Tám điều gian dối của mẹ

08 Tháng Tám 201415:54(Xem: 6109)

blank
TÁM ĐIỀU GIAN DỐI CỦA MẸ

Thiện Ý phỏng dịch

vu lan ben me Câu chuyện bắt đầu khi tôi còn là một đứa bé; Tôi là con trai của một gia đình nghèo. Chúng tôi luôn thiếu ăn. Khi nào đến giờ ăn, mẹ lúc nào cũng nhường phần ăn của bà cho tôi. Trong khi sớt cơm của bà sang chén của tôi, mẹ thường nói “ Ăn cơm đi, con trai của mẹ. Mẹ không đói.”

Đó là lời gian dối thứ nhất của mẹ.

Khi tôi đang trưởng thành, mẹ thường dành thời giờ đi câu cá bên sông gần nhà, bà hy vọng bắt được cá để cho tôi có thêm thức ăn dinh dưỡng cho mau chóng lớn. Nếu bắt được cá, mẹ thường nấu món canh cá tươi để tôi ăn uống được ngon hơn. Trong lúc tôi đang ăn, mẹ thường ngồi cạnh tôi gặm những xương cá còn sót chút thịt mà tôi vừa ăn xong. Lòng tôi thật xót xa khi thấy mẹ làm vậy. Tôi bèn dùng đũa sớt phần cá cho bà. Nhưng ngay lập tức mẹ liền từ chối và bảo rằng: “Ăn cá đi con. Mẹ không thích cá lắm đâu!”

Đó là lời gian dối thứ hai của mẹ.

Rồi khi tôi lên trung học, để có tiền cho tôi ăn học mẹ nhận hàng đóng xếp các hộp diêm về nhà làm để kiếm thêm chút ít chi tiêu trong nhà. Khi mùa đông đến, tôi thường thức giấc thấy mẹ vẫn còn thức, cặm cụi làm việc bên ngọn đèn cầy nhỏ. Tôi bèn nói: “Mẹ, sao mẹ không đi ngủ đi! Ngày mai mẹ còn phải đi làm nữa đó!” Mẹ mỉm cười nói: “Ngủ đi con cưng. Mẹ chưa có mệt.”

Đó là lời gian dối thứ ba của mẹ.

Khi kỳ thi cuối khóa đến, mẹ xin phép nghỉ làm để đưa tôi đi thi. Mẹ tôi đã ngồi chờ hàng giờ dưới nắng nóng chói chang của mặt trời hè. Khi chuông reo báo hiệu giờ thi đã qua, mẹ ngay lập tức đến đón tôi và rót một ly trà từ bình nước mẹ mang theo. Thấy mẹ mồ hôi nhễ nhại, tôi liền nhường mẹ tách trà và bảo mẹ hãy uống trước đi. Mẹ bèn nói: “ Uống đi con. Mẹ không có khát!”

Đó là lời gian dối thứ tư của mẹ.

Sau khi cha tôi chết vì bệnh, bà mẹ đáng thương của tôi lại đóng vai gà mẹ nuôi con. Bà phải nuôi tôi một mình. Gia đình tôi càng ngày càng túng quẫn. Ngày ngày đau khổ dù nhờ người cậu tốt bụng thỉnh thoảng giúp đỡ. Hàng xóm thường khuyên mẹ, sao không đi bước nữa. Nhưng mẹ cứng đầu, gạt bỏ mọi lời khuyên can; và nói rằng: “ Mẹ không cần tình yêu nữa!”

Đó là lời gian dối thứ năm của mẹ.

Sau khi tôi đã học xong và có được việc làm, đã đến lúc mẹ tôi phải về hưu. Nhưng bà không muốn; mẹ thường đi ra chợ sáng sớm, buôn bán một ít rau tươi để có tiền chi tiêu trong nhà. Tôi làm việc ở một thành phố khác và luôn gửi tiền giúp mẹ. Nhưng mẹ thường không nhận tiền tôi giúp mà đôi khi còn gửi trả lại. Bà nói: “Mẹ đã có đủ tiền xài!”

Đó là lời gian dối thứ sáu của mẹ.

Sau khi tốt nghiệp cử nhân, tôi xin học tiếp thạc sĩ. Tôi được một hãng lớn cho học bổng và cuối cùng làm việc cho hãng này. Nhờ mức lương cao, tôi dự định đưa mẹ về sống chung để bà được hưởng sự an nhàn. Nhưng mẹ không muốn làm tôi lo lắng vì bà. Nên mẹ nói rằng: “Mẹ sống ở đây quen rồi!”

Đó là lời gian dối thứ bảy của mẹ.

Khi về già, mẹ tôi bị ung thư bao tử nên phải nằm bệnh viện. Tôi sống xa mẹ hàng ngàn cây số, nhưng vẫn về thăm mẹ thương yêu. Sau khi mổ, mẹ nằm yếu ớt trên giường bệnh. Mẹ trông đã già, nhìn tôi chăm chú. Mẹ cố gắng hết sức để nở một nụ cười cho tôi vui, nhưng rõ ràng rất khó khăn. Tôi thấy rõ căn bệnh đã làm mẹ yếu nhiều. Bà trông yếu ớt và mỏng manh. Tôi nhìn mẹ mà nước mắt tuôn rơi. Lòng tôi đau đớn khi thấy mẹ trong tình cảnh đó. Nhưng mẹ tôi, với một chút sức tàn còn lại, nói rằng: “Đừng khóc, con yêu. Mẹ không có đau đớn gì đâu!”

Đó là lời gian dối thứ tám và cũng là lời gian dối cuối cùng.

Sau lời gian dối ấy, người mẹ tôi thương yêu nhất đời nhắm mắt ra đi mãi mãi.

Vô Danh

(Thiện Ý phỏng dịch)

Nguồn online:

‘8 Lies of A Mother’ by an unknown author.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6409)
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6248)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biến là lễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên. Lễ hội này được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng Bảy âm lịch.
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6502)
Nhưng ở đây, chúng ta có thể đặt nghi vấn: Nếu nhờ chư Tăng chú nguyện mà bà mẹ Ngài Mục Kiền Liên thoát khỏi cảnh đọa lạc, thì hóa ra lý Nhân quả cũng có trường hợp ngoại lệ? Và Phật tử chúng ta chỉ cần nương nhờ thần lực của chư Phật cùng Thánh chúng, dù có tạo nghiệp ác cũng không sợ sa vào khổ xứ?
21 Tháng Tám 2015(Xem: 7825)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 9587)
Thời tiết thật oi bức suốt một tuần lễ qua. Đâu đó trên đường, có những cảnh báo về hạn hán, kêu gọi mọi người tiết kiệm, hạn chế việc dùng nước. Nạn hạn hán đã kéo dài ở xứ này liên tục bốn năm qua. Nhiều cây kiểng và những bãi cỏ xanh của các công xưởng, công viên, gia cư tại đô thị đã lần lượt biến mất. Mọi người, mọi nhà đều phải tự ý thức trách nhiệm của mình đối với thiên tai này.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 6372)
Năm nào cũng vậy mỗi khi sắp đến ngày lễ Vu Lan là tôi đọc lại Võ Hồng: Nghĩ về mẹ, Một bông hồng cho cha, Tiếng chuông triêu mộ, Áo em cài hoa trắng, Mái chùa xưa, Màu áo nâu sòng, Đi con đường khác, Hữu thân hữu khổ….
19 Tháng Tám 2015(Xem: 8201)
Ta còn một dòng sông_ dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời. Ta còn một bầu trời_ bầu trời cao vời thăm thẳm ngút trùng khơi để ngày thơ mẹ nâng ta lên những tầm cao cuộc sống, khi ngày tháng truân chuyên cam chịu mẹ vẫn mỉm cười vì tất cả cho con.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4418)
Kinh Vu Lan Bồn, do ngài Trúc Pháp Hộ (Dharmarakṣa – Đàm-ma-la-sát 230 – 316) dịch vào đời Tây Tấn, là một trong số những kinh văn được dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữ từ khá sớm, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ở quyển số 16, kinh số 685,
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4854)
Kinh Vu Lan hiện được dịch ra tiếng Việt và được phổ thơ để các Phật tử dễ đọc tụng và dễ nhớ. Hiện nay trên mạng Internet ở vài trang lưu trữ Kinh Phật có bản khắc gỗ Càn Long, khắc gỗ Vĩnh Lạc Bắc tạng, Kinh Vu Lan bằng tiếng Hán do ngài Trúc Pháp Hộ dịch.