Khai Trừ Tu Viện Phật Giáo Nam Tông Bodhinyana Vì Tổ Chức Cho Tu Nữ Thọ Đại Giới (Tỳ Kheo Ni) - Thích Minh Trí Dịch

04 Tháng Chín 201000:00(Xem: 23675)
KHAI TRỪ TU VIỆN PHẬT GIÁO NAM TÔNG BODHINYANA
VÌ TỔ CHỨC CHO TU NỮ THỌ ĐẠI GIỚI
(TỲ KHEO NI)

Thích Minh Trí dịch
blank
blank
Bangkok, Thái Lan - Hội đồng Tăng già tối cao Phật giáo Thái Lan đã phê chuẩn quyết định của Hội Thiền lâm Wat Pah Pong về việc khai trừ Tu viện Phật giáo Bodhinyana, Tây Úc ra khỏi hội, sau khi viện chủ tu viện này cho phép truyền giới Tỳ kheo ni cho 4 tu nữ. 

Vì không có dòng truyền thừa của Tỳ kheo ni Nam tông nên việc truyền giới Tỳ kheo ni cho nữ tu bị cấm trong Phật giáo Nguyên thủy Thái Lan, vốn là một tông phái chính ở Thái Lan.

Tuy nhiên, viện chủ Tu viện Phật giáo Bodhinyana, sư Phra Brahmvamso, sinh quán tại Anh quốc, đã cho phép mở giới đàn truyền giới Tỳ kheo Ni cho nữ tu vào cuối tháng 10-2009 và đã tham dự lễ này bất chấp sự phản đối của các cao Tăng. 

blank
4 tu nữ được thọ Đại giới ngày 22-10 tại Tu viện Phật giáo Bodhinyana, Tây Úc
blank

blank

blank

blank

Tại cuộc họp Hội đồng Tăng-già Tối cao hôm 11-12, sư Amnat Buasiri, chánh thư ký Hội đồng nói việc khai trừ Tu viện Bodhinyana - Chi nhánh của Hội Thiền lâm Wat Pah Pong, tỉnh Ubon Ratchathani, Thái Lan không có nghĩa là tu viện bị hủy bỏ. Tu viện này được Chính phủ Úc cấp phép hoạt động. 

Quyết định phê chuẩn của Hội đồng Tăng già Tối cao Thái Lan được công bố hôm thứ bảy. Phát ngôn nhân của Hội đồng Tăng già, sư Thammakiti Methi đã chỉ trích sư Phra Brahmvamso đã không tuân thủ truyền thống vốn được trao truyền qua bao thế hệ của chư Tăng Nam Tông.

Theo website http://www.alittlebuddha.com/, một trang tin đã phát hiện việc thọ giới này, sư Somdej Phra Phutthacharn, trưởng ban cố vấn Hội đồng Tăng già Tối cao Phật giáo Thái Lan nói: “Nữ giới chỉ có thể được thọ giới Tỳ kheo Ni trong truyền thống Phật giáo Đại thừa, nhưng trong truyền thống Nam Tông, chúng tôi không có Tỳ kheo Ni.”

Trả lời phỏng vấn hãng tin Bangkok Post vào đầu năm 2009, sư Phra Brahmvamso tuyên bố ông có nghiên cứu về Luật tạng Pali - là một phần ghi chi tiết các quy định của chư Tăng, dưới sự hướng dẫn của Tỳ kheo Bodhi, một nhà sư, học giả Nam tông. Sư Phra Brahmvamso cho rằng việc mở giới đàn truyền giới Tỳ kheo ni cho nữ tu là có thể chấp nhận được trong Phật giáo Nam tông.

Sư Phra Brahmvamso đã được vua Thái Lan ban tặng danh hiệu Phra Visuthisangvorn Thera năm 2006. Sư là một trong số các đệ tử người nước ngoài của cố thiền sư Luang Por Chah, người sáng lập chùa Wat Pah Pong. Sư tốt nghiệp nghành vật lý lý thuyết tại Đai học Cambridge trước khi đến Thái Lan. Sư đã tu thiền định 9 năm trong rừng dưới sự hướng dẫn của thiền sư Luang Por Chah trước khi sư đến Tây Úc thành lập chi nhánh của Hội Thiền lâm Wat Pah Pong ở ngoại ô thành phố Perth.

Thích Minh Trí dịch (theo The Bangkok Post)
(giacngo.vn)
Chú thích: (1) Gaden Tripa: Vị Hộ trì Pháp tòa Gaden, người lãnh đạo truyền thống Geluk của Phật giáo Tây Tạng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Ba 2016(Xem: 6179)
Lời giới thiệu của người dịch: Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969), đăng trên tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste, số l1, năm 2015). Trong Phật giáo có rất nhiều phụ nữ siêu việt và khác thường, xứng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và kính phục, mà bà Alexandra David-Néel là một trong những người phụ nữ ấy. Bài chuyển ngữ dưới đây là bài thứ ba trong một loạt bài với chủ đề "Phật giáo và người phụ nữ":
07 Tháng Ba 2016(Xem: 5780)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết ngắn phân tích hiện trạng của người nữ tu sĩ Phật giáo trên toàn thế giới. Trong suốt lịch sử nhân loại, vị trí của người phụ nữ luôn bị xếp vào hàng thứ yếu trong xã hội, và người nữ tu sĩ thì "thấp kém" hơn các nam tu sĩ trong lãnh vực tín ngưỡng. Phật giáo cũng không hoàn toàn tránh khỏi ảnh hưởng của tình trạng đó, dù rằng điều này đi ngược lại Giáo Huấn của Đức Phật. Bài này được viết cách nay đã 10 năm, trong khoảng thời gian này nhiều cải thiện đã được thực hiện, thế nhưng dường như vấn đề này vẫn còn là một đề tài nóng bỏng.
11 Tháng Giêng 2016(Xem: 10609)
Hiện nay, giới nghiên cứu Phật học đang lưu tâm đến vấn đề: “Bát kỉnh pháp do Đức Phật chế ra hay do người sau thêm vào trong Tam tạng giáo điển?”. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ nghiên cứu từng kỉnh pháp và liên hệ với bối cảnh mà Bát kỉnh pháp ra đời.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6391)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6210)
Dù Phật giáo luôn quan tâm đến việc nêu cao trước quảng đại quần chúng hình ảnh của một tín ngưỡng phi-bạo-lực và mở rộng, thế nhưng đôi khi cũng không tránh bị cáo buộc là kỳ thị phụ nữ (misogyny) và phân biệt giới tính (sexism), nhất là khi nhìn vào vị trí của người phụ nữ trong sinh hoạt tập thể chốn chùa chiền.
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6814)
“Những nữ Phật tử đầu tiên” - The First Buddhist women - nói về các nữ đệ tử đầu tiên của Đức Phật nhằm khai thác thái độ tương đối tự do của Phật giáo đối với phụ nữ kể từ khi hình thành gần 2.600 năm về trước.
04 Tháng Chín 2015(Xem: 6114)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 9902)
Vấn đề phá thai đã gây ra những bất đồng sâu xa về xã hội và chính trị ở Đông cũng như Tây Phương. Phật tử ở mọi nơi đều có bổn phận đưa ra sự chỉ đạo khôn ngoan cho những người gặp phải vấn đề nhức nhối này.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 15321)
Câu hỏi của tuần nầy đến từ Cô Gái Đẹp (Pretty Girl): Tôi là một người mẹ độc thân, đang nuôi một đứa con còn bé, mới bốn tuổi. Tôi năm nay 41 tuổi, và tôi đã có thai ba lần. Lần có thai đầu tiên, tôi đã phá thai, rồi sau đó, tôi cảm thấy không thể tha thứ cho chính tôi.