Mừng năm mới với tình yêu thương chân thật

07 Tháng Ba 201611:50(Xem: 7084)
blank

MỪNG NĂM MỚI
VỚI TÌNH YÊU THƯƠNG CHÂN THẬT

 

Gyalwang DrukpaLoài người chúng ta rất thích tổ chức các buổi lễ mừng: Tết nhất, tiệc cưới, kỷ niệm ngày cưới, ngày của Mẹ, ngày của Bố, ngày Valentine và nhiều dịp lễ khác. Nếu quán chiếu kỹ, ta sẽ thấy hầu hết những lễ ăn mừng này gây hại cho những chúng sinh quanh mình. Số lượng loài vật bị giết hại để phục vụ cho những buổi lễ này là không tưởng nổi. Nếu những chúng sinh tội nghiệp này có khả năng giao tiếp như con người, tôi khẳng định rằng chúng sẽ van xin ta không tổ chức ăn mừng, bởi niềm vui và hạnh phúc của chúng ta trực tiếp gây nên khổ đau tột cùng cho chúng. Bên cạnh đó, ta cũng biết rằng trong những ngày lễ hội, các tỉ lệ tai nạn, bạo lực, tội phạm và các bất thiện hạnh đều tăng vọt do việc tiêu thụ rượu quá đà và do những hành xử không kiểm soát.

Các buổi lễ thực chất là những nét đẹp, bởi chúng là những dịp cho các cuộc tụ họp chung vui cùng ôn lại những truyền thống tốt đẹp. Sao ta không ăn mừng với động cơ muốn chia sẻ hạnh phúc với tất cả chúng sinh? Việc ăn mừng mà không gây tổn hại tới chúng sinh khác không phải sẽ tốt hơn ư?

Đặc biệt là những hành giả tâm linh, những hành giả của đạo Phật, những người theo con đường Đại Từ - Đại Bi, chúng ta không chỉ nên ngồi thiền về Đại Từ và Đại Bi, mà những hành động của chúng ta cũng nên thể hiện lòng Đại Từ - Đại Bi.

Theo vận hành vũ trụ, 15 ngày đầu năm được coi là những ngày cát tường linh thiêng nhất, và là dịp hy hữu trong cả năm để tích lũy vô lượng công đức, hay ngược lại, vô lượng bất thiện nghiệp - tùy theo hành động của mỗi chúng ta. Đây là những ngày để tưởng niệm việc Đức Phật thị hiện thần thông để chuyển hóa tâm những người không tin vào quy luật nhân quả. Bởi thế chúng ta gọi tháng Giêng này là “Tháng của những điều kỳ diệu”. Tôi thành tâm khuyến thỉnh tất cả chúng ta nên nắm lấy cơ hội này và tích lũy công đức bằng cách không làm hại bất kỳ chúng sinh nào, và bằng việc hướng những ý nghĩ, tâm nguyện tích cực và tình yêu thương tới tất cả chúng sinh mẹ. Không chỉ giữ động cơ từ bi này trong tâm, chúng ta cũng cần kiểm soát thân mình để không gây hại cho những người và loài khác, đặc biệt là lấy đi mạng sống của họ dù là trực tiếp hay gián tiếp. Chúng ta không nên viện bất cứ lý do gì để bỏ lỡ cơ hội quý giá nhằm tích lũy công đức, diệt trừ bất thiện nghiệp này.

Tôi đã dạy các chư Ni bắt đầu trì tụng chân ngôn của Đức Quan  Âm và thực hành nghi quỹ Quan  Âm từ ngày đầu tiên của năm, miên mật cho đến hết tháng Giêng. Nhân dịp này, tôi muốn thỉnh cầu tất cả đệ tử và bạn hữu hãy cùng chúng tôi thực hành pháp Đại Bi Quan  Âm, dù bạn đang ở đâu, dù bằng cách thực hành nghi quỹ, trì tụng chân ngôn, hay quan trọng không kém là thực hành thiện hạnh để lợi ích mọi người, mọi loài, rộng lớn đến mọi hữu tình Pháp giới. Chúc mừng năm mới - Happy Losar!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5702)
Sau khi an tọa trên bảo tòa, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dạy rằng, Tám Đại Luận Mật thừa không giành cho tất cả mọi người. “Đây là những Tantra tối thượng và chỉ giới hạn cho những ai phát nguyện thực hành nghiêm cẩn.
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5470)
Ngày nay, thế giới đang tăng trưởng mạnh mẽ về vật chất. Nhưng Tây Tạng vẫn còn trong tình trạng hỗn loạn. Phần lớn chúng ta đang phải sống ở nước ngoài, nhưng chúng ta không chỉ duy trì được đời sống mà vẫn có thể trì giữ truyền thống của mình.
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5097)
Tác giả của bộ luận này là Tôn giả Zhamar Pandita, Gendun Tenzin Gyatso sinh năm 1852, tám tuổi xuất gia, học đạo với nhiều bậc Thầy lỗi lạc. Ở tuổi 20, Ngài tinh thông ngũ minh và được xưng tụng là Đại Pandita. Sau đó vâng lời Thầy, Ngài vân du đó đây giảng pháp. Ngài ẩn cư tu hành.
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5682)
Học Bồ tát hạnh, tu Bồ tát đạo là niềm khoắc khoải thiết tha của những Phật tử mong muốn tìm cầu sự an lạc giải thoát cho chính mình, và cho tất cả chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6213)
Truyền thừa Sakya là một trong bốn truyền thống tâm linh vĩ đại tại Tây Tạng. Truyền thống này đóng một vai trò quan trọng trong sự trì giữ và phát triển giai đoạn tân Tantra vào thế kỷ thứ 11.Truyền thống Sakya được trì giữ và hoằng dương rộng lớn, sản sinh nhiều bậc thánh tăng, Thành tựu giả và học giả vĩ đại.
25 Tháng Mười 2015(Xem: 5826)
Theo tư tưởng Mật Tông, trong năm vị Phật thiền, Đức Phật A-di-đà vị trí ở phía tây, bộ chủ bộ Liên hoa, biểu hiện phương tiện trí của Phật, nhân cách của trí diệu quán sát, trong năm đại là nhân cách của gió theo truyền thừa của Bất Không, hay của nước theo truyền thừa của Thiện Vô Úy.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 8544)
Karmapa có nghĩa là "bậc thực hành Phật hạnh” hay "hiện thân tất thảy Phật hạnh”. Các đời Karmapa đã tái sinh trong hình tướng Hóa thân tới nay 17 đời, và tất cả đều đóng một sứ mệnh quan trọng nhất trong việc trì giữ và hoằng dương giáo pháp của đức Phật nơi vùng xứ Tuyết.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 6742)
Đức Dalai Lama từng nhiều lần dạy rằng, Phật giáo Kim cương thừa không phải là Lạt-ma giáo. Một trong những lý do chủ yếu Phật giáo Kim cương thừa phát triển ở miền đất Tuyết chính là người thực hành có tri kiến thanh tịnh đối với bậc Thầy. Kim cương thượng sư là Bậc Thầy trong Phật giáo Kim cương thừa
05 Tháng Mười 2015(Xem: 7224)
Một ngày nọ, khi Milarepa đang ở trong hang động một mình thì hai vị khách tìm đến hỏi han. - Ông ở một mình à? Ông không thấy cô đơn sao? - Tôi luôn luôn sống với một người nào đó, không bao giờ đơn độc. Ngài trả lời. - Nhưng ông sống với ai? Người trẻ tuổi hơn trong hai người hỏi ngài.