Xá lợi thật của Đức Phật và xá lợi niềm tin

22 Tháng Mười 201508:56(Xem: 8064)

XÁ LỢI THẬT CỦA ĐỨC PHẬT VÀ XÁ LỢI NIỀM TIN
Thích Nhật Từ

xa loi phat
Xá lợi Phật được tôn trí tại
viện bảo tàng New Delhi Ấn độ
Vào năm 1898 nhà khảo cổ học Anh William Claxton Peppe đã phát hiện ra xá lợi Phật ở Ca Tì La Vệ. Hiện nay xá lợi của đức Phật được khai quật tại Ca Tì La Vệ đang được tôn trí tại viện bảo tàng New Delhi Ấn độ. Năm 1997, cộng đồng Phật giáo Thái lan và các nghệ nhân Thái lan đã làm một tháp mạ vàng mà trên đỉnh có 109 gam vàng để bày tỏ lòng tôn kính và thờ phượng xá lợi thật của đức Phật. Dòng họ Sakya thờ Xá lợi của đức Phật ở tại Ca Tì La Vệ đã được nhà khảo cổ học William Claxton Peppe khai quật lên là một minh chứng lịch sử. Cho đến thời điểm hiện nay chỉ có 3 tháp Xá lợi của đức Phật được khai quật và xác định là thật. 

Năm tháp xá lợi còn lại thuộc 5 vị vua của 5 nước còn lại vẫn chưa tìm được. Trong số 3 tháp xá lợi Phật được khai quật thì Xá lợi Phật tại Ca Tỳ La Vệ được tôn trí tại viện bảo tàng quốc gia New Delhi như đã nói. Xá lợi Phật được khai quật tại tháp Tỳ Xá Ly, Vesali đang được tôn trí tại viện bảo tàng Patna và xá lợi Phật được khai quật tại tháp Dharmarajika ở Sarnath vào thế kỷ 19 đã bị ông Jagat Singh, lãnh đạo của Sarnath, thả xuống sông Hằng vì ông ấy là một tín đồ giáo Ấn độ giáo không tin vào việc thờ Xá lợi của Đức Phật, đang khi toàn bộ gạch đỏ của tháp này được sử dụng làm khu kiều bào mang tên ông. Nói cách khác cho đến thời điểm hiện nay chỉ có hai tháp xá lợi Phật được khai quật là Ca Tỳ La Vệ và Tỳ Xá Li là đang còn. Xá lợi được truyền bá tại Miến Điện, Tây Tạng, Thái Lan, Lào, Campuchia chỉ là Xá lợi niềm tin vì chưa được giám định ADN, xác định gen di truyền và chưa kiểm định C14 để xác định niên đại. Xá lợi niềm tin thì không có gì để tin được. 

Trung Quốc có một việc viên xá lợi Răng Phật thật được vua của Ấn độ đã hiến cúng cho Đường Tam Tạng pháp sư Huyền Trang vào đầu thế kỷ thứ 7 sau khi ngài Huyền Trang có 6 năm du học và 6 năm làm giáo sư ở đại học Nalanda quay trở về lại Trung Quốc. Một viên xá lợi răng của đức Phật đã được cúng cho nước Tích Lan và đang được tôn thờ ở chùa Răng Phật tại thủ đô của nước này. Còn Xá lợi mà chúng ta nghe nói đây đó trên thế giới, phần lớn là xá lợi niềm tin tức là không có xác nhận của các nhà khảo cổ học, không có giám định. Ở Việt Nam hiện nay có không dưới 50 ngàn viên. Xá lợi thật không có phát sinh từ một viên ra thành nhiều viên; còn xá lợi niềm tin thì phát sinh và đó là lý do người ta tin cuồng nhiệt và truyền bá nhau, biếu tặng nhau rước lễ, thỉnh lễ lấy lòng tôn kính nhất để phượng thờ. 

Trong kinh điển Đại thừa, đức Phật đã thấy được sự kiện này trước cho nên đã truyền dạy học thuyết Pháp thân là một trong ba thân của Phật bên cạnh hóa thân và ứng thân sắc thân. Pháp thân được hiểu nghĩa là gì? Nơi nào có thực hành chánh pháp theo lời Phật dạy thì nơi đó thân Phật còn tồn tại. Thân Phật đây được hiểu là Phật giáo. Như vậy ngụ ý của kinh điển Đại thừa khi trình bày học thuyết Pháp thân là muốn tất cả chúng ta phải truyền bá chánh pháp và sử dụng chánh pháp làm công cụ để mang lại an lạc hạnh phúc cho con người. Do đó chánh pháp có một ý nghĩa rất lớn, còn việc thờ Xá lợi là một báu vật tốt và không quan trọng bằng chúng ta thờ phượng chánh pháp. Nơi nào mà Phật pháp được thực hành thì nơi đó Phật giáo được tồn tại, thân Phật được hiển lộ. 

Trong văn học của Tịnh độ tông những người mê tín truyền bá thông tin đến cuối thời kỳ mạt pháp toàn bộ kinh điển mất hết duy chỉ còn lại kinh Tịnh độ và đến lúc nào đó chỉ còn lại sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật. Đó là thông tin lạc dẫn và mê tín, tức là đề cao vai trò của Tịnh độ tông vượt trội hơn các tông phái khác, chứ không có giá trị chân lý. Vào thế kỷ thứ 12 khi lực lượng hồi giáo tàn phá đại học Nalanda, thư viện đại học Nalanda cao 9 tầng cháy liền 6 tháng trời mới hết. Điều đó không có nghĩa là toàn bộ các kinh điển Phật giáo mất đi. Bởi vì từ thế kỷ thứ ba trước tây lịch, Phật pháp được truyền sang Tích Lan và nhiều thế kỷ sau đó kinh điển bằng các ấn bản trên lá bối và nhiều phương tiện khắc bản gỗ đã được truyền thừa tại Tích Lan, Miến Điện sau đó truyền sang Thái Lan, Lào, Campuchia và những nước khác. Còn các kinh điển Đại Thừa thì được truyền sang Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Tây Tạng, .v.v… 

Do đó sự tổn thất bởi sự cháy các kinh điển tại Ấn độ không có nghĩa là toàn bộ kinh điển Phật giáo bị mất đi. Cho đến hiện nay chúng ta đã có ba loại ấn bản: sách, ấn bản trên internet, ấn bản sách nói về Đại tạng kinh tức là những lời Phật dạy, bao gồm Kinh Luật Luận và các bản sớ giải. Công nghệ kỹ thuật số này cho ta một nhận thức: Kinh điển Phật giáo sẽ vĩnh viễn không bao giờ mất đi cho đến lúc nào toàn bộ hành tinh này vỡ tung ra thành các mảnh thiên thạch. Nếu vẫn còn sự sống của con người thì Kinh điển sẽ được lưu truyền và truyền bá dưới kỹ thuật số hoặc vài trăm năm sau có một loại kỹ thuật mới hơn thì Kinh điển lại tiếp tục chứa đựng ở các dạng thức mới và sẽ không bao giờ mất đi. Vấn đề là Phật tử và Tăng Ni có thực tập và truyền bá Phật pháp tiếp tục hay không thôi. 

Xá lợi của Phật có thể bị mất do vô thường, nhưng kinh điển Phật giáo là vĩnh hằng. Thay vì đặt nặng tín ngưỡng về việc phụng thờ xá lợi mà chúng ta không có cơ hội, ngoại trừ những người trực tiếp đi Phật tích chiêm bái thì ở bất cứ nơi nào trong bất cứ thời điểm nào nếu chúng ta thực tập kinh điển bằng cách đọc tụng, nghiền ngẫm, áp dụng, truyền bá phổ biến thì lúc đó pháp thân Phật vẫn còn ngự trị mãi trên quả địa cầu này.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11619)
Người tu nên dừng lại. Con thành tâm và xin 1 lần nữa được sám hối trước Tam Bảo khi nói điều này. Người xuất sỹ nên và cần rũ bỏ hào nhoáng bên ngoài. Chạy theo xe cộ, điện thoại, chùa to, Phật lớn,… là không đúng. Nhứng thứ đó Đức Thế Tôn không cần. Phật muốn người tu sỹ đặt Phật trong trái tim của mình. Cần xây những ngôi chùa trong trái tim của mình, trong tâm của mình.
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11923)
là tăng sĩ theo Phật giáo đại thừa mà vẫn chưa ăn chay được là một thiếu sót về văn hóa ẩm thực, cần phải nỗ lực khắc phục để vượt qua. Vì thế, không thể nói rằng, đức Phật không cấm ăn mặn trong Phật giáo nguyên thủy nên tăng sĩ theo đại thừa được quyền ăn mặn
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6154)
Bài nghiên cứu của tác giả Trần Hồng Liên đã phản ánh thực trạng có vấn đề “chuyển đổi tôn giáo từ Phật giáo Nam tông sang Tin Lành đã và đang gây ra bất ổn định xã hội”. Vấn đề chuyển đổi tôn giáo lẽ thường chỉ xảy ra ở các đô thị lớn nhưng lại xảy ra ở một khu vực tưởng chừng như bất khả xâm phạm của Phật giáo ở Việt Nam. Đây cũng là gióng lên một tiếng chuông cảnh báo cho giới Phật giáo, nhất là các nhà lãnh đạo Phật giáo từ trung ương đến địa phương.
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5096)
Thiết nghĩ,một người phật tử học phật chân chính nên dùng lòng từ bi và trí tuệ của mình để tìm hiểu quán chiếu và không nên có những phán xét tùy tiện…chính sự phán xét đó, dù vô tình hay cố ý, sẽ khiến Phật giáo chia rẽ mất đoàn kết,phá vỡ sự hòa hợp của tăng đoàn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 22728)
Trong số những bài góp ý liên quan đến bài "Về Tôn Xưng "Pháp Vương", chúng tôi nhận thấy cần post lên đây hai bài đáng quan tâm đến vấn đề: một bài gần như đồng quan điểm với những lời phát biểu của quý Hòa thượng lãnh đạo cấp cao Trung Ương Giáo Hội (bài của GSTS. Trần Kiêm Đoàn) và bài kia, dù được loan tải trên kênh chính thức của giáo hội nhưng lại có những quan điểm trái chiều (bài của Cư sĩ Giới Minh)
11 Tháng Mười 2015(Xem: 29345)
Hiện tại pháp môn niệm Phật đang rất phổ biến tại Việt Nam cũng như Trung Quốc và Đài Loan. Thượng tọa cũng đã giải thích, để được về Tây phương thì phải loại trừ tham, sân, si, còn đối với một người xuất gia muốn đạt được đến sự giải thoát chắc chắn phải tu tập giới-định-tuệ. Kinh A-di-đà có nói đến cảnh giới Tây phương cực lạc. Con muốn hỏi: Đức Phật A-di-đà có hay không, và khi niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà thì có được sanh về thế giới Tây phương hay không?
08 Tháng Mười 2015(Xem: 9174)
Sau khi bài viết “Chùa chết” của tôi được nhiều bạn đọc được, tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi. Thành tâm biết ơn sư quan tâm của các bạn. Nay tôi quyết định đi sâu thêm 1 chút nữa, chỉ 1 chút và động đến 1 góc nhỏ thôi ạ. Chuyện chùa chết thì đã rõ. Nhưng ai là người giết chùa.
03 Tháng Mười 2015(Xem: 8429)
Tôi nhận được email, nhắn tin, điện thoại mỗi ngày. Nhiều lắm. Trong số đó có những thắc mắc, những trăn trở và đây là một trong rất nhiều số đó. “Con xin phép hỏi thầy 1 câu ạ: các nhà sư khi xuất gia (đã thành đại đức và là trụ trì 1 ngôi chùa) thì có được phép ăn mặn và uống rượu bia không ạ. Vì con có tìm hiểu và biết rằng Phập Pháp rất tốt cho bản thân con và những người xung quanh nên con có tham gia 1 câu lạc bộ Phật tử ở tỉnh Nam Định (quê con ạ) và có theo 1 thầy đại đức. Nhưng hóa ra con mới biết là thầy không ăn chay mà cũng thi thoảng uống rượu, bia. Theo thầy Hùng thì con có nên theo thầy đại đức này không ạ?”
30 Tháng Chín 2015(Xem: 7780)
Phật giáo Việt Nam cần phải có những bước đi cụ thể gì để thoát khỏi ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc, quay lại với đạo Phật có nguồn gốc lịch sử sâu đậm?
23 Tháng Chín 2015(Xem: 9864)
Có phải càng ngày hình như càng khó tìm ra những ngôi chùa theo đúng nghĩa của từ này. Nhiều ngôi chùa đã biến thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, thậm chí cúng lễ đồ mặn, thậm chí bà đồng ông cốt cũng vào cả chùa. Có những ngôi chùa vắng tanh vắng ngắt, chỉ có ông từ, bà từ hương khói trông nom.