Mười Câu Hỏi Với Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

07 Tháng Ba 201100:00(Xem: 33758)


MƯỜI CÂU HỎI VỚI ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Tuệ Uyển chuyển ngữ

 

dalailama-01012341.- HỎI: Ngài có bao giờ cảm thấy sân hận hay giận dữ không?Kantesh Guttal, PUNE, INDIA

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô, vâng, dĩ nhiên. Tôi là một con người. Nói một cách thông thường, nếu một con người mà không bao giờ biểu lộ giận dữ, thế thì tôi nghĩ có điều gì ấy sai lạc. Người ấy không bình thường trong bộ não. [cười]

2.- HỎI: Làm thế nào ngài duy trì lối sống thật lạc quan và chân thành khi có quá nhiều thù hận trên thế giới?Joana Cotar, FRANKFURT 

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi luôn luôn nhìn mọi sự kiện trong một góc độ rộng rãi hơn. Luôn luôn có một vấn đề nào đấy, một sự giết chóc nào đấy, một hành động ám sát hay khủng bố nào đấy hay một vụ tai tiếng nào đấy khắp mọi nơi, trong mỗi ngày. Nhưng nếu bạn nghĩ cả thế giới là giống như thế, thì bạn đã sai lầm. Đối với sáu tỉ con người, những kẻ tạo nên rắc rối chỉ như một nắm tay.

3.- HỎI: Vai trò dành cho ngài đã thay đổi thế nào từ khi lần đầu tiên ngài trở thành một vị Đạt Lai Lạt Ma?Andy Thomas, CARMARTHEN, WALES 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi đã trở thành Đạt Lai Lạt Ma không phải trên căn bản của một sự tự nguyện. Cho dù tôi có sẳn sàng hay không, tôi [phải học] triết lý Đạo Phật như một tăng sinh thông thường trong những học viện Phật Giáo to lớn này. Cuối cùng tôi đã nhận ra rằng tôi có một trách nhiệm. Đôi khi nó là khó khăn, nhưng nơi mà có một sự thử thách nào đấy, đấy cũng thật sự là một cơ hội để phụng sự hơn nữa.

4.- HỎI: Ngài có thấy có bất cứ một khả năng nào của một sự hòa hợp với chính quyền Bắc Kinh trong kiếp sống này của ngài không?Joseph K.H. Cheng, MELBOURNE 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, có khả năng. Nhưng tôi nghĩ kinh nghiệm quá khứ cho thấy nó không dễ dàng. Nhiều người trong những kẻ cực đoan cứng rắn này, quan điểm của họ rất hẹp hòi và thiển cận. Họ không nhìn vấn đề trong một cung cách thánh thiện. Tuy thế, trong Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, có một sự tiếp xúc rộng rãi hơn với thế giới bên ngoài. Ngày càng có nhiều tiếng nói bất mãn trong dân chúng, đặc biệt trong những tầng lớp trí thức. Mọi thứ sẽ thay đổi – điều ấy bắt buộc phải xãy ra.

5.- HỎI: Làm thế nào chúng ta dạy con cháu chúng ta đừng sân hận? —Robyn Rice, GRAND JUNCTION, COLO. 

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Con cái luôn luôn nhìn vào cha mẹ của chúng. Cha mẹ phải điềm tĩnh thanh thản hơn. Bạn có thể dạy con cái rằng bạn đối diện nhiều vấn đề nhưng bạn phải phản ứng đến những vấn đề đó với một tâm tư định tĩnh và tuệ trí. Tôi đã luôn luôn hướng quan điểm này đến hệ thống giáo dục hiện đại: chúng ta phải chú tâm đến sự phát triển của não bộ, mà sự phát triển của lòng nhiệt thành phải là đương nhiên [ưu tiên].

6.- HỎI: Ngài có bao giờ nghĩ đến việc làm một người bình thường thay vì là một vị Đạt Lai Lạt Ma không?Grego Franco, MANILA 

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, vào lúc trẻ. Đôi khi tôi đã nghĩ, “Ô, đây là một gánh nặng. Tôi ao ước là một người Tây Tạng vô danh. Thế thì tôi sẽ có nhiều tự do hơn.” Nhưng rồi thì sau này, tôi đã nhận ra rằng vị thế của tôi là điều gì đấy hữu ích cho những người khác. Bây giờ, tôi cảm thấy vui mừng rằng tôi là một vị Đạt Lai Lạt Ma. Cùng lúc ấy, tôi không bao giờ cảm thấy rằng tôi là một người nào đấy đặc biệt. Giống nhau – tất cả chúng ta giống nhau.

7.- HỎI: Ngài có nhớ nhung Tây Tạng không? —Pamela Delgado Córdoba, AGUASCALIENTES, MEXICO 

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, nền văn hóa Tây Tạng không chỉ cổ xưa mà liên hệ đến thế giới ngày nay. Sau khi thấy những vấn đề bạo động, chúng tôi nhận ra rằng nền văn hóa Tây Tạng là từ bi và bất bạo động. Ở đấy cũng là khí hậu. Ở Ấn Độ, trong mùa mưa, quá ướt át. Rồi, tôi rất nhớ [Tây Tạng].

8.- HỎI: Ngài nói gì đến những người sử dụng tôn giáo như một lý do để bạo động hay giết hại?Arnie Domingo, QUEZON CITY, PHILIPPINES 

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Có những người vô tội, thuần thành mà họ bị kích động bởi một số người khác mà sự quan tâm của họ là khác biệt. Sự quan tâm của họ không phải là tôn giáo mà là quyền lực hay đôi khi là tiền tài. Họ kích động niềm tin tôn giáo. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta phải thực hiện một sự phân biệt: Những điều xấu xa này không là duyên cớ bởi tôn giáo.

9.- HỎI: Ngài có bao giờ mặc quần không? Ju Huang, STAMFORD, CONN. 

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Khi thời tiết thật là lạnh. Và đặc biệt trong năm 1959, khi tôi vượt thoát, tôi đã mặc quần, giống như sự ăn vận của người cư sĩ. Do thế tôi đã trãi qua, tôi có kinh nghiệm.

10.- HỎI: Ngài có tin rằng thời gian mà ngài hiện diện ở đây trên trái đất này là một sự thành công? —Les Lucas, KELOWNA, B.C. 

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Hmmm. Điều ấy là tương đối. Thật khó để nói. Tất cả đời sống con người là một phần nào đấy thất bại và một bộ phận nào đấy là thành tựu.

Ẩn Tâm Thất ngày 06/02/2011

  1. http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,1993865,00.html
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6203)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6012)
Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6484)
Unalome [u-na-lô-mê] là một biểu tượng rất phổ biến trong đời sống tâm linh tại Thái Lan. Đó là một hình tượng xoắn lò xo dạng tháp. Thông thường biểu tượng này được vẽ trên các hình xăm, hoặc khắc trên các tấm bùa hộ mệnh mà hầu hết các du khách đến Thái Lan đều có dịp xem qua hoặc sở hữu.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6846)
Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7086)
Trong bài viết này, tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đề cao sự hiểu biết, độ lượng và đối thoại liên tôn giáo vì mục đích tôn trọng các dị biệt về văn hóa và tôn giáo trên toàn cầu.
19 Tháng Chín 2015(Xem: 9543)
Thông thường Tây Tạng hạn chế các phương tiện truyền thông nước ngoài, nhưng tuần này các quan chức Trung Quốc đã hướng dẫn phái đoàn báo chí ngoại quốc tới thăm khu vực này, gần hai tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày họ chiếm đóng trên toàn lãnh thổ Himalaya.
08 Tháng Chín 2015(Xem: 7672)
Từ hơn hai thập niên, cả thế giới thắc mắc về tình hình của ngài Ban Thiền Lạt Ma, một định chế được xem như cao quý thứ nhì định chế Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với dân tộc Tây Tạng. Nhà nước Trung Quốc sau khi bắt cóc cậu bé được nhiều người tin là hậu thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma đã giữ im lặng suốt hai thập niên. Bây giờ mới lên tiếng, rằng cậu bé bây giờ là một thanh niên bình thường.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 11002)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
05 Tháng Chín 2015(Xem: 7042)
Một chủ đề riêng, ngoại vi của Thiền, nhưng cũng thể hiện được sự cần thiết của Phật giáo phổ quát khắp nơi; Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra và khảo cứu,