Khói lam cuộc tình

05 Tháng Tám 201408:36(Xem: 6356)

blank
KHÓI LAM CUỘC TÌNH

Toại Khanh

blankMùa Vu Lan, đọc báo trong nước thấy thiên hạ bây giờ bỗng khoái chuyện vàng mã hơn bao giờ hết. Một ông triệu phú miền Bắc chỉ trong một đêm đã đốt sạch 1000 con ngựa giấy và hình nhân trị giá 400 triệu đồng Việt Nam. Đổi sang tiền Mỹ, số vàng mã đó trên 20 ngàn dollar. Lại thêm một chuyện để suy nghĩ...

Có lẽ không ít người đã cho ông triệu phú đó là mê tín, là thiếu trí. Nhưng thử hỏi những người không đồng ý chuyện đốt vàng mã có đúng là không mê tín, mù quáng như ông ta? Bỏ một đời theo đuổi một lý tưởng sống hại mình hại người, dù về đời hay đạo, chẳng phải đốt vàng mã thì còn là gì nữa. Ai dám nghĩ những giấc mộng đời chẳng là vàng mã!

Con người là phải vậy thôi. Cái gì cụ thể rõ ràng quá thường không hấp dẫn người ta. Thiên hạ cứ nghĩ về những thứ xa vời để tha hồ mộng mị. Tình yêu đầu đời, ma túy, tước vị,... và bao thứ mê muội khác ở đời đều phải có chút gì váng vất mơ hồ mới cuốn hút được người ta. Ai nghe hay đọc đến những nhận xét kiểu này cũng cứ lắc đầu chối phăng: Riêng tôi thì đâu có vậy, đừng vơ đũa cả nắm chứ!

Anh chống đối chuyện đốt vàng mã nhưng thay vào đó là anh đốt cả đời mình cho một viễn tượng xa vời nào đó trong tình yêu, tôn giáo, chính trị và đôi khi cả văn hóa nữa. Vùi đầu làm một nhà thơ, đêm ngày mơ màng với những câu chữ, ý tứ man mác... Hay đêm ngày cầu nguyện một ông via bà via nào đó mà không cần đến một chút suy tư tra vấn... Hoặc theo đuổi một nỗi quan hoài về xã hội mà chưa một lần ngó lại xem nó có là niềm hoang tưởng hay không... Tất thảy đều là những kiểu đốt vàng mã, thậm chí còn tốn kém gấp ngàn lần thứ vàng mã mà mấy bà vẫn đốt đều đặn mỗi Vu Lan nữa.

Chuyện vàng mã đâu phải chỉ có chừng đó cái để nói. Còn có một cái khác nhức nhối hơn nhiều. Trong số những người bỏ tiền mua vàng mã về đốt ấy, có không ít những tay trí thức hẳn hoi. Ai dám bảo họ dốt nát, mê tín. Vật lộn với trường lớp để kiếm được mảnh bằng như một cần câu cơm rồi lăn xả vào đời kiếm sống, họ đâu kịp có thời gian để nghĩ nhiều về cái gì nằm ngoài nhịp sống thường nhật, chẳng hạn tôn giáo hay triết học, tư tưởng gì đó. Rồi thì một ngày có tiền trong tay, họ hành xử theo cách của người có tiền là có hay không một cõi âm phủ cũng mặc, cứ theo lời người ta mua vàng mã đốt cho nhiều vào. Nếu không có ai nhận được những tro khói ấy thì ít gì mình cũng được cái tiếng, nghĩa là một tí mặt mũi.

Nhưng đó mới là trường hợp thứ nhất. Trường hợp thứ hai chiếm đông nhân số hơn. Đó là khi thiếu chủ kiến, không có được khả năng suy nghĩ độc lập, người ta thường khoái chạy theo đám đông. Đám đông thì làm sao sai được. Chẳng lẽ chừng đó thiên hạ đều thiếu suy nghĩ hay sao chứ. Thế là mua và đốt. Đốt vàng mã, người ta còn đốt theo đó bao nhiêu những thứ khác nữa: Trí tuệ, tiền bạc, thời gian, tình người,... Mấy trăm triệu đồng của ông triệu phú kia lẽ ra có thể giúp cho biết bao người thiếu ăn thiếu mặc.

Thân người nan đắc, chánh pháp nan văn, nhưng nếu không biết tìm minh sư thiện hữu thì cũng là một kiểu đem tiền mua vàng mã. Tôi cứ nhớ hoài câu hát dân gian đầy tục lụy này: Tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài, ai ngờ giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây. Nghĩ mà thương rồi tiếc cho nhiều người mất mấy chục năm vô giá của đời mình để lần bước theo một kiểu hướng dẫn sai lạc, nhiều lúc cũng thấy nó có vấn đề nhưng rồi vì lý do nào đó mà tiếp tục lê gót. Từng ngày trôi qua là từng đống lớn vàng mã được họ mê mải mồi lửa. Ngày cuối đời, cái có được chỉ là một chút tro tàn chưa kịp bay đi.

Chiều mưa Vu Lan, ngồi nghe Chiều Phủ Tây Hồ của Phú Quang mà ngậm ngùi thay. Em đốt đời mình, ta đốt đời ta, cũng như thiên hạ đốt vàng mã vậy thôi. Hóa vàng đi em!
Toại Khanh

Bài đọc thêm:
Đốt Vàng Mã ..một Hủ Tục Cần Hủy Bỏ (Hoàng Liên Tâm)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tám 2015(Xem: 5467)
Tháng bảy. Gió hiu hắt. Trời âm u. Nghe mùa Thu lại gần. Chiều nhạt nắng, từng sợi nước lướt thướt nối nhau – mưa ngâu. Mưa làm dịu tiết trời ngày hè oi bức. Những hạt nước trong veo cho mầm xanh dậy sống, cỏ cây tự tình theo mưa. Và, không biết do mưa tưới tẩm những cảm xúc bâng quơ trong lòng người thế tục, hay cảm xúc dâng trào vọng hướng Vu lan.
14 Tháng Tám 2015(Xem: 6744)
Vào ngày kết hôn, mẹ hỏi tôi: “Hai người trông giống ăn mày ngồi ở nơi vắng vẻ kia là ai vậy?
08 Tháng Tám 2015(Xem: 7912)
Nhắc đến Nguyễn Du (1765-1820) chúng ta thường liên tưởng đến áng văn bất hủ của Đại Thi hào là “Đoạn Trường Tân Thanh” hay “Truyện Kiều”. Hồi năm 1947, Giáo sư Trần Cửu Chấn (1906-1980)*1 đang lúc làm Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục trong Nội Các của Thủ Tướng Chánh Phủ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, đã trình Luận án Tiến Sĩ Văn Chương tại Đại Học La Sorbonne ở Paris, Pháp quốc với đề tài: “Étude critique de Poème Kim Văn Kiều”.
01 Tháng Tám 2015(Xem: 5886)
Tới giờ con phải đi rồi / Mẹ ơi con phải đi thôi mẹ à. / Khi trong bóng tối nhạt nhòa / Bình minh cô tịch hiện ra dịu hiền / Mẹ vươn tay xuống giường bên / Tìm con bé bỏng. Con bèn thưa mau: / “Bé nào còn ở đó đâu!” / Mẹ ơi Con phải đi nào còn đây.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 5262)
Như vì sao sáng xuất hiện trên vòm trời văn học Việt Nam và Âu Mỹ từ cuối thập niên 1940, Nhất Hạnh – một thiền sư, một nhà văn, nhà thơ – đã đi vào lòng người đọc bằng những tác phẩm: Bông Hồng Cài Áo, Nói Với Tuổi Hai Mươi,, Tình Người, Nẻo Về Của Ý, Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức (có nhiều bản dịch ra nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan, Thái Lan…Đặc biệt bản tiếng Anh “The Miracle of Mindfulness” được phổ biến nhiều hơn cả).
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 10123)
Hiếu là tất cả .
22 Tháng Tám 2014(Xem: 6923)
Điều tôi cảm nhận đầu tiên về người là đôi bàn tay. Tôi không nhớ lúc đó mình bao nhiêu tuổi, nhưng hình như sự hiện hữu, cuộc sống của tôi gắn liền với đôi bàn tay đó. Đôi bàn tay của mẹ, một người mẹ mù. Tôi còn nhớ những lần ngồi tô vẽ màu ở bàn ăn, trong nhà bếp. Tôi nói, “Mẹ! Xong rồi. Hãy nhìn tranh của con nầy”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
20 Tháng Tám 2014(Xem: 7703)
Từ nhỏ đến lớn… Là đến khi cha mẹ mất, chẳng bao giờ nghe ông bà nhắc đến hai chữ hiếu hạnh. Chưa hề nghe ông nói: “Con phải hiếu hạnh với mẹ cha”. Chỉ nghe ông bảo: “Mẹ ngủ, con đóng cửa nhẹ thôi”. “Con đi khẻ thôi, không thì mẹ thức giấc”. “Con lớn hơn em thì phải nhường em một chút”.