Tứ liệu giản

01 Tháng Tám 201403:50(Xem: 6963)

TỨ LIỆU GIẢN

Đại Lãn


1 - ĐOẠT NHÂN BẤT ĐOẠT CẢNH

Lâm Tế bảo:

“Đất sinh gấm trải khi ngày nắng

  Con trẻ, như tơ tóc trắng phau.”

Nếu trong vọng niệm dứt rồi

Cũng đừng đoái đến cảnh ngoài lôi thôi

Vọng tâm khi đã dứt rồi

Sá chi những cảnh bên ngoài nữa đâu?  

2 - ĐOẠT CẢNH BẤT ĐOẠT NHÂN

Lâm Tế bảo:

“Lệnh vua ban khắp trong thiên hạ

  Tướng soái biên cương dứt khói trần.”

 Trong ngoài quán cảng tịch không

Chỉ còn hiện hữu tâm hồng mà thôi

Cảnh không hiện hữu đi rồi

Trăm lần vọng cảnh cũng đi đời nhà ma

Giờ tâm độc chiếu ngọc ngà

Không chưóng ngại đạo vốn là xưa nay

3 - NHÂN CẢNH LƯỠNG CÂU ĐOẠT

Lâm Tế bảo:

“Tịnh-Phần bặc tin,

  độc xứ một phương!”

Cảnh ngoài xem đã lặng không

Trong tâm cũng diệt niệm không hiện tiền

Nội tâm ngoại cảnh mất liền

Vọng từ đâu khởi kẻ điên đâu rồi

Vầng trăng hiện rõ trên đời

Để cho muôn vật sáng ngời thiên thu.

4 - NHÂN CẢNH CÂU BẤT ĐOẠT

Lâm Tế bảo:

Vua lên trên bảo điện

  Già làng hát âu ca.”

Tâm trụ vị trí tâm

Tâm chẳng giữ nơi cảnh

Cảnh trụ vị trí cảnh

Cảnh không giữ nơi tâm

Vọng niệm chẳng thể sanh

Thì với đạo chẳng ngại. 

GIÁC SÁT

Niệm vừa mới sanh nên dùng giác phá

Đã biết niệm rồi sau niệm chẳng sanh

Niệm đã chẳng sanh không dùng đến nữa

Vọng giác đâu rồi chỉ thấy vô tâm. 

HƯU KIỆT

Thiện ác tánh không nghĩ làm gì

Nếu tâm vừa khởi liền nên dứt

Duyên đến thì lìa chẳng gá nương

Cả hai lìa dứt không phân biệt

Ngây dại hai đường bỗng tương ưng

Đình chỉ vọng tâm vô tâm hiện

Hiện tiền tự tại trẻ lên ba. 

NỘI NGOẠI TOÀN THỂ

Xưa nay nhơn pháp thể đồng

Chân tâm trạm tịch, lặng không sai nào

Đại thiên sa giới gôm vào

Đầu lông một mảnh xin chào dung thông

Nơi nào để khởi vọng ngông

Mà đem sai biệt vào trong cuộc đời? 

NỘI NGOẠI TOÀN DỤNG

Trong ngoài là dụng chân tâm

Đói ăn khát uống âm thầm ai hay

Bốn mùa sanh diệt đổi thay

Nhân duyên tan hợp dụng này của chân

Niệm tâm vừa mới khởi lên

Cũng là diệu dụng hiện tiền chẳng sai

Nơi nào trú vọng tâm đây

Mà lo nghiệp khởi chuyển xoay luân hồi!?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13425)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
27 Tháng Sáu 2014(Xem: 7419)
Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 8055)
Trong một quyển sách mới nhất của học giả người Pháp Alain Grosrey, dày hơn 900 trang, tựa là Quyển sách lớn về Phật giáo (Le Grand livre du Bouddhisme, Nhà Xuất bản Albin Michel), phát hành vào cuối năm 2007, có thuật lại một cuộc tranh biện giữa một thiền sư Hàn Quốc và một đại sư Tây Tạng như sau: