Kiến Tạo Lại Tượng Phật Khổng Lồ ở Bamyan (A-phú-hãn) Hoang Phong Chuển Ngữ

07 Tháng Ba 201100:00(Xem: 31998)


Kiến tạo lại tượng Phật khổng lồ

ở Bamyan (A-Phú-Hãn)

 (tin AFP ngày 25.02.11)

 

1 2

image004image002image006 

1) Pho tượng lớn trước và sau khi bị phá sập, 2) Pho tượng nhỏ trước khi bị phá sập

 

Kiến tạo lại một trong hai pho tượng Phật khổng lồ ở Bamyan tại A-Phú-Hãn (Afghanistan) là một công trình có thể thực hiện được. Hai pho tượng này bị các người Hồi giáo Taliban đặt mìn phá tan vào năm 2001.

Giáo sư Erwin Emmerling của Đại học Kỹ thuật thành phố Munich (Đức quốc) là người phụ trách dự án này, vào ngày 25 tháng 2 vừa qua đã tuyên bố rằng trong hai pho tượng khổng lồ ở Bamyan thì pho tượng nhỏ – cao 38 thước – nhất định có thể tái tạo được bằng cách « ráp các mảnh vỡ » mà các nhà khảo cổ đã thu nhặt và cất giữ. Thế nhưng cũng theo ông thì việc tái tạo pho tượng lớn cao 55 mét có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Ráp lại các mảnh vỡ bằng một phương pháp hoàn toàn mới mẻ

Pho tượng lớn được khắc nổi trong một hốc đá sâu 12 mét, khoét thẳng vào một vách núi bằng sa thạch. Trong khi đó bức tượng nhỏ được khắc trong một hốc đá chỉ sâu có 2 mét.

Giáo sư Erwin Emmerling đề nghị ráp các khối đá của pho tượng nhỏ bị vỡ bằng bằng cách dùng một chất keo silic hữu cơ, đây là một loại keo hoàn toàn mới vừa được phát minh. Keo silic hữu cơ thích nghi hơn với khí hậu của thung lũng Bamyan so với loại keo tổng hợp thông thường.

Thế nhưng trở ngại lớn nhất là phải xây dựng một nhà máy sản xuất loại keo này ngay bên cạnh nơi tái tạo bức tượng. Nếu không thì phải chuyển các mảnh vỡ về tận Đức quốc để lắp ráp, và người ta cũng hiểu rằng có khoảng 1.400 khối đá tất cả và nhiều khối nặng hơn hai tấn.

Các khối đá được cất giữ trong một kho chứa tạm thời

Hiện nay các khối đá được cất giữ cẩn thận trong một kho chứa trong thung lũng Bamyan, thế nhưng Giáo sư Erwin Emmerling rất lo ngại vì theo ông : « Việc tồn kho các khối đá chỉ có thể kéo dài thêm vài năm vì sa thạch có độ xốp cao ».

Vào thế kỷ thứ X, thành phố Bamyan từng là một trung tâm Phật giáo rất lớn và tấp nập, thuộc vùng trung tâm của A-Phú-Hãn và nằm trên trên con đường Tơ lụa. Theo Giáo sư Erwin Emmerling thì pho tượng nhỏ được tạc vào khoảng năm 544 đến 595, và pho tượng lớn vào khoảng 591 đến 644. Áo cà-sa tạc trên hai pho tượng khá dài. Sau khi phân tích hàng trăm mảnh vỡ, các nhà khoa học cho biết áo cà-sa trên hai pho tượng có màu xanh dương đậm và hồng. Thế nhưng về sau thì áo cà-sa trên pho tượng lớn được sơn đỏ và áo cà-sa của pho tượng nhỏ lại được sơn trắng.

Cơ quan UNESCO của Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức một Hội nghị Quốc tế tại thủ đô Paris vào ngày 3 tháng 3 năm 2011 để kỷ niệm 10 năm hai pho tượng bị phá sập và tổng kết sự tiến triển của dự án tái tạo đang được thực hiện.

 Hoang Phong tổng kết bản tin của AFP (25.02.11)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6184)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 5982)
Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6452)
Unalome [u-na-lô-mê] là một biểu tượng rất phổ biến trong đời sống tâm linh tại Thái Lan. Đó là một hình tượng xoắn lò xo dạng tháp. Thông thường biểu tượng này được vẽ trên các hình xăm, hoặc khắc trên các tấm bùa hộ mệnh mà hầu hết các du khách đến Thái Lan đều có dịp xem qua hoặc sở hữu.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6819)
Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7068)
Trong bài viết này, tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đề cao sự hiểu biết, độ lượng và đối thoại liên tôn giáo vì mục đích tôn trọng các dị biệt về văn hóa và tôn giáo trên toàn cầu.
19 Tháng Chín 2015(Xem: 9529)
Thông thường Tây Tạng hạn chế các phương tiện truyền thông nước ngoài, nhưng tuần này các quan chức Trung Quốc đã hướng dẫn phái đoàn báo chí ngoại quốc tới thăm khu vực này, gần hai tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày họ chiếm đóng trên toàn lãnh thổ Himalaya.
08 Tháng Chín 2015(Xem: 7653)
Từ hơn hai thập niên, cả thế giới thắc mắc về tình hình của ngài Ban Thiền Lạt Ma, một định chế được xem như cao quý thứ nhì định chế Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với dân tộc Tây Tạng. Nhà nước Trung Quốc sau khi bắt cóc cậu bé được nhiều người tin là hậu thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma đã giữ im lặng suốt hai thập niên. Bây giờ mới lên tiếng, rằng cậu bé bây giờ là một thanh niên bình thường.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10963)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
05 Tháng Chín 2015(Xem: 7016)
Một chủ đề riêng, ngoại vi của Thiền, nhưng cũng thể hiện được sự cần thiết của Phật giáo phổ quát khắp nơi; Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra và khảo cứu,