Xá lợi thật của Đức Phật và xá lợi niềm tin

22 Tháng Mười 201508:56(Xem: 8080)

XÁ LỢI THẬT CỦA ĐỨC PHẬT VÀ XÁ LỢI NIỀM TIN
Thích Nhật Từ

xa loi phat
Xá lợi Phật được tôn trí tại
viện bảo tàng New Delhi Ấn độ
Vào năm 1898 nhà khảo cổ học Anh William Claxton Peppe đã phát hiện ra xá lợi Phật ở Ca Tì La Vệ. Hiện nay xá lợi của đức Phật được khai quật tại Ca Tì La Vệ đang được tôn trí tại viện bảo tàng New Delhi Ấn độ. Năm 1997, cộng đồng Phật giáo Thái lan và các nghệ nhân Thái lan đã làm một tháp mạ vàng mà trên đỉnh có 109 gam vàng để bày tỏ lòng tôn kính và thờ phượng xá lợi thật của đức Phật. Dòng họ Sakya thờ Xá lợi của đức Phật ở tại Ca Tì La Vệ đã được nhà khảo cổ học William Claxton Peppe khai quật lên là một minh chứng lịch sử. Cho đến thời điểm hiện nay chỉ có 3 tháp Xá lợi của đức Phật được khai quật và xác định là thật. 

Năm tháp xá lợi còn lại thuộc 5 vị vua của 5 nước còn lại vẫn chưa tìm được. Trong số 3 tháp xá lợi Phật được khai quật thì Xá lợi Phật tại Ca Tỳ La Vệ được tôn trí tại viện bảo tàng quốc gia New Delhi như đã nói. Xá lợi Phật được khai quật tại tháp Tỳ Xá Ly, Vesali đang được tôn trí tại viện bảo tàng Patna và xá lợi Phật được khai quật tại tháp Dharmarajika ở Sarnath vào thế kỷ 19 đã bị ông Jagat Singh, lãnh đạo của Sarnath, thả xuống sông Hằng vì ông ấy là một tín đồ giáo Ấn độ giáo không tin vào việc thờ Xá lợi của Đức Phật, đang khi toàn bộ gạch đỏ của tháp này được sử dụng làm khu kiều bào mang tên ông. Nói cách khác cho đến thời điểm hiện nay chỉ có hai tháp xá lợi Phật được khai quật là Ca Tỳ La Vệ và Tỳ Xá Li là đang còn. Xá lợi được truyền bá tại Miến Điện, Tây Tạng, Thái Lan, Lào, Campuchia chỉ là Xá lợi niềm tin vì chưa được giám định ADN, xác định gen di truyền và chưa kiểm định C14 để xác định niên đại. Xá lợi niềm tin thì không có gì để tin được. 

Trung Quốc có một việc viên xá lợi Răng Phật thật được vua của Ấn độ đã hiến cúng cho Đường Tam Tạng pháp sư Huyền Trang vào đầu thế kỷ thứ 7 sau khi ngài Huyền Trang có 6 năm du học và 6 năm làm giáo sư ở đại học Nalanda quay trở về lại Trung Quốc. Một viên xá lợi răng của đức Phật đã được cúng cho nước Tích Lan và đang được tôn thờ ở chùa Răng Phật tại thủ đô của nước này. Còn Xá lợi mà chúng ta nghe nói đây đó trên thế giới, phần lớn là xá lợi niềm tin tức là không có xác nhận của các nhà khảo cổ học, không có giám định. Ở Việt Nam hiện nay có không dưới 50 ngàn viên. Xá lợi thật không có phát sinh từ một viên ra thành nhiều viên; còn xá lợi niềm tin thì phát sinh và đó là lý do người ta tin cuồng nhiệt và truyền bá nhau, biếu tặng nhau rước lễ, thỉnh lễ lấy lòng tôn kính nhất để phượng thờ. 

Trong kinh điển Đại thừa, đức Phật đã thấy được sự kiện này trước cho nên đã truyền dạy học thuyết Pháp thân là một trong ba thân của Phật bên cạnh hóa thân và ứng thân sắc thân. Pháp thân được hiểu nghĩa là gì? Nơi nào có thực hành chánh pháp theo lời Phật dạy thì nơi đó thân Phật còn tồn tại. Thân Phật đây được hiểu là Phật giáo. Như vậy ngụ ý của kinh điển Đại thừa khi trình bày học thuyết Pháp thân là muốn tất cả chúng ta phải truyền bá chánh pháp và sử dụng chánh pháp làm công cụ để mang lại an lạc hạnh phúc cho con người. Do đó chánh pháp có một ý nghĩa rất lớn, còn việc thờ Xá lợi là một báu vật tốt và không quan trọng bằng chúng ta thờ phượng chánh pháp. Nơi nào mà Phật pháp được thực hành thì nơi đó Phật giáo được tồn tại, thân Phật được hiển lộ. 

Trong văn học của Tịnh độ tông những người mê tín truyền bá thông tin đến cuối thời kỳ mạt pháp toàn bộ kinh điển mất hết duy chỉ còn lại kinh Tịnh độ và đến lúc nào đó chỉ còn lại sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật. Đó là thông tin lạc dẫn và mê tín, tức là đề cao vai trò của Tịnh độ tông vượt trội hơn các tông phái khác, chứ không có giá trị chân lý. Vào thế kỷ thứ 12 khi lực lượng hồi giáo tàn phá đại học Nalanda, thư viện đại học Nalanda cao 9 tầng cháy liền 6 tháng trời mới hết. Điều đó không có nghĩa là toàn bộ các kinh điển Phật giáo mất đi. Bởi vì từ thế kỷ thứ ba trước tây lịch, Phật pháp được truyền sang Tích Lan và nhiều thế kỷ sau đó kinh điển bằng các ấn bản trên lá bối và nhiều phương tiện khắc bản gỗ đã được truyền thừa tại Tích Lan, Miến Điện sau đó truyền sang Thái Lan, Lào, Campuchia và những nước khác. Còn các kinh điển Đại Thừa thì được truyền sang Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Tây Tạng, .v.v… 

Do đó sự tổn thất bởi sự cháy các kinh điển tại Ấn độ không có nghĩa là toàn bộ kinh điển Phật giáo bị mất đi. Cho đến hiện nay chúng ta đã có ba loại ấn bản: sách, ấn bản trên internet, ấn bản sách nói về Đại tạng kinh tức là những lời Phật dạy, bao gồm Kinh Luật Luận và các bản sớ giải. Công nghệ kỹ thuật số này cho ta một nhận thức: Kinh điển Phật giáo sẽ vĩnh viễn không bao giờ mất đi cho đến lúc nào toàn bộ hành tinh này vỡ tung ra thành các mảnh thiên thạch. Nếu vẫn còn sự sống của con người thì Kinh điển sẽ được lưu truyền và truyền bá dưới kỹ thuật số hoặc vài trăm năm sau có một loại kỹ thuật mới hơn thì Kinh điển lại tiếp tục chứa đựng ở các dạng thức mới và sẽ không bao giờ mất đi. Vấn đề là Phật tử và Tăng Ni có thực tập và truyền bá Phật pháp tiếp tục hay không thôi. 

Xá lợi của Phật có thể bị mất do vô thường, nhưng kinh điển Phật giáo là vĩnh hằng. Thay vì đặt nặng tín ngưỡng về việc phụng thờ xá lợi mà chúng ta không có cơ hội, ngoại trừ những người trực tiếp đi Phật tích chiêm bái thì ở bất cứ nơi nào trong bất cứ thời điểm nào nếu chúng ta thực tập kinh điển bằng cách đọc tụng, nghiền ngẫm, áp dụng, truyền bá phổ biến thì lúc đó pháp thân Phật vẫn còn ngự trị mãi trên quả địa cầu này.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Sáu 2016(Xem: 5807)
02 Tháng Tư 2016(Xem: 5268)
Cầu cơ đa phần là linh quỉ giả mạo tiên, Phật, thần, thánh. Con quỷ nào kém cỏi sẽ không có sức thần thông ấy. Quỷ nào khá hơn sẽ biết được tâm người. Vì thế nó có thể mượn đến tri thức và sự thông minh của con người. Ông Kỳ Văn Đạt bảo: “Cầu cơ đa phần là linh quỷ giả vờ. tôi và anh là Thản Nhiên[1] hầu cơ bút. Tôi làm được thơ nhưng viết chữ xấu. Khi tôi hầu cơ thì từ mẫn tiệp, chữ viết nguyệch ngoặc. Thản Nhiên hầu cơ thì từ tầm thường, chữ viết ngay ngắn, cứng cỏi. Quỷ giả mạo cổ nhân, hỏi đến những điều bí hiểm sâu kín trong những tác phẩm của cổ nhân, bèn bảo niên đại quá lâu, không còn nhớ được. Do vậy biết không phải thật”.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5231)
Mỗi năm đến hẹn lại lên, sau tết Nguyên đán là vào mùa lễ hội từ Bắc vô Nam kéo dài đến hết mùa Xuân: Tháng giêng ăn tết ở nhà, Tháng hai cờ bạc tháng ba hội hè. Năm nay, theo phản ánh của giới truyền thông báo chí thì tình trạng chen lấn, tranh giành, cướp giật những cái gọi là “phúc lộc” ở các lễ hội vẫn còn diễn ra khá phổ biến.
30 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9889)
Tôi lên kế hoạch viết bài này từ rất lâu rồi. Lâu lắm rồi. Nhưng không dám viết. Một phần có lẽ bởi tôi là kẻ hèn nhát, sợ ném đá. Cũng giống như bài “Người tu sỹ xin nhìn lại”, viết ra, đăng lên nhận đá, nhận gạch là chắc ăn. Hơn nữa rất có thể bị hiểu lầm thành người soi mói, nói cái xấu của người, phóng dật,... Tuy nhiên hôm nay, 31 tháng 12 là ngày cuối cùng của năm 2015, tôi vẫn quyết định viết ra.