Lời tựa của Huston Smith

26 Tháng Mười 201503:41(Xem: 3529)
SHUNRYU SUZUKI
Đỗ Đình Đồng dịch
TÂM THIỀN, TÂM BAN SƠ
Những bài Tiểu tham về Thiền định và Tu tập của Shunryu Suzuki
Nguyên tác: Zen Mind, Beginner’s Mind
Tác giả: Shunryu Suzuki

LỜI NÓI ĐẦU  

      Hai Suzuki. Nửa thế kỷ qua, trong việc làm “đem cây trồng nơi khác” có tầm quan trọng có tính cách lịch sử của nó đã được ví với sự chuyển dịch sang tiếng La-tin những tác phẩm của Aristotle vào thế kỷ thứ 13 và những tác phẩm của Plato vào thế kỷ 15, Daisetz Suzuki đã một tay mang Thiền (Zen) đến phương Tây. Năm mươi năm sau, Shunryu Suzuki đã làm một điều quan trọng không kém. Trong tập sách duy nhất này của ông, lần đầu tiên đã ra đời ở đây với bìa mỏng, đã âm vang một cách chính xác sự chú ý theo dõi mà những người Mỹ thích Thiền cần nghe.

     Trong khi Thiền của Daisetz Suzuki (Linh Mộc Đại Chuyết) thường mang kịch tính, thì Thiền của Shunryu Suzuki (Linh Mộc Tuấn Long) có tính cách bình thường. Satori (ngộ) là tâm điểm đối với Daisetz, và phần lớn chính sự lôi cuốn của động thái này đã làm cho những bài viết của ông rất lôi cuốn. Những chữ ngộ (satori) và kiến tánh (kensho), và những từ ngữ tương tự như thế, không bao giờ xuất hiện trong sách của Shunryu Suzuki.

     Bốn tháng trước khi ông mất, khi có cơ hội tôi đã hỏi ông tại sao ngộ không hiện hình trong sách ông, thì vợ ông nghiêng về phía tôi thì thầm một cách ranh mãnh, “ấy là vì ông ấy không có ngộ”; vì thế Lão sư (Roshi) đập nhẹ cây quạt lên bà trong sự kinh ngạc khôi hài với ngón tay đè lên môi ông nói, “Suỵt! Đừng nói cho ông ấy biết!” Khi tiếng cười của chúng tôi lắng xuống, ông nói một cách đơn giản, “Ấy không phải là ngộ không quan trọng, mà vì nó không phải là phần Thiền cần nhấn mạnh.”

     Lão sư Suzuki ở Hoa kỳ với chúng ta chỉ mười hai năm – một chu kỳ đơn giản theo cách tính năm của người Á Đông – nhưng số năm ấy cũng đã đủ. Qua việc làm của người đàn ông nhỏ bé, trầm tĩnh này mà bây giờ có tổ chức Thiền Tào Động thịnh phát trên đại lục của chúng ta. Cuộc đời ông tiêu biểu Đạo của Tào Động hoàn hảo đến độ người và Đạo hòa nhập vào nhau. “Thái độ vô ngã của ông không lưu lại cho chúng ta một sự kỳ quặc quái gỡ nào để mà thêu dệt. Mặc dù ông không tạo sóng và để lại dấu vết như một nhân vật theo nghĩa thế gian, ấn tượng những bước chân của ông trong thế giới lịch sử vô hình dẫn thẳng đến.”[1] Những đài kỷ niệm của ông là Thiền viện đầu tiên ở phương Tây, Zen Mountain Center ở Tassajara; vùng lân cận thành phố, Zen Center ở San Francisco; và cho quần chúng rộng rãi là tập sách này.

     Không để lỡ cơ hội, ông đã chuẩn bị cho đệ tử của ông trong giây phút khó khăn nhất của họ, khi sự hiện diện hiển nhiên của ông biến vào không:

Nếu khi tôi chết, trong giây phút hấp hối, quí vị biết, nếu tôi đau khổ thì cũng phải thôi; đó là Phật đau khổ. Không có bối rối trong ấy. Có thể mọi người sẽ đấu tranh bởi vì sự đau đớn thể xác hay sự đau đớn tinh thần cũng vậy. Nhưng như vậy cũng không sao, đó không phải là vấn đề. Chúng ta nên biết ơn nhiều vì đã có một thân xác bị giới hạn…như thân xác của tôi, hay như của quí vị. Nếu quí vị có một đời sống không giới hạn, thì đó sẽ thực là vấn đề cho quí vị.

     Và ông đã an bài sự kế thừa. Trong buổi lễ ở Mountain Seat, ngày 21 tháng 11, 1971, ông đã chỉ định Richard Becker làm người thừa kế Pháp của ông. Chứng bệnh ung thư của ông đã phát triến đến độ ông chỉ có thể bước tới được nhờ vào sự trợ giúp đặc biệt của người con trai của ông. Dù vậy, với mỗi bước đi, chiếc gậy của ông nện xuống sàn nhà bằng ý chí sắt thép của Thiền cho thấy bề ngoài hiền từ của ông. Baker thọ nhận chiếc y choàng với bài kệ:

     This piece of incense

     Which I have had for a long long time

     I offer with no-hand

     To my Master, to my friend, Suzuki Shunryu Daiosho

     The founder of these temples.

     There is no measure of what you have done.

 

     Walking with you in Buddha’s gentle rain

     Our robes are soaked through,

     But on the lotus leaves

     Not a drop remains.

 

     Nén nhang này

     Con đã có từ lâu, lâu lắm

     Con dâng phải không với bàn tay

     Lên Thầy, bạn con, Đại Hòa thượng Suzuki Shunryu

     Người sáng lập các ngôi chùa này.

     Không có thước nào đo được những gì người đã làm.

    

     Cùng bước với người trong mưa Phật dịu dàng

     Y của chúng ta ướt sũng,

     Nhưng trên những chiếc lá sen

     Không giọt nào đọng lại.

     Hai tuần lễ sau, Sư viên tịch, và trong tang lễ vào ngày 04 tháng 12, Lão sư Backer nói với đại chúng tụ tập tỏ lòng tôn kính:

Không dễ gì làm thầy hay làm đệ tử, mặc dù đó là niềm vui vĩ đại nhất trong đời này. Không dễ gì đến mảnh đất không Phật giáo và rời bỏ nó, mang nhiều đệ tử, tu sĩ, và cư sĩ theo con đường ấy và làm thay đổi cuộc đời của hàng nghìn người trên khắp đất nước này; không dễ gì khởi đầu và nuôi dưỡng một tự viện, một cộng đồng thành phố, và những trung tâm tu tập ở California và nhiều nơi khác trên đất nước Hoa kỳ. Nhưng “sự không dễ gì” này, sự thành tựu phi phường này, đã dễ dàng yên nghỉ với sư, vì sư đã cho chúng ta chân tánh của chúng ta từ tự tánh chân thật của sư. Sư đã để lại cho chúng ta nhiều như bất cứ người nào có thể để lại, mọi sự thiết yếu, tâm trí và trái tim Phật, sự tu tập Phật, giáo lý và đời sống Phật. Sư ở đây nơi mỗi người trong chúng ta, nếu chúng ta muốn vậy.

Huston Smith

Giáo sư Triết học

Học viện Kỹ thuật Massachusettes



[1] Trích lời bày tỏ lòng tôn kính của Mary Farkas trong Zen Note, Thiền Viện Đầu Tiên của Hoa Kỳ, tháng giêng, 1972.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Hai 2015(Xem: 17708)
Tôi đã từng nghe về một Vạn Phật Thánh Thành cách đây vài mươi năm về trước, khi từ thời ngài Tuyên Hóa còn sống trước năm 95 nhưng quả thật tôi chưa đủ duyên để diện kiến ngài và tu học dưới mái chùa ngài.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 7457)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác. Tuy ban đầu thì các kinh nghiệm mà mình thu thập được cũng chỉ liên quan đến cá nhân mình, thế nhưng sau cùng thì chúng cũng sẽ mang lại cho mình một sự cảm thông sâu rộng hơn đối với vạn loài chúng sinh.
05 Tháng Giêng 2015(Xem: 8642)
Trong giòng sống lịch sử, mọi sự thăng trầm, thạnh suy, bỉ thái đều có quy luật tất yếu liên quan đến Đạo lý Nhân Quả. Thiền giúp chúng ta không nhận thức sai lầm về Nhân Quả, mà phải thấu suốt Nhân quả thật rõ ràng, biết giữ vị trí đúng, quan hệ đúng và hành động đúng trong mọi tình huống, mọi thời đại, không bị các thế lực vô minh lôi cuốn, nhấn chìm.
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14433)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn
25 Tháng Chín 2014(Xem: 6875)
Thiền định, thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọn theo người xưa là Chỉ, Quán, và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt nền trên thực tại tối hậu mà các kinh thường gọi là Thật tướng của tất cả các pháp, Pháp tánh, tánh Không, Chân như, Phật tánh, Pháp giới tánh, Pháp thân…
08 Tháng Tám 2014(Xem: 7684)
Ở Tây phương có rất nhiều quan niệm sai lầm về Thiền quan hệ đến một số điểm cốt yếu mà bên Đông phương cho là dĩ nhiên, nhưng tâm thức Tây phương không hiểu và tán thưởng nổi. Trước hết, trong việc nghiên cứu Thiền, không phải chỉ học giáo lý là quan trọng, mà phải biết đôi chút về lối sống của các Thiền gia ở các nước Đông phương.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14179)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13423)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 9844)
Khi nghe chữ “thiền” thì nhiều người có những ý niệm khác nhau. Đối với một số người thì thiền tạo ra hình ảnh của một số pháp tu huyền bí mà bằng cách nào đó, bạn đi đến một cõi giới khác hẳn trong tâm trí. Đối với một số người khác thì thiền có thể tạo ra ý tưởng về một loại kỷ luật nào đó mà chỉ có một số người áp dụng ở Á châu.