Mười Câu Hỏi Với Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

07 Tháng Ba 201100:00(Xem: 33742)


MƯỜI CÂU HỎI VỚI ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Tuệ Uyển chuyển ngữ

 

dalailama-01012341.- HỎI: Ngài có bao giờ cảm thấy sân hận hay giận dữ không?Kantesh Guttal, PUNE, INDIA

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô, vâng, dĩ nhiên. Tôi là một con người. Nói một cách thông thường, nếu một con người mà không bao giờ biểu lộ giận dữ, thế thì tôi nghĩ có điều gì ấy sai lạc. Người ấy không bình thường trong bộ não. [cười]

2.- HỎI: Làm thế nào ngài duy trì lối sống thật lạc quan và chân thành khi có quá nhiều thù hận trên thế giới?Joana Cotar, FRANKFURT 

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi luôn luôn nhìn mọi sự kiện trong một góc độ rộng rãi hơn. Luôn luôn có một vấn đề nào đấy, một sự giết chóc nào đấy, một hành động ám sát hay khủng bố nào đấy hay một vụ tai tiếng nào đấy khắp mọi nơi, trong mỗi ngày. Nhưng nếu bạn nghĩ cả thế giới là giống như thế, thì bạn đã sai lầm. Đối với sáu tỉ con người, những kẻ tạo nên rắc rối chỉ như một nắm tay.

3.- HỎI: Vai trò dành cho ngài đã thay đổi thế nào từ khi lần đầu tiên ngài trở thành một vị Đạt Lai Lạt Ma?Andy Thomas, CARMARTHEN, WALES 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi đã trở thành Đạt Lai Lạt Ma không phải trên căn bản của một sự tự nguyện. Cho dù tôi có sẳn sàng hay không, tôi [phải học] triết lý Đạo Phật như một tăng sinh thông thường trong những học viện Phật Giáo to lớn này. Cuối cùng tôi đã nhận ra rằng tôi có một trách nhiệm. Đôi khi nó là khó khăn, nhưng nơi mà có một sự thử thách nào đấy, đấy cũng thật sự là một cơ hội để phụng sự hơn nữa.

4.- HỎI: Ngài có thấy có bất cứ một khả năng nào của một sự hòa hợp với chính quyền Bắc Kinh trong kiếp sống này của ngài không?Joseph K.H. Cheng, MELBOURNE 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, có khả năng. Nhưng tôi nghĩ kinh nghiệm quá khứ cho thấy nó không dễ dàng. Nhiều người trong những kẻ cực đoan cứng rắn này, quan điểm của họ rất hẹp hòi và thiển cận. Họ không nhìn vấn đề trong một cung cách thánh thiện. Tuy thế, trong Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, có một sự tiếp xúc rộng rãi hơn với thế giới bên ngoài. Ngày càng có nhiều tiếng nói bất mãn trong dân chúng, đặc biệt trong những tầng lớp trí thức. Mọi thứ sẽ thay đổi – điều ấy bắt buộc phải xãy ra.

5.- HỎI: Làm thế nào chúng ta dạy con cháu chúng ta đừng sân hận? —Robyn Rice, GRAND JUNCTION, COLO. 

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Con cái luôn luôn nhìn vào cha mẹ của chúng. Cha mẹ phải điềm tĩnh thanh thản hơn. Bạn có thể dạy con cái rằng bạn đối diện nhiều vấn đề nhưng bạn phải phản ứng đến những vấn đề đó với một tâm tư định tĩnh và tuệ trí. Tôi đã luôn luôn hướng quan điểm này đến hệ thống giáo dục hiện đại: chúng ta phải chú tâm đến sự phát triển của não bộ, mà sự phát triển của lòng nhiệt thành phải là đương nhiên [ưu tiên].

6.- HỎI: Ngài có bao giờ nghĩ đến việc làm một người bình thường thay vì là một vị Đạt Lai Lạt Ma không?Grego Franco, MANILA 

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, vào lúc trẻ. Đôi khi tôi đã nghĩ, “Ô, đây là một gánh nặng. Tôi ao ước là một người Tây Tạng vô danh. Thế thì tôi sẽ có nhiều tự do hơn.” Nhưng rồi thì sau này, tôi đã nhận ra rằng vị thế của tôi là điều gì đấy hữu ích cho những người khác. Bây giờ, tôi cảm thấy vui mừng rằng tôi là một vị Đạt Lai Lạt Ma. Cùng lúc ấy, tôi không bao giờ cảm thấy rằng tôi là một người nào đấy đặc biệt. Giống nhau – tất cả chúng ta giống nhau.

7.- HỎI: Ngài có nhớ nhung Tây Tạng không? —Pamela Delgado Córdoba, AGUASCALIENTES, MEXICO 

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, nền văn hóa Tây Tạng không chỉ cổ xưa mà liên hệ đến thế giới ngày nay. Sau khi thấy những vấn đề bạo động, chúng tôi nhận ra rằng nền văn hóa Tây Tạng là từ bi và bất bạo động. Ở đấy cũng là khí hậu. Ở Ấn Độ, trong mùa mưa, quá ướt át. Rồi, tôi rất nhớ [Tây Tạng].

8.- HỎI: Ngài nói gì đến những người sử dụng tôn giáo như một lý do để bạo động hay giết hại?Arnie Domingo, QUEZON CITY, PHILIPPINES 

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Có những người vô tội, thuần thành mà họ bị kích động bởi một số người khác mà sự quan tâm của họ là khác biệt. Sự quan tâm của họ không phải là tôn giáo mà là quyền lực hay đôi khi là tiền tài. Họ kích động niềm tin tôn giáo. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta phải thực hiện một sự phân biệt: Những điều xấu xa này không là duyên cớ bởi tôn giáo.

9.- HỎI: Ngài có bao giờ mặc quần không? Ju Huang, STAMFORD, CONN. 

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Khi thời tiết thật là lạnh. Và đặc biệt trong năm 1959, khi tôi vượt thoát, tôi đã mặc quần, giống như sự ăn vận của người cư sĩ. Do thế tôi đã trãi qua, tôi có kinh nghiệm.

10.- HỎI: Ngài có tin rằng thời gian mà ngài hiện diện ở đây trên trái đất này là một sự thành công? —Les Lucas, KELOWNA, B.C. 

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Hmmm. Điều ấy là tương đối. Thật khó để nói. Tất cả đời sống con người là một phần nào đấy thất bại và một bộ phận nào đấy là thành tựu.

Ẩn Tâm Thất ngày 06/02/2011

  1. http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,1993865,00.html
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tám 2016(Xem: 5178)
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 4965)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường dốc đến đỉnh Linh Thứu, một trong những địa điểm hành hương quan trọng của những người Phật tử. Những người lính này là thành viên của một đơn vị ưu tú trong quân đội Ấn Độ, ăn mặc toàn đen: sơ mi cô tông tay dài, khăn quấn đầu tua buông xuống, và quần bó sát chân. Mỗi người có một khăn choàng thứ hai quấn ngang mặt chỉ thấy đôi mắt. Tất cả mang súng tự động. Hai trong số ấy, đặc biệt được huấn luyện bắn tỉa, có một súng trường đeo lủng lẳng trên vai. Ngay cả không có vũ khí, những người đàn ông vai rộng thật ấn tượng khi nhìn; mỗi người cao hơn sáu bộ và rõ ràng vô cùng thích hợp.
12 Tháng Bảy 2016(Xem: 5401)
Một vài ngày sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp chàng trai mù ở Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi có một buổi ăn tối như thường lệ ở một phòng ăn nhỏ ở tầng hai của tu viện từ nhân viên Văn Phòng Riêng đến các bảo vệ đều ăn buổi tối của họ ở đấy. Hầu hết mọi buổi tối, thức ăn là món truyền thống của Tây Tạng bột nhồi trơn luộc và mì nước với rau cải.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 5588)
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khu vực giản dị của ngài ở tầng thượng một tu viện Tây Tạng tại Đạo Tràng Giác Ngộ và đi xuống cầu thang bên ngoài khoảnh sân hẹp của tu viện. Chiếc xe Đại sứ trắng đậu ở đấy. Nó trông cũng giống như những chiếc xe taxi khác thấy trong những thành phố Ấn Độ. Nhưng chiếc này được bọc sắt, cửa sổ dày, kính màu đủ mạnh để chống lại đạn. Một nhóm nhỏ Maoists cực đoan đã kích động gần Đạo Tràng Giác Ngộ mấy tháng gần đây. Và vùng này của Bihar, tiểu bang nghèo nhất của Ấn Độ, được biết như thỉnh thoảng có cướp vũ trang. Văn phòng ngoại giao ở Delhi đã gửi chiếc xe từ thành phố Lucknow kế cạnh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma sử dụng trong chuyến hành hương đến Đạo Tràng Giác Ngộ và những nơi gần các Phật tích.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5492)
Một học giả nổi tiếng của Đại Hàn, mặc áo dài đen của Khổng Giáo với cổ cao, và tay dài rộng, ngồi xếp bằng trước Đức Đạt Lai Lạt Ma.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5156)