Khói lam cuộc tình

05 Tháng Tám 201408:36(Xem: 6367)

blank
KHÓI LAM CUỘC TÌNH

Toại Khanh

blankMùa Vu Lan, đọc báo trong nước thấy thiên hạ bây giờ bỗng khoái chuyện vàng mã hơn bao giờ hết. Một ông triệu phú miền Bắc chỉ trong một đêm đã đốt sạch 1000 con ngựa giấy và hình nhân trị giá 400 triệu đồng Việt Nam. Đổi sang tiền Mỹ, số vàng mã đó trên 20 ngàn dollar. Lại thêm một chuyện để suy nghĩ...

Có lẽ không ít người đã cho ông triệu phú đó là mê tín, là thiếu trí. Nhưng thử hỏi những người không đồng ý chuyện đốt vàng mã có đúng là không mê tín, mù quáng như ông ta? Bỏ một đời theo đuổi một lý tưởng sống hại mình hại người, dù về đời hay đạo, chẳng phải đốt vàng mã thì còn là gì nữa. Ai dám nghĩ những giấc mộng đời chẳng là vàng mã!

Con người là phải vậy thôi. Cái gì cụ thể rõ ràng quá thường không hấp dẫn người ta. Thiên hạ cứ nghĩ về những thứ xa vời để tha hồ mộng mị. Tình yêu đầu đời, ma túy, tước vị,... và bao thứ mê muội khác ở đời đều phải có chút gì váng vất mơ hồ mới cuốn hút được người ta. Ai nghe hay đọc đến những nhận xét kiểu này cũng cứ lắc đầu chối phăng: Riêng tôi thì đâu có vậy, đừng vơ đũa cả nắm chứ!

Anh chống đối chuyện đốt vàng mã nhưng thay vào đó là anh đốt cả đời mình cho một viễn tượng xa vời nào đó trong tình yêu, tôn giáo, chính trị và đôi khi cả văn hóa nữa. Vùi đầu làm một nhà thơ, đêm ngày mơ màng với những câu chữ, ý tứ man mác... Hay đêm ngày cầu nguyện một ông via bà via nào đó mà không cần đến một chút suy tư tra vấn... Hoặc theo đuổi một nỗi quan hoài về xã hội mà chưa một lần ngó lại xem nó có là niềm hoang tưởng hay không... Tất thảy đều là những kiểu đốt vàng mã, thậm chí còn tốn kém gấp ngàn lần thứ vàng mã mà mấy bà vẫn đốt đều đặn mỗi Vu Lan nữa.

Chuyện vàng mã đâu phải chỉ có chừng đó cái để nói. Còn có một cái khác nhức nhối hơn nhiều. Trong số những người bỏ tiền mua vàng mã về đốt ấy, có không ít những tay trí thức hẳn hoi. Ai dám bảo họ dốt nát, mê tín. Vật lộn với trường lớp để kiếm được mảnh bằng như một cần câu cơm rồi lăn xả vào đời kiếm sống, họ đâu kịp có thời gian để nghĩ nhiều về cái gì nằm ngoài nhịp sống thường nhật, chẳng hạn tôn giáo hay triết học, tư tưởng gì đó. Rồi thì một ngày có tiền trong tay, họ hành xử theo cách của người có tiền là có hay không một cõi âm phủ cũng mặc, cứ theo lời người ta mua vàng mã đốt cho nhiều vào. Nếu không có ai nhận được những tro khói ấy thì ít gì mình cũng được cái tiếng, nghĩa là một tí mặt mũi.

Nhưng đó mới là trường hợp thứ nhất. Trường hợp thứ hai chiếm đông nhân số hơn. Đó là khi thiếu chủ kiến, không có được khả năng suy nghĩ độc lập, người ta thường khoái chạy theo đám đông. Đám đông thì làm sao sai được. Chẳng lẽ chừng đó thiên hạ đều thiếu suy nghĩ hay sao chứ. Thế là mua và đốt. Đốt vàng mã, người ta còn đốt theo đó bao nhiêu những thứ khác nữa: Trí tuệ, tiền bạc, thời gian, tình người,... Mấy trăm triệu đồng của ông triệu phú kia lẽ ra có thể giúp cho biết bao người thiếu ăn thiếu mặc.

Thân người nan đắc, chánh pháp nan văn, nhưng nếu không biết tìm minh sư thiện hữu thì cũng là một kiểu đem tiền mua vàng mã. Tôi cứ nhớ hoài câu hát dân gian đầy tục lụy này: Tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài, ai ngờ giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây. Nghĩ mà thương rồi tiếc cho nhiều người mất mấy chục năm vô giá của đời mình để lần bước theo một kiểu hướng dẫn sai lạc, nhiều lúc cũng thấy nó có vấn đề nhưng rồi vì lý do nào đó mà tiếp tục lê gót. Từng ngày trôi qua là từng đống lớn vàng mã được họ mê mải mồi lửa. Ngày cuối đời, cái có được chỉ là một chút tro tàn chưa kịp bay đi.

Chiều mưa Vu Lan, ngồi nghe Chiều Phủ Tây Hồ của Phú Quang mà ngậm ngùi thay. Em đốt đời mình, ta đốt đời ta, cũng như thiên hạ đốt vàng mã vậy thôi. Hóa vàng đi em!
Toại Khanh

Bài đọc thêm:
Đốt Vàng Mã ..một Hủ Tục Cần Hủy Bỏ (Hoàng Liên Tâm)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tám 2014(Xem: 6689)
Mỗi năm cứ đến rằm tháng bảy, khắp nơi nhộn nhịp không khí Vu lan báo hiếu. Ngày ấy nhằm vào dịp mãn hạ, sau khi toàn thể chư Tăng Ni thực hiện quy chế cấm túc theo giới luật của đạo Phật, an cư tại một trú xứ, thể hiện tinh thần lục hòa cộng trụ, thu nhiếp thân tâm, trau dồi giới đức, nỗ lực thiền định.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 5869)
Nhớ một câu chuyện đăng trên báo về một bà mẹ làm ruộng ở một nơi xa xôi nào đó để nuôi đứa con trai duy nhất đi học. Đến lúc đứa bé vào được lớp cuối tiểu học thì bà mẹ bị đau cột sống không thể làm việc được. Đứa con muốn bỏ học để làm việc giúp mẹ nhưng bà nhất định không chấp nhận nên cuối cùng cậu bé “đành” phải cắp sách đi học.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 8848)
1- Hỡi ôi! Khi biết chút ít về đạo hiếu Thì mẹ đã trăng tà khuất núi Ngọn lửa nhớ thương âm ỉ tháng năm dài Một trăm bài thơ về mẹ Chỉ là mấy giọt sương phơi Không thấm ướt cây cỏ cõi lòng con hoang mạc! Ôi! Đảnh lễ bụi đất nghìn trùng Ôi! Đảnh lễ Tu Di sơn nghĩa ân cao chót vót Ngôn và lời: Đốm mộng vẽ không hoa! Tạc tượng làm sao giữa cõi ta-bà
01 Tháng Tám 2014(Xem: 9520)
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 5591)
Trong văn chương Việt Nam có biết bao là những câu chữ hay ho để mà nhớ, để mà cảm, vậy mà thật lạ, đối với tôi ba chữ Nhớ Linh Xưa trong mấy bài văn tế vẫn cứ là đẹp nhất, lồng lộng và sâu thẳm, chan chứa và nồng nàn nhất. Lý do ư? Ai sống ở đời lại chẳng có những ngớ ngẩn riêng tư không thể giải thích chứ!
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 18139)
Mỗi năm vào dịp lễ Vu Lan thì chúng ta lại được nghe một bài hát thật cảm động là bài "Bông Hồng Cài Áo" của Phạm Thế Mỹ. Bài hát mượn ý từ một đoản văn của thiền sư Nhất Hạnh viết vào năm 1962, lúc ông vừa 36 sáu tuổi và đang học về khoa Tôn Giáo Đối Chiếu tại đại học Princeton Hoa Kỳ.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 8783)
Trời Sài Gòn u ám. Mưa chợt đến chợt đi, không hề báo trước. Dưới cơn mưa do ảnh hưởng của cơn bão ngoài biển Đông, dòng người hối hả. Bên lề đường, thằng bé bước những bước cô đơn, mặc cho mưa tạt gió lùa, dẫu thân gầy nhỏ bé!
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 7569)
Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế. Trời, vẫn chỉ là một vòm không gian hữu hạn trong tầm mắt con người; biển, là bốn đại dương trên mặt địa cầu; không thể nói là vô biên, vô lượng.
01 Tháng Hai 2014(Xem: 5002)
Cách đây mấy ngàn năm, ngài Mục Kiền Liên đã thỉnh cầu Thánh chúng cầu siêu cho mẹ. Nhờ lễ cầu siêu ấy, bà thoát kiếp ngạ quỉ, sinh vào thiên giới. Nói chính xác, nhờ lòng hiếu hạnh và nội lực của hàng Thánh chúng tác động, bà mở lòng buông bỏ tham sân, nên mới thoát được kiếp ngạ quỉ. Sự buông bỏ và mở lòng đó là NHÂN khiến bà sanh thiên. Những thứ còn lại chỉ là trợ DUYÊN. Nhân duyên hội đủ quả mới thành hình.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 17137)