Mừng năm mới với tình yêu thương chân thật

07 Tháng Ba 201611:50(Xem: 7153)
blank

MỪNG NĂM MỚI
VỚI TÌNH YÊU THƯƠNG CHÂN THẬT

 

Gyalwang DrukpaLoài người chúng ta rất thích tổ chức các buổi lễ mừng: Tết nhất, tiệc cưới, kỷ niệm ngày cưới, ngày của Mẹ, ngày của Bố, ngày Valentine và nhiều dịp lễ khác. Nếu quán chiếu kỹ, ta sẽ thấy hầu hết những lễ ăn mừng này gây hại cho những chúng sinh quanh mình. Số lượng loài vật bị giết hại để phục vụ cho những buổi lễ này là không tưởng nổi. Nếu những chúng sinh tội nghiệp này có khả năng giao tiếp như con người, tôi khẳng định rằng chúng sẽ van xin ta không tổ chức ăn mừng, bởi niềm vui và hạnh phúc của chúng ta trực tiếp gây nên khổ đau tột cùng cho chúng. Bên cạnh đó, ta cũng biết rằng trong những ngày lễ hội, các tỉ lệ tai nạn, bạo lực, tội phạm và các bất thiện hạnh đều tăng vọt do việc tiêu thụ rượu quá đà và do những hành xử không kiểm soát.

Các buổi lễ thực chất là những nét đẹp, bởi chúng là những dịp cho các cuộc tụ họp chung vui cùng ôn lại những truyền thống tốt đẹp. Sao ta không ăn mừng với động cơ muốn chia sẻ hạnh phúc với tất cả chúng sinh? Việc ăn mừng mà không gây tổn hại tới chúng sinh khác không phải sẽ tốt hơn ư?

Đặc biệt là những hành giả tâm linh, những hành giả của đạo Phật, những người theo con đường Đại Từ - Đại Bi, chúng ta không chỉ nên ngồi thiền về Đại Từ và Đại Bi, mà những hành động của chúng ta cũng nên thể hiện lòng Đại Từ - Đại Bi.

Theo vận hành vũ trụ, 15 ngày đầu năm được coi là những ngày cát tường linh thiêng nhất, và là dịp hy hữu trong cả năm để tích lũy vô lượng công đức, hay ngược lại, vô lượng bất thiện nghiệp - tùy theo hành động của mỗi chúng ta. Đây là những ngày để tưởng niệm việc Đức Phật thị hiện thần thông để chuyển hóa tâm những người không tin vào quy luật nhân quả. Bởi thế chúng ta gọi tháng Giêng này là “Tháng của những điều kỳ diệu”. Tôi thành tâm khuyến thỉnh tất cả chúng ta nên nắm lấy cơ hội này và tích lũy công đức bằng cách không làm hại bất kỳ chúng sinh nào, và bằng việc hướng những ý nghĩ, tâm nguyện tích cực và tình yêu thương tới tất cả chúng sinh mẹ. Không chỉ giữ động cơ từ bi này trong tâm, chúng ta cũng cần kiểm soát thân mình để không gây hại cho những người và loài khác, đặc biệt là lấy đi mạng sống của họ dù là trực tiếp hay gián tiếp. Chúng ta không nên viện bất cứ lý do gì để bỏ lỡ cơ hội quý giá nhằm tích lũy công đức, diệt trừ bất thiện nghiệp này.

Tôi đã dạy các chư Ni bắt đầu trì tụng chân ngôn của Đức Quan  Âm và thực hành nghi quỹ Quan  Âm từ ngày đầu tiên của năm, miên mật cho đến hết tháng Giêng. Nhân dịp này, tôi muốn thỉnh cầu tất cả đệ tử và bạn hữu hãy cùng chúng tôi thực hành pháp Đại Bi Quan  Âm, dù bạn đang ở đâu, dù bằng cách thực hành nghi quỹ, trì tụng chân ngôn, hay quan trọng không kém là thực hành thiện hạnh để lợi ích mọi người, mọi loài, rộng lớn đến mọi hữu tình Pháp giới. Chúc mừng năm mới - Happy Losar!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Năm 2015(Xem: 5118)
12 Tháng Năm 2015(Xem: 8757)
Để làm cuộc đời ta đầy ý nghĩa, ta cần một thực hành tâm linh. Trước hết, tôi sẽ đưa ra lời khuyên cho những ai không theo bất kỳ con đường tâm linh nào, sau đó cho những người đang ở trên con đường tu tập.
05 Tháng Năm 2015(Xem: 8626)
Trong Phật giáo Mật tông Tây tạng có nhiều pháp môn tu tập để đưa hành giả đến Tự chứng ngộ Phật tánh của mình. Được xếp hàng cao nhất trong tất cả các pháp môn đó là Đại Thủ Ấn (Mahāmudrā) của phái Khẩu Truyền (Kargyu) và Đại Hoàn Thiện (Dzogchen hay Ati-yoga) của phái Cổ Mật (Nyingma).
02 Tháng Năm 2015(Xem: 11307)
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi "một hành vi lỗi lầm", hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt.
22 Tháng Tư 2015(Xem: 5510)
Pháp Luyện Tâm, hay lojong (blo sbyong), theo nguyên văn có nghĩa là “luyện tập hay tịnh hóa tâm”. Nó đề cập đến các pháp thiền quán mà ta áp dụng để tịnh hóa tâm, cũng như loại sách diễn tả những pháp tu này.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6078)
Mật thừa, theo ngài Tsong Khapa, là đạo lộ dành cho những hành giả có căn tánh Đại thừa thù thắng, do lòng đại bi muốn mau lẹ thành Phật độ thoát chúng sanh nên phát tâm dấn thân vào đạo lộ tu tập phương tiện viên mãn thâm sâu này. Dòng truyền thừa Mật pháp được truyền từ Ấn độ đến Nepal, Tây tạng, Trung quốc, rồi từ những quốc gia này kiện toàn thành những tông phái và truyền sang các quốc gia khác như Đại hàn, Mông cổ, Nhật bản, Việt nam, v.v…
04 Tháng Tư 2015(Xem: 7678)
Thượng sư Tsong Khapa, trong cuộc đời hoằng pháp, đã sáng tác nhiều tác phẩm rất giá trị, thế nhưng trong tất cả những sáng tác đó, chỉ có hai tác phẩm tiêu biểu được xem là vĩ đại nhất:
01 Tháng Tư 2015(Xem: 5672)
Ngài Tịch Thiên (Shantideva) là một trong những vị luận sư lỗi lạc nhất của thời kỳ sau trong quá trình phát triển tông phái Đại thừa, tác giả của bộ luận quan trọng là Nhập Bồ-tát hạnh.