Mười Câu Hỏi Với Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

07 Tháng Ba 201100:00(Xem: 33727)


MƯỜI CÂU HỎI VỚI ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Tuệ Uyển chuyển ngữ

 

dalailama-01012341.- HỎI: Ngài có bao giờ cảm thấy sân hận hay giận dữ không?Kantesh Guttal, PUNE, INDIA

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô, vâng, dĩ nhiên. Tôi là một con người. Nói một cách thông thường, nếu một con người mà không bao giờ biểu lộ giận dữ, thế thì tôi nghĩ có điều gì ấy sai lạc. Người ấy không bình thường trong bộ não. [cười]

2.- HỎI: Làm thế nào ngài duy trì lối sống thật lạc quan và chân thành khi có quá nhiều thù hận trên thế giới?Joana Cotar, FRANKFURT 

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi luôn luôn nhìn mọi sự kiện trong một góc độ rộng rãi hơn. Luôn luôn có một vấn đề nào đấy, một sự giết chóc nào đấy, một hành động ám sát hay khủng bố nào đấy hay một vụ tai tiếng nào đấy khắp mọi nơi, trong mỗi ngày. Nhưng nếu bạn nghĩ cả thế giới là giống như thế, thì bạn đã sai lầm. Đối với sáu tỉ con người, những kẻ tạo nên rắc rối chỉ như một nắm tay.

3.- HỎI: Vai trò dành cho ngài đã thay đổi thế nào từ khi lần đầu tiên ngài trở thành một vị Đạt Lai Lạt Ma?Andy Thomas, CARMARTHEN, WALES 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi đã trở thành Đạt Lai Lạt Ma không phải trên căn bản của một sự tự nguyện. Cho dù tôi có sẳn sàng hay không, tôi [phải học] triết lý Đạo Phật như một tăng sinh thông thường trong những học viện Phật Giáo to lớn này. Cuối cùng tôi đã nhận ra rằng tôi có một trách nhiệm. Đôi khi nó là khó khăn, nhưng nơi mà có một sự thử thách nào đấy, đấy cũng thật sự là một cơ hội để phụng sự hơn nữa.

4.- HỎI: Ngài có thấy có bất cứ một khả năng nào của một sự hòa hợp với chính quyền Bắc Kinh trong kiếp sống này của ngài không?Joseph K.H. Cheng, MELBOURNE 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, có khả năng. Nhưng tôi nghĩ kinh nghiệm quá khứ cho thấy nó không dễ dàng. Nhiều người trong những kẻ cực đoan cứng rắn này, quan điểm của họ rất hẹp hòi và thiển cận. Họ không nhìn vấn đề trong một cung cách thánh thiện. Tuy thế, trong Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, có một sự tiếp xúc rộng rãi hơn với thế giới bên ngoài. Ngày càng có nhiều tiếng nói bất mãn trong dân chúng, đặc biệt trong những tầng lớp trí thức. Mọi thứ sẽ thay đổi – điều ấy bắt buộc phải xãy ra.

5.- HỎI: Làm thế nào chúng ta dạy con cháu chúng ta đừng sân hận? —Robyn Rice, GRAND JUNCTION, COLO. 

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Con cái luôn luôn nhìn vào cha mẹ của chúng. Cha mẹ phải điềm tĩnh thanh thản hơn. Bạn có thể dạy con cái rằng bạn đối diện nhiều vấn đề nhưng bạn phải phản ứng đến những vấn đề đó với một tâm tư định tĩnh và tuệ trí. Tôi đã luôn luôn hướng quan điểm này đến hệ thống giáo dục hiện đại: chúng ta phải chú tâm đến sự phát triển của não bộ, mà sự phát triển của lòng nhiệt thành phải là đương nhiên [ưu tiên].

6.- HỎI: Ngài có bao giờ nghĩ đến việc làm một người bình thường thay vì là một vị Đạt Lai Lạt Ma không?Grego Franco, MANILA 

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, vào lúc trẻ. Đôi khi tôi đã nghĩ, “Ô, đây là một gánh nặng. Tôi ao ước là một người Tây Tạng vô danh. Thế thì tôi sẽ có nhiều tự do hơn.” Nhưng rồi thì sau này, tôi đã nhận ra rằng vị thế của tôi là điều gì đấy hữu ích cho những người khác. Bây giờ, tôi cảm thấy vui mừng rằng tôi là một vị Đạt Lai Lạt Ma. Cùng lúc ấy, tôi không bao giờ cảm thấy rằng tôi là một người nào đấy đặc biệt. Giống nhau – tất cả chúng ta giống nhau.

7.- HỎI: Ngài có nhớ nhung Tây Tạng không? —Pamela Delgado Córdoba, AGUASCALIENTES, MEXICO 

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, nền văn hóa Tây Tạng không chỉ cổ xưa mà liên hệ đến thế giới ngày nay. Sau khi thấy những vấn đề bạo động, chúng tôi nhận ra rằng nền văn hóa Tây Tạng là từ bi và bất bạo động. Ở đấy cũng là khí hậu. Ở Ấn Độ, trong mùa mưa, quá ướt át. Rồi, tôi rất nhớ [Tây Tạng].

8.- HỎI: Ngài nói gì đến những người sử dụng tôn giáo như một lý do để bạo động hay giết hại?Arnie Domingo, QUEZON CITY, PHILIPPINES 

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Có những người vô tội, thuần thành mà họ bị kích động bởi một số người khác mà sự quan tâm của họ là khác biệt. Sự quan tâm của họ không phải là tôn giáo mà là quyền lực hay đôi khi là tiền tài. Họ kích động niềm tin tôn giáo. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta phải thực hiện một sự phân biệt: Những điều xấu xa này không là duyên cớ bởi tôn giáo.

9.- HỎI: Ngài có bao giờ mặc quần không? Ju Huang, STAMFORD, CONN. 

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Khi thời tiết thật là lạnh. Và đặc biệt trong năm 1959, khi tôi vượt thoát, tôi đã mặc quần, giống như sự ăn vận của người cư sĩ. Do thế tôi đã trãi qua, tôi có kinh nghiệm.

10.- HỎI: Ngài có tin rằng thời gian mà ngài hiện diện ở đây trên trái đất này là một sự thành công? —Les Lucas, KELOWNA, B.C. 

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Hmmm. Điều ấy là tương đối. Thật khó để nói. Tất cả đời sống con người là một phần nào đấy thất bại và một bộ phận nào đấy là thành tựu.

Ẩn Tâm Thất ngày 06/02/2011

  1. http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,1993865,00.html
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Ba 2016(Xem: 5462)
Chuông báo thức đúng 4 giờ sáng. Tôi bấm nút tắt với sự thư thái. Tôi đã mua chiếc đồng hồ du lịch một ngày trước tại một cửa hàng, và tôi đã lo lắng rằng không biết nó có hoạt động chính xác hay không. Tôi đã kinh nghiệm nhiều lần thất vọng trong quá khứ với những chiếc đồng hồ do Ấn Độ sản xuất.
18 Tháng Ba 2016(Xem: 5336)
Phong trào Dorje Shugden đã nhận sự hỗ trợ bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chiến dịch chung của họ nhằm hạ uy tín của lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đang diễn ra rất mạnh mẽ, đặc biệt là ở nước Anh.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5555)
GENEVA - Một tổ chức Phật-giáo dẫn đầu các hoạt động chống Đạt Lai Lạt Ma hủy bỏ kế hoạch biểu tình và tự giải tán, theo thông báo phổ biến qua mạng – diễn biến này phát sinh sau phóng sự điều tra của Reuters tố cáo đảng CS Trung Quốc ám trợ một nhóm Phật tử biểu tình đối đầu Đức Đạt Lai Lạt Ma tại mọi nơi mà ngài viếng thăm.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 5353)
Tôi chú ý đến cô ta trong đám đông ngay lập tức. Cô vươn mình ra phía trước, chỉ phía sau làn dây nhung lớn ngăn cách trong phòng khánh tiết nhỏ của lâu đài Prague ( thủ đô Cộng Hòa Czech). Cô là một phụ nữ hấp dẫn, có lẻ trong độ tuổi ba mươi. Khuôn mặt sôi nổi với sự mong đợi.
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 5414)
Trung Quốc vừa công bố danh sách những “Phật sống” của vùng Tây Tạng nhưng loại tên của thủ lĩnh tinh thần Đạt Lai Lạt Ma khỏi danh sách lần đầu tiên được công bố này.
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 6830)
TÔI TIN MỤC TIÊU của tất cả những tôn giáo quan trọng trên thế giới không phải là xây dựng những chùa viện to lớn bên ngoài, nhưng là tạo dựng những chùa viện của từ bi và thánh thiện nội tại, bên trong những trái tim của chúng ta.
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 7102)
Quy định kiểm soát đối với những dòng truyền thừa xảy ra trong phạm vi thời đại của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 không tránh khỏi đặt ra vấn đề người thừa kế của ngài. Bắc Kinh đã quyết định quy định sự kế vị, không thèm đếm xỉa đến quyền đạo đức và tâm linh của người Tây Tạng.
13 Tháng Giêng 2016(Xem: 6710)
TRONG MÙA ĐÔNG của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
11 Tháng Giêng 2016(Xem: 7682)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta. Đó là kinh nghiệm được liên hệ bởi nhà tâm lý học nổi tiếng Paul Ekman
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 6834)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật, và tôi trì tụng những lời tán thán được viết bởi đại hiền nhân Ấn Độ, Long Thọ. Tôi đọc lời cầu nguyện nằm xuống, hai tay chấp lại, nửa tôn kính, nửa như ngủ, …