Khai Trừ Tu Viện Phật Giáo Nam Tông Bodhinyana Vì Tổ Chức Cho Tu Nữ Thọ Đại Giới (Tỳ Kheo Ni) - Thích Minh Trí Dịch

04 Tháng Chín 201000:00(Xem: 23672)
KHAI TRỪ TU VIỆN PHẬT GIÁO NAM TÔNG BODHINYANA
VÌ TỔ CHỨC CHO TU NỮ THỌ ĐẠI GIỚI
(TỲ KHEO NI)

Thích Minh Trí dịch
blank
blank
Bangkok, Thái Lan - Hội đồng Tăng già tối cao Phật giáo Thái Lan đã phê chuẩn quyết định của Hội Thiền lâm Wat Pah Pong về việc khai trừ Tu viện Phật giáo Bodhinyana, Tây Úc ra khỏi hội, sau khi viện chủ tu viện này cho phép truyền giới Tỳ kheo ni cho 4 tu nữ. 

Vì không có dòng truyền thừa của Tỳ kheo ni Nam tông nên việc truyền giới Tỳ kheo ni cho nữ tu bị cấm trong Phật giáo Nguyên thủy Thái Lan, vốn là một tông phái chính ở Thái Lan.

Tuy nhiên, viện chủ Tu viện Phật giáo Bodhinyana, sư Phra Brahmvamso, sinh quán tại Anh quốc, đã cho phép mở giới đàn truyền giới Tỳ kheo Ni cho nữ tu vào cuối tháng 10-2009 và đã tham dự lễ này bất chấp sự phản đối của các cao Tăng. 

blank
4 tu nữ được thọ Đại giới ngày 22-10 tại Tu viện Phật giáo Bodhinyana, Tây Úc
blank

blank

blank

blank

Tại cuộc họp Hội đồng Tăng-già Tối cao hôm 11-12, sư Amnat Buasiri, chánh thư ký Hội đồng nói việc khai trừ Tu viện Bodhinyana - Chi nhánh của Hội Thiền lâm Wat Pah Pong, tỉnh Ubon Ratchathani, Thái Lan không có nghĩa là tu viện bị hủy bỏ. Tu viện này được Chính phủ Úc cấp phép hoạt động. 

Quyết định phê chuẩn của Hội đồng Tăng già Tối cao Thái Lan được công bố hôm thứ bảy. Phát ngôn nhân của Hội đồng Tăng già, sư Thammakiti Methi đã chỉ trích sư Phra Brahmvamso đã không tuân thủ truyền thống vốn được trao truyền qua bao thế hệ của chư Tăng Nam Tông.

Theo website http://www.alittlebuddha.com/, một trang tin đã phát hiện việc thọ giới này, sư Somdej Phra Phutthacharn, trưởng ban cố vấn Hội đồng Tăng già Tối cao Phật giáo Thái Lan nói: “Nữ giới chỉ có thể được thọ giới Tỳ kheo Ni trong truyền thống Phật giáo Đại thừa, nhưng trong truyền thống Nam Tông, chúng tôi không có Tỳ kheo Ni.”

Trả lời phỏng vấn hãng tin Bangkok Post vào đầu năm 2009, sư Phra Brahmvamso tuyên bố ông có nghiên cứu về Luật tạng Pali - là một phần ghi chi tiết các quy định của chư Tăng, dưới sự hướng dẫn của Tỳ kheo Bodhi, một nhà sư, học giả Nam tông. Sư Phra Brahmvamso cho rằng việc mở giới đàn truyền giới Tỳ kheo ni cho nữ tu là có thể chấp nhận được trong Phật giáo Nam tông.

Sư Phra Brahmvamso đã được vua Thái Lan ban tặng danh hiệu Phra Visuthisangvorn Thera năm 2006. Sư là một trong số các đệ tử người nước ngoài của cố thiền sư Luang Por Chah, người sáng lập chùa Wat Pah Pong. Sư tốt nghiệp nghành vật lý lý thuyết tại Đai học Cambridge trước khi đến Thái Lan. Sư đã tu thiền định 9 năm trong rừng dưới sự hướng dẫn của thiền sư Luang Por Chah trước khi sư đến Tây Úc thành lập chi nhánh của Hội Thiền lâm Wat Pah Pong ở ngoại ô thành phố Perth.

Thích Minh Trí dịch (theo The Bangkok Post)
(giacngo.vn)
Chú thích: (1) Gaden Tripa: Vị Hộ trì Pháp tòa Gaden, người lãnh đạo truyền thống Geluk của Phật giáo Tây Tạng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tư 2015(Xem: 11887)
Nhận thức trong lời tác bạch: “Cuộc đời là vô thường, mọi vinh quang của thế gian không thể nào sánh với điều mầu nhiệm của đạo lý, chỉ có Phật pháp mới mang đến hạnh phúc thật sự.” Cô đã nhận thức buông bỏ, đã thế phát xuất gia dưới ánh từ quang của Như Lai, bước vào con đường ánh sáng tuệ giác vô tận. Hoa hậu Võ Bích Liên - Ni cô Thích Nữ Liên Ngọc là người con gái lành của đức Thế Tôn
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6394)
Sau khi đạt đến Chánh Đẳng Giác, Đức Phật bắt đầu tiếp nhận đệ tử gia nhập Tăng đoàn của Ngài dựa trên quyết tâm của người đệ tử ấy, miễn sao người ấy có thể tận tâm sống cuộc sống của một Tỳ-kheo để theo đuổi con đường giải thoát mà Đức Phật đã chứng ngộ. Sự tình đã diễn ra như thế cho đến khi chính phụ thân của Đức Phật, vua Suddhodhana, yêu cầu rằng, “trong tương lai không một đứa trẻ nào được chấp nhận vào Tăng đoàn mà trước đó không có sự ưng thuận của cha mẹ chúng”.
23 Tháng Ba 2015(Xem: 6837)
Ngày nay, tuy giáo lý của Đức Phật đã được phổ biến rộng khắp, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những ý kiến cho rằng Phật giáo hạ thấp giá trị của người phụ nữ. Sự thật không phải như vậy và hiện nay trong giáo dục Phật giáo, phụ nữ có vị trí rất quan trọng và có những đóng góp giáo dục rất to lớn.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 4962)
Đức Phật ở lại đại viên Nigrodhārāma (Rừng Cây Đa) để thuyết pháp cho mọi thành phần giai cấp kinh thành Kapilavatthu đều được nghe. Ngày nào cũng hằng trăm người đến dự thính, trong đó có một số ít ngoại giáo thích tranh luận, khá nhiều người xin quy y và một số đông dòng tộc Sakyā xin xuất gia nữa! Đức Phật chỉ thuyết pháp và giáo giới mấy hôm, sau đó bàn giao trách nhiệm ấy lại cho hai vị đại đệ tử.
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 5752)
Bình đẳng nam nữ là một trong các khái niệm căn bản của Phật Giáo. Thậm chí, có thể nói rằng bình đẳng nam nữ là nền tảng gốc, vì trong tận cùng, ai cũng đều có khả năng giác ngộ, bất kể tính pháí, giai cấp, chủng tộc, màu da...
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 6527)
Một trong những minh họa rõ nét nhất về sự bất bình đẳng giới ở Thái Lan, cụ thể là sự bất bình đẳng giới trong hàng ngũ xuất gia của Phật giáo Thái Lan, đó là bộ phim tài liệu White robes, Saffron dreams (Hàng bạch y và giấc mơ được khoác y vàng).
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12274)
Một trong những vị cao tăng của Úc, ngài Ajahn Brahm, được Việt Nam mời đọc tham luận về “ Bình Đẳng Giới và Trao Quyền cho Nữ Giới ” tại đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam vào tháng 5 , 2014. Thật không may là Ajahn Brahm đã không được phép trình bày bài tham luận này do một lệnh cấm từ Ban Tổ Chức UN Vesak áp đặt chỉ một ngày trước khi hội nghị bắt đầu.