Phẩm 29: Thọ Thần Tán Dương

01 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 14700)

KINH KIM QUANG MINH
(KINH ÁNH SÁNG HOÀNG KIM)
Hoà Thượng Thích Trí Quang Dịch Giải 
Bản Hoa Dịch của Ngài Nghĩa Tịnh

 

Phẩm 29: Thọ Thần Tán Dương 

Bấy giờ Bồ đề thọ thần cũng sử dụng chỉnh cú tán dương đức Thế tôn.

(1) Kính lạy tuệ giác 
cực kỳ thanh tịnh, 
kính lạy tuệ giác 
thường cầu chánh pháp, 
kính lạy tuệ giác 
tách rời phi pháp, 
kính lạy tuệ giác 
vĩnh siêu phân biệt. 
(2) Hiếm có cái hạnh 
không có biên cương, 
hiếm có khó thấy 
như hoa ưu đàm, 
hiếm có như biển 
trấn cho núi chúa (104) , 
hiếm có ánh sáng 
không có số lượng. 
(3) Hiếm có cái nguyện 
từ bi rộng lớn, 
hiếm có cái sáng 
vượt quá thái dương, 
tuyên thuyết kinh này 
ngọc trong các kinh, 
thương tưởng lợi ích 
cho bao sinh linh. 
(4) Thể hiện vắng lặng 
giác quan định tĩnh, 
hội nhập vắng lặng 
thành trì niết bàn, 
sống trong vắng lặng. 
các pháp đẳng trì (105) , 
thấu triệt vắng lặng 
lĩnh vực sâu xa. 
(5) Trú ở ở trong 
cái Không siêu việt, 
đệ tử cũng thấy 
bản thân là không, 
cũng thấy các pháp 
toàn không tự tánh, 
cũng thấy chúng sinh 
toàn là vắng lặng. 
(6) Con thường nhớ đến 
chư vị Thế tôn, 
con thường thích nhìn 
chư vị Thế tôn, 
con thường thiết tha 
đối với Thế tôn, 
con thường gặp được 
mặt trời Thế tôn. 
(7) Con thường kính lạy 
chư vị Thế tôn, 
khao khát ước nguyện 
lòng không rời bỏ, 
cảm kích rơi lệ 
lòng không gián đoạn, 
nguyện được phụng sự 
lòng không nhàm chán. 
(8) Xin đức Thế tôn 
khởi tâm đại bi, 
cho con thường thấy 
dung nghi Thế tôn, 
nguyện cầu Thế tôn 
cùng Thanh tịnh chúng 
thường xuyên tế độ 
vô lượng nhân thiên. 
(9) Thân Ngài rỗng sáng 
in như không gian, 
biến thể thì như 
ảo tượng, trăng nước (106) . 
Xin Ngài tuyên thuyết 
niết bàn cam lộ, 
để phát sinh ra 
cái khối công đức. 
(10) Lĩnh vực thanh tịnh 
của đức Thế tôn, 
từ bi, chánh hạnh 
toàn bất tư nghị; 
Thanh văn Độc giác 
đã không lường nổi, 
mà chư Bồ tát 
cũng không lường thấu. 
(11) Xin đức Thế tôn 
thương tưởng đến con, 
thường cho con thấy 
thân đấng Đại bi. 
Con đem ba nghiệp 
không hề mệt mỏi 
thờ đức Đại từ, 
nguyện con mau chóng 
thoát khỏi sinh tử 
hội về chân như. 
Đức Thế tôn nghe những chỉnh cú tán dương này rồi, dùng tiếng Phạn âm mà bảo Bồ đề thọ thần, lành thay thiện nữ; thiện nữ có thể có những lời tán dương tự lợi lợi tha như vậy, tán dương diệu tướng của pháp thân Như lai, cái thân chân thật, không dối, trong sáng. Do công đức tán dương này làm cho thiện nữ mau chóng chứng được bồ đề tối thượng, lại làm cho chúng sinh cùng tu tập như thiện nữ. Ai nghe được những lời tán dương này thì nhập vào Cam lộ, vào cửa Vô sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5947)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5891)
Nói đến nữ nhân người ta thường nghĩ đến cái đẹp về hình thức và sự nhỏ nhen ích kỷ về tâm tánh. Đó là sự nhận định một cách chung nhất từ xưa đến nay. Dù là như thế nào đi nữa thì không thể phủ nhận rằng trong bất cứ một xã hội nào thì người nữ vẫn chịu nhiều đau khổ về tinh thần và thể xác hơn người nam. Là một bậc đại trí tuệ Đức Phật đã nhìn thấu tâm can của nữ nhân không vì thế mà Ngài chán ghét họ mà ngược lại Ngài còn thương họ hơn bất cứ ai trên đời này, bởi vì rằng Ngài có một tấm lòng độ lượng vô biên có thể dung chứa hết thảy mọi chúng sanh, mọi tập tính khó ưa, khó kham nhẫn nhất.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6904)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6565)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có sự thể nhập vào đời sống thực tiễn tại Giao Châu. Đây cũng là lý do tại sao giới trí thức Nho giáo và Lão giáo đặt vấn đề đạo Phật là đạo gì? Mâu Tử đã thẳng thắn trả lời: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha, ra ngoài đường giúp nước hộ dân, khi ngồi một mình thì biết tu thân” được ghi trong tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử 1.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5584)
Đức Phật hay Đạo Phật tự ngàn xưa không những giới thiệu cho chúng ta có nhận thức được về sự KHỔ và con đường tu tập để đưa đến chấm dứt mọi sự khổ đau ngay trong hiện tại, mà còn giúp cho chúng ta có một tầm nhìn trong sáng để trang bị hoàn thiện về đạo lý “Nhân bản” của con người trên mọi sinh lộ của cuộc đời.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 4608)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan. Nếu là nội dung và ý nghĩa tương tự – thì phải là sau ngày chư tăng Nam tông ra hạ, nghĩa là sau ngày 16 Tháng 9 ÂL, đúng mùa đại lễ Dâng Y Kaṭhina)
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10205)
Mong sao chớ hóa thành mây, / Lang thang mấy nẻo đường bay cuối trời. / Chỉ mơ hóa kiếp con người, / Ngả vào tay mẹ thuở ngày ấu thơ.