (Le Grand livre du Bouddhisme, Nhà Xuất bản Albin Michel), phát hành vào cuối năm 2007, có thuật lại một cuộc tranh biện giữa một thiền sư Hàn Quốc và một đại sư Tây Tạng như sau: