Tám điều gian dối của mẹ

08 Tháng Tám 201415:54(Xem: 6144)

blank
TÁM ĐIỀU GIAN DỐI CỦA MẸ

Thiện Ý phỏng dịch

vu lan ben me Câu chuyện bắt đầu khi tôi còn là một đứa bé; Tôi là con trai của một gia đình nghèo. Chúng tôi luôn thiếu ăn. Khi nào đến giờ ăn, mẹ lúc nào cũng nhường phần ăn của bà cho tôi. Trong khi sớt cơm của bà sang chén của tôi, mẹ thường nói “ Ăn cơm đi, con trai của mẹ. Mẹ không đói.”

Đó là lời gian dối thứ nhất của mẹ.

Khi tôi đang trưởng thành, mẹ thường dành thời giờ đi câu cá bên sông gần nhà, bà hy vọng bắt được cá để cho tôi có thêm thức ăn dinh dưỡng cho mau chóng lớn. Nếu bắt được cá, mẹ thường nấu món canh cá tươi để tôi ăn uống được ngon hơn. Trong lúc tôi đang ăn, mẹ thường ngồi cạnh tôi gặm những xương cá còn sót chút thịt mà tôi vừa ăn xong. Lòng tôi thật xót xa khi thấy mẹ làm vậy. Tôi bèn dùng đũa sớt phần cá cho bà. Nhưng ngay lập tức mẹ liền từ chối và bảo rằng: “Ăn cá đi con. Mẹ không thích cá lắm đâu!”

Đó là lời gian dối thứ hai của mẹ.

Rồi khi tôi lên trung học, để có tiền cho tôi ăn học mẹ nhận hàng đóng xếp các hộp diêm về nhà làm để kiếm thêm chút ít chi tiêu trong nhà. Khi mùa đông đến, tôi thường thức giấc thấy mẹ vẫn còn thức, cặm cụi làm việc bên ngọn đèn cầy nhỏ. Tôi bèn nói: “Mẹ, sao mẹ không đi ngủ đi! Ngày mai mẹ còn phải đi làm nữa đó!” Mẹ mỉm cười nói: “Ngủ đi con cưng. Mẹ chưa có mệt.”

Đó là lời gian dối thứ ba của mẹ.

Khi kỳ thi cuối khóa đến, mẹ xin phép nghỉ làm để đưa tôi đi thi. Mẹ tôi đã ngồi chờ hàng giờ dưới nắng nóng chói chang của mặt trời hè. Khi chuông reo báo hiệu giờ thi đã qua, mẹ ngay lập tức đến đón tôi và rót một ly trà từ bình nước mẹ mang theo. Thấy mẹ mồ hôi nhễ nhại, tôi liền nhường mẹ tách trà và bảo mẹ hãy uống trước đi. Mẹ bèn nói: “ Uống đi con. Mẹ không có khát!”

Đó là lời gian dối thứ tư của mẹ.

Sau khi cha tôi chết vì bệnh, bà mẹ đáng thương của tôi lại đóng vai gà mẹ nuôi con. Bà phải nuôi tôi một mình. Gia đình tôi càng ngày càng túng quẫn. Ngày ngày đau khổ dù nhờ người cậu tốt bụng thỉnh thoảng giúp đỡ. Hàng xóm thường khuyên mẹ, sao không đi bước nữa. Nhưng mẹ cứng đầu, gạt bỏ mọi lời khuyên can; và nói rằng: “ Mẹ không cần tình yêu nữa!”

Đó là lời gian dối thứ năm của mẹ.

Sau khi tôi đã học xong và có được việc làm, đã đến lúc mẹ tôi phải về hưu. Nhưng bà không muốn; mẹ thường đi ra chợ sáng sớm, buôn bán một ít rau tươi để có tiền chi tiêu trong nhà. Tôi làm việc ở một thành phố khác và luôn gửi tiền giúp mẹ. Nhưng mẹ thường không nhận tiền tôi giúp mà đôi khi còn gửi trả lại. Bà nói: “Mẹ đã có đủ tiền xài!”

Đó là lời gian dối thứ sáu của mẹ.

Sau khi tốt nghiệp cử nhân, tôi xin học tiếp thạc sĩ. Tôi được một hãng lớn cho học bổng và cuối cùng làm việc cho hãng này. Nhờ mức lương cao, tôi dự định đưa mẹ về sống chung để bà được hưởng sự an nhàn. Nhưng mẹ không muốn làm tôi lo lắng vì bà. Nên mẹ nói rằng: “Mẹ sống ở đây quen rồi!”

Đó là lời gian dối thứ bảy của mẹ.

Khi về già, mẹ tôi bị ung thư bao tử nên phải nằm bệnh viện. Tôi sống xa mẹ hàng ngàn cây số, nhưng vẫn về thăm mẹ thương yêu. Sau khi mổ, mẹ nằm yếu ớt trên giường bệnh. Mẹ trông đã già, nhìn tôi chăm chú. Mẹ cố gắng hết sức để nở một nụ cười cho tôi vui, nhưng rõ ràng rất khó khăn. Tôi thấy rõ căn bệnh đã làm mẹ yếu nhiều. Bà trông yếu ớt và mỏng manh. Tôi nhìn mẹ mà nước mắt tuôn rơi. Lòng tôi đau đớn khi thấy mẹ trong tình cảnh đó. Nhưng mẹ tôi, với một chút sức tàn còn lại, nói rằng: “Đừng khóc, con yêu. Mẹ không có đau đớn gì đâu!”

Đó là lời gian dối thứ tám và cũng là lời gian dối cuối cùng.

Sau lời gian dối ấy, người mẹ tôi thương yêu nhất đời nhắm mắt ra đi mãi mãi.

Vô Danh

(Thiện Ý phỏng dịch)

Nguồn online:

‘8 Lies of A Mother’ by an unknown author.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7118)
...Có những câu thơ kỳ lạ vô cùng, nó nằm sâu trong tiềm thức. Đọc một lần tưởng chừng như quên mất. Bỗng một hôm bừng dậy rõ nét. Thơ cũng là một Pháp, nhìn trên khía cạnh hiện tượng học. Phải đủ duyên mới hiện diện. Câu thơ trên của Thanh Tịnh hay quá, phổ cập quá, tác giả Nhất Hạnh trích lại nguyên bài trong đoạn đầu đoản văn Bông Hồng Cài Áo, dễ khơi dậy ngay niềm rúng động đối tất cả mọi người.
11 Tháng Tám 2014(Xem: 6626)
Tháng 7 Vu lan lại đến với những suy ngẫm về đạo hạnh và hiếu lễ của con người. Đại đức Thích Tâm Hải - phó ban văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo VN - đã dành cho TTCT một cuộc trò chuyện về chủ đề này.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 6238)
“Mỗi mùa xuân sang mẹ tôi già thêm một tuổi, mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa mẹ càng gần, rồi mùa xuân đến, tóc trắng mẹ bay như gió như mây bay qua đời con, như gió như mây bay qua trần gian, ôi mẹ của tôi. Mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi,...” ; và hôm nay, những người con, người cháu của mẹ đã thật sự mồ côi.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 5220)
Một Lễ Vu Lan nữa lại đến. Đối với người Việt Nam thì đây là một ngày lễ quan trọng bậc nhất trong năm. Vào ngày này, dường như ai cũng ra sức tìm cách báo hiếu với những bậc sinh thành hoặc ra sức thể hiện sự quan tâm đến những người thân đã quá cố. Và, khi cuộc sống vật chất của những người đang sống ngày càng no đủ, sự quan tâm đến người quá cố vì thế cũng tràn đầy… vật chất.
08 Tháng Tám 2014(Xem: 5126)
Rằm Tháng Bảy là ngày Vu Lan / Ngày hạnh hiếu kính dâng Mẹ hiền / Mẹ vì con bao ngày tần tảo / Xả thân mình nuôi đàn con thơ / (Bài viết song ngữ)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 12888)
Cứ mỗi độ thu về, chúng ta lại có dịp cử hành lễ Vu Lan báo hiếu. Báo hiếu là bổn phận thiêng liêng của tất cả mọi người. Đông cũng như Tây, xưa cũng như nay, những người con hiếu thảo không ai là không nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đây là tuyển tập nhạc chủ đề Vu Lan và Mẹ…
06 Tháng Tám 2014(Xem: 6587)
Rằm tháng Bảy còn gọi là ngày lễ Vu lan. Đây không chỉ là ngày lễ của riêng Phật giáo mà còn là ngày lễ lớn cho những người con nước Việt, thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với các đấng sinh thành dưỡng dục của mình.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 6735)
Hôm ấy, tôn giả Sāriputta thấy đã hội đủ duyên thời nên cùng với hội chúng tỳ-khưu về quê nhà để ngài có dịp báo hiếu mẹ. Ngôi làng Nālakā cũng được gọi tên là Upatissa, trước đây bà-la-môn giáo rất thịnh hành, bây giờ đã đến lúc suy tàn. Cả hàng trăm chỗ thờ cúng, lễ lạy nơi đền thiêng, bảo tháp, cội cây giờ đã trở nên hoang lạnh.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 5668)
“Được nghe, chư Phật ra đời đều do cha mẹ mà có thân, muôn loài sanh trưởng thảy nhờ trời đất che chở. Cho nên, không có cha mẹ thì chẳng sanh, không có trời đất thì chẳng trưởng, thảy nhờ ân dưỡng dục, đều thọ đức chở che.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 6371)
Mùa Vu Lan, đọc báo trong nước thấy thiên hạ bây giờ bỗng khoái chuyện vàng mã hơn bao giờ hết. Một ông triệu phú miền Bắc chỉ trong một đêm đã đốt sạch 1000 con ngựa giấy và hình nhân trị giá 400 triệu đồng Việt Nam. Đổi sang tiền Mỹ, số vàng mã đó trên 20 ngàn dollar. Lại thêm một chuyện để suy nghĩ...