Xá lợi thật của Đức Phật và xá lợi niềm tin

22 Tháng Mười 201508:56(Xem: 8078)

XÁ LỢI THẬT CỦA ĐỨC PHẬT VÀ XÁ LỢI NIỀM TIN
Thích Nhật Từ

xa loi phat
Xá lợi Phật được tôn trí tại
viện bảo tàng New Delhi Ấn độ
Vào năm 1898 nhà khảo cổ học Anh William Claxton Peppe đã phát hiện ra xá lợi Phật ở Ca Tì La Vệ. Hiện nay xá lợi của đức Phật được khai quật tại Ca Tì La Vệ đang được tôn trí tại viện bảo tàng New Delhi Ấn độ. Năm 1997, cộng đồng Phật giáo Thái lan và các nghệ nhân Thái lan đã làm một tháp mạ vàng mà trên đỉnh có 109 gam vàng để bày tỏ lòng tôn kính và thờ phượng xá lợi thật của đức Phật. Dòng họ Sakya thờ Xá lợi của đức Phật ở tại Ca Tì La Vệ đã được nhà khảo cổ học William Claxton Peppe khai quật lên là một minh chứng lịch sử. Cho đến thời điểm hiện nay chỉ có 3 tháp Xá lợi của đức Phật được khai quật và xác định là thật. 

Năm tháp xá lợi còn lại thuộc 5 vị vua của 5 nước còn lại vẫn chưa tìm được. Trong số 3 tháp xá lợi Phật được khai quật thì Xá lợi Phật tại Ca Tỳ La Vệ được tôn trí tại viện bảo tàng quốc gia New Delhi như đã nói. Xá lợi Phật được khai quật tại tháp Tỳ Xá Ly, Vesali đang được tôn trí tại viện bảo tàng Patna và xá lợi Phật được khai quật tại tháp Dharmarajika ở Sarnath vào thế kỷ 19 đã bị ông Jagat Singh, lãnh đạo của Sarnath, thả xuống sông Hằng vì ông ấy là một tín đồ giáo Ấn độ giáo không tin vào việc thờ Xá lợi của Đức Phật, đang khi toàn bộ gạch đỏ của tháp này được sử dụng làm khu kiều bào mang tên ông. Nói cách khác cho đến thời điểm hiện nay chỉ có hai tháp xá lợi Phật được khai quật là Ca Tỳ La Vệ và Tỳ Xá Li là đang còn. Xá lợi được truyền bá tại Miến Điện, Tây Tạng, Thái Lan, Lào, Campuchia chỉ là Xá lợi niềm tin vì chưa được giám định ADN, xác định gen di truyền và chưa kiểm định C14 để xác định niên đại. Xá lợi niềm tin thì không có gì để tin được. 

Trung Quốc có một việc viên xá lợi Răng Phật thật được vua của Ấn độ đã hiến cúng cho Đường Tam Tạng pháp sư Huyền Trang vào đầu thế kỷ thứ 7 sau khi ngài Huyền Trang có 6 năm du học và 6 năm làm giáo sư ở đại học Nalanda quay trở về lại Trung Quốc. Một viên xá lợi răng của đức Phật đã được cúng cho nước Tích Lan và đang được tôn thờ ở chùa Răng Phật tại thủ đô của nước này. Còn Xá lợi mà chúng ta nghe nói đây đó trên thế giới, phần lớn là xá lợi niềm tin tức là không có xác nhận của các nhà khảo cổ học, không có giám định. Ở Việt Nam hiện nay có không dưới 50 ngàn viên. Xá lợi thật không có phát sinh từ một viên ra thành nhiều viên; còn xá lợi niềm tin thì phát sinh và đó là lý do người ta tin cuồng nhiệt và truyền bá nhau, biếu tặng nhau rước lễ, thỉnh lễ lấy lòng tôn kính nhất để phượng thờ. 

Trong kinh điển Đại thừa, đức Phật đã thấy được sự kiện này trước cho nên đã truyền dạy học thuyết Pháp thân là một trong ba thân của Phật bên cạnh hóa thân và ứng thân sắc thân. Pháp thân được hiểu nghĩa là gì? Nơi nào có thực hành chánh pháp theo lời Phật dạy thì nơi đó thân Phật còn tồn tại. Thân Phật đây được hiểu là Phật giáo. Như vậy ngụ ý của kinh điển Đại thừa khi trình bày học thuyết Pháp thân là muốn tất cả chúng ta phải truyền bá chánh pháp và sử dụng chánh pháp làm công cụ để mang lại an lạc hạnh phúc cho con người. Do đó chánh pháp có một ý nghĩa rất lớn, còn việc thờ Xá lợi là một báu vật tốt và không quan trọng bằng chúng ta thờ phượng chánh pháp. Nơi nào mà Phật pháp được thực hành thì nơi đó Phật giáo được tồn tại, thân Phật được hiển lộ. 

Trong văn học của Tịnh độ tông những người mê tín truyền bá thông tin đến cuối thời kỳ mạt pháp toàn bộ kinh điển mất hết duy chỉ còn lại kinh Tịnh độ và đến lúc nào đó chỉ còn lại sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật. Đó là thông tin lạc dẫn và mê tín, tức là đề cao vai trò của Tịnh độ tông vượt trội hơn các tông phái khác, chứ không có giá trị chân lý. Vào thế kỷ thứ 12 khi lực lượng hồi giáo tàn phá đại học Nalanda, thư viện đại học Nalanda cao 9 tầng cháy liền 6 tháng trời mới hết. Điều đó không có nghĩa là toàn bộ các kinh điển Phật giáo mất đi. Bởi vì từ thế kỷ thứ ba trước tây lịch, Phật pháp được truyền sang Tích Lan và nhiều thế kỷ sau đó kinh điển bằng các ấn bản trên lá bối và nhiều phương tiện khắc bản gỗ đã được truyền thừa tại Tích Lan, Miến Điện sau đó truyền sang Thái Lan, Lào, Campuchia và những nước khác. Còn các kinh điển Đại Thừa thì được truyền sang Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Tây Tạng, .v.v… 

Do đó sự tổn thất bởi sự cháy các kinh điển tại Ấn độ không có nghĩa là toàn bộ kinh điển Phật giáo bị mất đi. Cho đến hiện nay chúng ta đã có ba loại ấn bản: sách, ấn bản trên internet, ấn bản sách nói về Đại tạng kinh tức là những lời Phật dạy, bao gồm Kinh Luật Luận và các bản sớ giải. Công nghệ kỹ thuật số này cho ta một nhận thức: Kinh điển Phật giáo sẽ vĩnh viễn không bao giờ mất đi cho đến lúc nào toàn bộ hành tinh này vỡ tung ra thành các mảnh thiên thạch. Nếu vẫn còn sự sống của con người thì Kinh điển sẽ được lưu truyền và truyền bá dưới kỹ thuật số hoặc vài trăm năm sau có một loại kỹ thuật mới hơn thì Kinh điển lại tiếp tục chứa đựng ở các dạng thức mới và sẽ không bao giờ mất đi. Vấn đề là Phật tử và Tăng Ni có thực tập và truyền bá Phật pháp tiếp tục hay không thôi. 

Xá lợi của Phật có thể bị mất do vô thường, nhưng kinh điển Phật giáo là vĩnh hằng. Thay vì đặt nặng tín ngưỡng về việc phụng thờ xá lợi mà chúng ta không có cơ hội, ngoại trừ những người trực tiếp đi Phật tích chiêm bái thì ở bất cứ nơi nào trong bất cứ thời điểm nào nếu chúng ta thực tập kinh điển bằng cách đọc tụng, nghiền ngẫm, áp dụng, truyền bá phổ biến thì lúc đó pháp thân Phật vẫn còn ngự trị mãi trên quả địa cầu này.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10959)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
09 Tháng Tám 2015(Xem: 6031)
Là một cư sỹ sơ cơ nhưng tôi lại có 1 suy nghĩ rất hồ đồ và ngu xuẩn khi tự đặt câu hỏi rằng trong mùa an cư kiết hạ này có bao nhiêu phần trăm quý thầy, quý sư cô, nói cách khác là các nhà sư đang toàn tâm, toàn ý, tập trung 100 % tâm trí cho tu học của mùa an cư kiết hạ trong suốt 3 tháng, từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 sắp tới.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 7815)
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời. Nhiều người VN, dù theo đạo Phật, cũng không có sự hiểu biết tối thiểu về đạo Phật hoặc biết một cách rất mơ hồ, sai lạc, thậm chí nguy hại. Dưới đây là vài điều hiểu lầm rất phổ biến hiện nay
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 6042)
Mật độ con người trên thế giới hiện nay mỗi lúc một tăng lên dần, nên tất cả những nhu cầu cho đời sống con người từ nhiều phía, nhằm để cung ứng phục vụ, như : sự ăn, mặc, ở, bệnh, các phuơng tiện đi lại, các phương tiện thông tin khoa học, các thông tin tri thức nhân sinh và vũ trụ.v.v… Trong đó, vấn đề nhu cầu tín ngưỡng tâm linh,
28 Tháng Tư 2015(Xem: 12238)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi"
24 Tháng Tư 2015(Xem: 13067)
Hòa thượng Giới Đức, theo lời thỉnh cầu của Hội Phật Học Đuốc Tuệ, đã đến vùng Little Sài Gòn, Quận Cam, miền Nam California thuyết giảng Phật Pháp. Buổi thuyết giảng công cộng đầu tiên đã diễn ra tại hội trường Trung tâm Sangha Center 7641 Talbert Ave, Huntington Beach, CA. 92648 vào buổi chiều Chủ Nhật 19 tháng 4 năm 2015 từ 2 giờ đến 5 giờ.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 9432)
“Giới luật nhà Phật đã có quy định rất rõ cấm nghe xem hát múa đờn kèn, thì sao một người tu có thể đi thi hát. Hát nhạc Phật giáo đã không đúng chứ nói gì hát 1 bài nhạc đời, dù đó là bài có nội dung đạo đức cũng không thể chấp nhận.”
06 Tháng Tư 2015(Xem: 9313)
Về phương diện giới luật, ngài Nguyên Chiếu (1048-1116), là một trong những vị Tổ của Luật tông, đã cực lực phản đối sự kiện y tía, được thể hiện trong tác phẩm Tứ phần luật hành sự sao tư trì ký. Theo ngài, việc ban y tía cho Tăng nhân của Võ Tắc Thiên là sự khởi đầu của một hủ tục.
31 Tháng Ba 2015(Xem: 5871)
Việc xây dựng am cốc, tịnh thất ngày nay không còn tùy thuộc vào luật định của giới bổn, hầu hết làm theo sáng kiến cá nhân, không mang dáng dấp của sự tu tập, thậm chí chạy theo kiến trúc thời đại, mẫu mã hình dạng là một biệt thự chứ không còn là biệt thất hay tịnh thất.