Mở đầu: Sơ tâm

26 Tháng Mười 201503:49(Xem: 3690)
SHUNRYU SUZUKI
Đỗ Đình Đồng dịch
TÂM THIỀN, TÂM BAN SƠ
Những bài Tiểu tham về Thiền định và Tu tập của Shunryu Suzuki
Nguyên tác: Zen Mind, Beginner’s Mind
Tác giả: Shunryu Suzuki

TÂM THIỀN,

TÂM BAN SƠ

“Ấy là trí tuệ đang tìm trí tuệ”

MỞ ĐẦU

 

SƠ TÂM   “Nơi tâm của sơ cơ đầu có nhiều khả thể, nhưng nơi tâm của người chuyên môn thì có ít.”

 

     Người ta nói rằng tu Thiền khó, nhưng có sự hiểu lầm về lý do tại sao. Nó không khó bởi vì khó ngồi trong tư xếp chéo chân, hay đạt giác ngộ. Nó khó bởi vì khó giữ tâm của chúng ta thanh tịnh và sự tu tập của chúng ta thanh tịnh theo nghĩa nền tảng của nó. Thiền tông đã phát triển theo nhiều cách sau khi nó được thiết lập ở Trung Hoa, nhưng đồng thời, càng lúc nó càng trở thành bất tịnh. Tôi không muốn nói về Thiền Trung Hoa hay lịch sử của Thiền. Tôi quan tâm giúp quí vị giữ sự tu tập của mình không trở thành bất tịnh.

     Ở Nhật Bản chúng tôi có ngữ cú sơ tâm (shoshin), có nghĩa là “tâm của người mới bắt đầu” (the beginner’s mind). Mục đích của tu tập là luôn luôn giữ sơ tâm của chúng ta. Giả sử qúi vị tụng Tâm Kinh Bát Nhã chỉ một lần. Đó có thể là một sự tụng rất tốt. Nhưng điều gì sẽ xảy ra đối với quí vị khi quí vị tụng nó hai lần, ba lần, bốn lần, hay nhiều hơn nữa? Có thể quí vị mất đi thái độ ban đầu một cách dễ dàng. Điều tương tự sẽ xảy ra trong những cách tu Thiền khác của quí vị. Quí vị sẽ giữ được tâm ban đầu của mình trong một lúc, nhưng nếu quí vị tiếp tục tu tập một, hai, ba năm hay nhiều hơn nữa, mặc dù quí vị có thể tiến bộ chút ít, quí vị bị mất ý nghĩa vô hạn của bản tâm.

     Đối với người học Thiền, điều quan trọng nhất là không nhị nguyên. “Bản tâm” của chúng ta bao hàm mọi sự vật bên trong nó. Nó luôn luôn phong phú và đầy đủ bên trong chính nó. Quí vị không nên để mất tâm thái tự đủ của mình. Điều này không có nghĩa là cái tâm khép kín, nhưng thực tế là cái tâm rỗng lặng và cái tâm sẵn sàng. Nếu tâm quí vị rỗng lặng, nó luôn luôn sẵn sàng cho bất cứ điều gì; nó mở ra cho mọi thứ. Trong tâm của người mới bắt đầu có nhiều khả thể; trong tâm của người chuyên môn thì có ít.

     Nếu quí vị phân biệt quá nhiều, quí vị giới hạn chính mình. Nếu quí vị quá đòi hỏi hay quá tham lam, tâm của quí vị không phong phú và không đủ. Nếu chúng ta mất bản tâm tự đủ của mình, chúng ta sẽ mất toàn bộ giới luật. Khi tâm của quí vị trở nên đòi hỏi, khi quí vị mong muốn một điều gì, quí vị sẽ đi đến kết thúc khi vi phạm giới luật của mình: không nói láo, không sát sinh, không tà vạy, và vân vân. Nếu quí vị giữ bản tâm của mình, giới luật của quí vị sẽ tự giữ chúng.

     Trong tâm của người mới bắt đầu không có ý nghĩ, “Ta đã đạt được một điều.” Tất cả những ý nghĩ vị ngã giới hạn cái tâm bao la của chúng ta. Khi chúng ta không có ý nghĩ nào về sự đạt được, không có ý nghĩ nào về ngã, chúng ta là những người mới bắt đầu chân chính. Rồi chúng ta thực sự có thể học một điều gì đó. Tâm của người mới bắt đầu là tâm bi. Khi tâm của chúng ta bi mẫn, nó vô biên. Thiền sư Đạo Nguyên, người sáng lập tông phái của chúng ta, luôn luôn nhấn mạnh sự phục hồi bản tâm vô biên của mình quan trọng như thế nào. Rồi chúng ta luôn luôn thành thật với chính mình, trong sự đồng cảm với tất cả chúng sinh, và có thể tu tập thực sự.

     Như thế điều khó nhất là luôn luôn giữ sơ tâm của mình. Không cần phải có cái hiểu sâu xa về Thiền. Dù quí vị đọc nhiều văn học Thiền, quí vị phải đọc từng câu với tâm tươi tắn. Quí vị không nên nói, “Tôi biết Thiền là gì,” hay “Tôi đã đạt giác ngộ.” Đây cũng là bí mật thực sự của các nghệ thuật: luôn luôn là người mới bắt đầu. Hãy rất cẩn thận về điểm này. Nếu quí vị khởi sự tu tập tọa thiền, quí vị sẽ bắt đầu cảm kích sơ tâm của mình. Ấy là bí mật của tu Thiền.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Hai 2015(Xem: 17708)
Tôi đã từng nghe về một Vạn Phật Thánh Thành cách đây vài mươi năm về trước, khi từ thời ngài Tuyên Hóa còn sống trước năm 95 nhưng quả thật tôi chưa đủ duyên để diện kiến ngài và tu học dưới mái chùa ngài.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 7457)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác. Tuy ban đầu thì các kinh nghiệm mà mình thu thập được cũng chỉ liên quan đến cá nhân mình, thế nhưng sau cùng thì chúng cũng sẽ mang lại cho mình một sự cảm thông sâu rộng hơn đối với vạn loài chúng sinh.
05 Tháng Giêng 2015(Xem: 8642)
Trong giòng sống lịch sử, mọi sự thăng trầm, thạnh suy, bỉ thái đều có quy luật tất yếu liên quan đến Đạo lý Nhân Quả. Thiền giúp chúng ta không nhận thức sai lầm về Nhân Quả, mà phải thấu suốt Nhân quả thật rõ ràng, biết giữ vị trí đúng, quan hệ đúng và hành động đúng trong mọi tình huống, mọi thời đại, không bị các thế lực vô minh lôi cuốn, nhấn chìm.
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14435)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn
25 Tháng Chín 2014(Xem: 6877)
Thiền định, thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọn theo người xưa là Chỉ, Quán, và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt nền trên thực tại tối hậu mà các kinh thường gọi là Thật tướng của tất cả các pháp, Pháp tánh, tánh Không, Chân như, Phật tánh, Pháp giới tánh, Pháp thân…
08 Tháng Tám 2014(Xem: 7690)
Ở Tây phương có rất nhiều quan niệm sai lầm về Thiền quan hệ đến một số điểm cốt yếu mà bên Đông phương cho là dĩ nhiên, nhưng tâm thức Tây phương không hiểu và tán thưởng nổi. Trước hết, trong việc nghiên cứu Thiền, không phải chỉ học giáo lý là quan trọng, mà phải biết đôi chút về lối sống của các Thiền gia ở các nước Đông phương.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14179)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13424)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 9844)
Khi nghe chữ “thiền” thì nhiều người có những ý niệm khác nhau. Đối với một số người thì thiền tạo ra hình ảnh của một số pháp tu huyền bí mà bằng cách nào đó, bạn đi đến một cõi giới khác hẳn trong tâm trí. Đối với một số người khác thì thiền có thể tạo ra ý tưởng về một loại kỷ luật nào đó mà chỉ có một số người áp dụng ở Á châu.