Tựa Của Tác Giả

14 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 6967)

THIÊN KHI NHƯ HUYỄN bình
ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch
TIẾNG SÁO THÉP
(100 CÔNG ÁN THIỀN)

TỰA CỦA TÁC GIẢ

 

Nguyên gốc tác phẩm này là của Genro, một Thiền sư thuộc tông Tào động Nhật bản, viết và xuất bản năm 1783. Mỗi câu chuyện là một công án mà tác giả đã có lời bình và kệ đi kèm. Fugai, người thừa kế Genro, thêm nhận xét của sư, câu đối câu, vào sách của thầy. Tôi sẽ dịch các câu chyện hay tắc, gồm cả lời bình của Genro và nhận xét của Fugai trong hầu hết các câu chuyện để tham khảo. Có khi gặp bài kệ cũng dịch để khuyến khích học tập.

Vì nhiều khi lời bình của Genro hay Fugai dẫn các tích xưa, tục cũ không quen thuộc đối với người Tây phương, tôi sẽ giải thích trong các phần bình luận của tôi.

Trừ vài câu chuyện có gốc Ấn độ, thì bối cảnh là Trung hoa trong các thời nhà Đường (620-906) và nhà Tống (930-1278), là thời đại hòang kim của Thiền.

Thiết Địch Đảo Xuy (Tetteki Tosui) là nhan đề của nguyên tác. Thiết Địch có nghĩa là “ống sáo thép”. Ống sáo thường làm bằng trúc có một lỗ để kê miệng thổi và những lỗ khác để các ngón tay sử dụng, nhưng cái ống sáo này làm bằng thép đặc chẳng có lỗ để thổi cũng chẳng có lỗ để bấm nốt. Đảo Xuy có nghĩa là thổi ngược. Nhạc sĩ thông thường lang thang trong hàng ngũ một ban nhạc lớn sẽ không bao giờ có thể sử dụng được nhạc khí Thiền này, nhưng ai biết chơi đàn cầm không dây cũng sẽ chơi được cái ống sáo không lỗ này.

Trăng bồng bềnh trên ngàn thông
Và thềm đêm vắng lạnh
Khi âm xưa trong veo từ các ngón tay anh đến.
Giai điệu cổ luôn khiến người nghe rơi nước mắt,
Nhưng nhạc Thiền ở bên kia tình cảm.
Đừng chơi lại trừ phi có Đại Âm của Lão Tử đi kèm.
 
 Tuyết Đậu (980-1052)
 Thiền sư Trung hoa

Lão Tử nói, “Vật dụng lớn muốn làm thành phải mất thời gian lâu. Hình tượng lớn muốn thành không phải chỉ trong vài năm. Âm thanh lớn là âm thanh siêu việt âm thanh bình thường.”*

Bây giờ quí vị biết tại sao cuốn sách này được gọi là “Ống Sáo Thép Đặc Thổi Ngược.” Nó là cuốn sách nói về “Tiếng vỗ một bàn tay.”

 

Thiên Khi Như Huyễn

*...Đại khí vãn thành; Đại âm hi thanh; Đại tượng vô hình... Đạo Đức Kinh, Chương 61. (Người dịch).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 11702)
Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa? Nếu học Phật pháp theo kiểu lật từng trang kinh này qua trang kinh nọ, hay là nhai từng lời của những vị Tổ này đến những vị Tổ nọ, hoặc là nghe buổi giảng này đến buổi giảng kia v.v… thì quý vị có thấy chân giáo pháp không? Mà nếu không thấy thì nghe giảng để làm chi? Cho nên đây phải nhớ: giảng giải là chỉ nói về pháp thôi !
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13425)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
27 Tháng Sáu 2014(Xem: 7419)
Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 8051)
Trong một quyển sách mới nhất của học giả người Pháp Alain Grosrey, dày hơn 900 trang, tựa là Quyển sách lớn về Phật giáo (Le Grand livre du Bouddhisme, Nhà Xuất bản Albin Michel), phát hành vào cuối năm 2007, có thuật lại một cuộc tranh biện giữa một thiền sư Hàn Quốc và một đại sư Tây Tạng như sau: