Phẩm 29: Thọ Thần Tán Dương

01 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 14699)

KINH KIM QUANG MINH
(KINH ÁNH SÁNG HOÀNG KIM)
Hoà Thượng Thích Trí Quang Dịch Giải 
Bản Hoa Dịch của Ngài Nghĩa Tịnh

 

Phẩm 29: Thọ Thần Tán Dương 

Bấy giờ Bồ đề thọ thần cũng sử dụng chỉnh cú tán dương đức Thế tôn.

(1) Kính lạy tuệ giác 
cực kỳ thanh tịnh, 
kính lạy tuệ giác 
thường cầu chánh pháp, 
kính lạy tuệ giác 
tách rời phi pháp, 
kính lạy tuệ giác 
vĩnh siêu phân biệt. 
(2) Hiếm có cái hạnh 
không có biên cương, 
hiếm có khó thấy 
như hoa ưu đàm, 
hiếm có như biển 
trấn cho núi chúa (104) , 
hiếm có ánh sáng 
không có số lượng. 
(3) Hiếm có cái nguyện 
từ bi rộng lớn, 
hiếm có cái sáng 
vượt quá thái dương, 
tuyên thuyết kinh này 
ngọc trong các kinh, 
thương tưởng lợi ích 
cho bao sinh linh. 
(4) Thể hiện vắng lặng 
giác quan định tĩnh, 
hội nhập vắng lặng 
thành trì niết bàn, 
sống trong vắng lặng. 
các pháp đẳng trì (105) , 
thấu triệt vắng lặng 
lĩnh vực sâu xa. 
(5) Trú ở ở trong 
cái Không siêu việt, 
đệ tử cũng thấy 
bản thân là không, 
cũng thấy các pháp 
toàn không tự tánh, 
cũng thấy chúng sinh 
toàn là vắng lặng. 
(6) Con thường nhớ đến 
chư vị Thế tôn, 
con thường thích nhìn 
chư vị Thế tôn, 
con thường thiết tha 
đối với Thế tôn, 
con thường gặp được 
mặt trời Thế tôn. 
(7) Con thường kính lạy 
chư vị Thế tôn, 
khao khát ước nguyện 
lòng không rời bỏ, 
cảm kích rơi lệ 
lòng không gián đoạn, 
nguyện được phụng sự 
lòng không nhàm chán. 
(8) Xin đức Thế tôn 
khởi tâm đại bi, 
cho con thường thấy 
dung nghi Thế tôn, 
nguyện cầu Thế tôn 
cùng Thanh tịnh chúng 
thường xuyên tế độ 
vô lượng nhân thiên. 
(9) Thân Ngài rỗng sáng 
in như không gian, 
biến thể thì như 
ảo tượng, trăng nước (106) . 
Xin Ngài tuyên thuyết 
niết bàn cam lộ, 
để phát sinh ra 
cái khối công đức. 
(10) Lĩnh vực thanh tịnh 
của đức Thế tôn, 
từ bi, chánh hạnh 
toàn bất tư nghị; 
Thanh văn Độc giác 
đã không lường nổi, 
mà chư Bồ tát 
cũng không lường thấu. 
(11) Xin đức Thế tôn 
thương tưởng đến con, 
thường cho con thấy 
thân đấng Đại bi. 
Con đem ba nghiệp 
không hề mệt mỏi 
thờ đức Đại từ, 
nguyện con mau chóng 
thoát khỏi sinh tử 
hội về chân như. 
Đức Thế tôn nghe những chỉnh cú tán dương này rồi, dùng tiếng Phạn âm mà bảo Bồ đề thọ thần, lành thay thiện nữ; thiện nữ có thể có những lời tán dương tự lợi lợi tha như vậy, tán dương diệu tướng của pháp thân Như lai, cái thân chân thật, không dối, trong sáng. Do công đức tán dương này làm cho thiện nữ mau chóng chứng được bồ đề tối thượng, lại làm cho chúng sinh cùng tu tập như thiện nữ. Ai nghe được những lời tán dương này thì nhập vào Cam lộ, vào cửa Vô sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6539)
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6396)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biến là lễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên. Lễ hội này được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng Bảy âm lịch.
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6654)
Nhưng ở đây, chúng ta có thể đặt nghi vấn: Nếu nhờ chư Tăng chú nguyện mà bà mẹ Ngài Mục Kiền Liên thoát khỏi cảnh đọa lạc, thì hóa ra lý Nhân quả cũng có trường hợp ngoại lệ? Và Phật tử chúng ta chỉ cần nương nhờ thần lực của chư Phật cùng Thánh chúng, dù có tạo nghiệp ác cũng không sợ sa vào khổ xứ?
21 Tháng Tám 2015(Xem: 7974)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 9729)
Thời tiết thật oi bức suốt một tuần lễ qua. Đâu đó trên đường, có những cảnh báo về hạn hán, kêu gọi mọi người tiết kiệm, hạn chế việc dùng nước. Nạn hạn hán đã kéo dài ở xứ này liên tục bốn năm qua. Nhiều cây kiểng và những bãi cỏ xanh của các công xưởng, công viên, gia cư tại đô thị đã lần lượt biến mất. Mọi người, mọi nhà đều phải tự ý thức trách nhiệm của mình đối với thiên tai này.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 6492)
Năm nào cũng vậy mỗi khi sắp đến ngày lễ Vu Lan là tôi đọc lại Võ Hồng: Nghĩ về mẹ, Một bông hồng cho cha, Tiếng chuông triêu mộ, Áo em cài hoa trắng, Mái chùa xưa, Màu áo nâu sòng, Đi con đường khác, Hữu thân hữu khổ….
19 Tháng Tám 2015(Xem: 8319)
Ta còn một dòng sông_ dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời. Ta còn một bầu trời_ bầu trời cao vời thăm thẳm ngút trùng khơi để ngày thơ mẹ nâng ta lên những tầm cao cuộc sống, khi ngày tháng truân chuyên cam chịu mẹ vẫn mỉm cười vì tất cả cho con.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4523)
Kinh Vu Lan Bồn, do ngài Trúc Pháp Hộ (Dharmarakṣa – Đàm-ma-la-sát 230 – 316) dịch vào đời Tây Tấn, là một trong số những kinh văn được dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữ từ khá sớm, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ở quyển số 16, kinh số 685,
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4969)
Kinh Vu Lan hiện được dịch ra tiếng Việt và được phổ thơ để các Phật tử dễ đọc tụng và dễ nhớ. Hiện nay trên mạng Internet ở vài trang lưu trữ Kinh Phật có bản khắc gỗ Càn Long, khắc gỗ Vĩnh Lạc Bắc tạng, Kinh Vu Lan bằng tiếng Hán do ngài Trúc Pháp Hộ dịch.