Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

04 Tháng Hai 201515:23(Xem: 5863)
Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
The Gift of Food, Anguttara Nikaya 
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi 

Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến

 

Vào một thời Đức Phật sống nơi có những người bộ tộc Koliya [đây là quê nhà của Hoàng Hậu Ma-Gia (Maya), mẹ của Đức Phật], tại một tỉnh tên là Sajjanela. Vào một buổi sáng, Đức Thế Tôn đắp y, cầm y bát, rồi ngài đi đến nhà của Suppavāsā, một phụ nữ bộ tộc Koliya. [Suppavāsā là một trong số những người nữ cư sĩ có tâm rộng lớn, đứng đầu trong việc cúng dường các thực phẩm ngon lành cho quý Tỳ Kheo. Bà còn là mẹ của A-La-Hán Sīvali.] Sau khi vào nhà, Đức Thế Tôn ngồi vào chiếc ghế đã chuẩn bị sẵn cho ngài. Suppavāsā, người phụ nữ bộ tộc Koliya, đứng hầu, rồi chính tay bà đã phục vụ nhiều loại thức ăn ngon lành cho ngài. Khi Đức Thế Tôn ăn xong và ngài đã rút tay ra khỏi bát, Suppavāsā, người phụ nữ bộ tộc Koliya, ngồi xuống một bên và Đức Thế Tôn đã nói với bà như sau:

"Nầy Suppavāsā, người nữ cư sĩ cao quý, khi cúng dường và bố thí thực phẩm, nghĩa là bà đem cho tặng bốn thứ đến người nhận. Bốn thứ đó là thứ gì? bà cho tặng sự sống lâu, sự đẹp đẽ, niềm hạnh phúc và sự khỏe mạnh. Bằng cách cho sự sống lâu, bản thân bà sẽ được thừa hưởng cuộc sống lâu dài, ở trong cõi người hay cõi trời. Bằng cách cho sự đẹp đẽ, bản thân bà sẽ được thừa hưởng sự đẹp đẽ, ở trong cõi người hay cõi trời. Bằng cách cho niềm hạnh phúc, bản thân bà sẽ thừa hưởng cuộc sống hạnh phúc, ở trong cõi người hay cõi trời. Bằng cách cho sự khỏe mạnh, bản thân bà sẽ được thừa hưởng thân thể khỏe mạnh, ở trong cõi người hay cõi trời. Nầy người nữ cư sĩ cao quý, khi cúng dường và bố thí thực phẩm, nghĩa là bà đem cho tặng bốn thứ kể trên đến người nhận."

The Gift of Food, Anguttara Nikaya - Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi 

 

On one occasion the Blessed One was dwelling among the Koliyans, at a town called Sajjanela. One morning the Blessed One dressed, took his upper robe and bowl, and went to the dwelling of Suppavāsā, a Koliyan lady. [117] Having arrived there, he sat down on the seat prepared for him. Suppavāsā the Koliyan lady attended to the Blessed One personally and served him with various kinds of delicious food. When the Blessed One had finished his meal and had withdrawn his hand from the bowl, Suppavāsā the Koliyan lady sat down to one side and the Blessed One addressed her as follows:

 





“Suppavāsā, a noble woman-disciple, by giving food, gives four things to those who receive it. What four? She gives long life, beauty, happiness, and strength. By giving long life, she herself will be endowed with long life, human or divine. By giving beauty, she herself will be endowed with beauty, human or divine. By giving happiness, she herself will be endowed with happiness, human or divine. By giving strength, she herself will be endowed with strength, human or divine. A noble woman-disciple, by giving food, gives those four things to those who receive it.”






FOOTNOTE:

[117] Suppavāsā is said to have been foremost among those female lay disciples who offer choice alms-food to monks. She was the mother of the arahant Sīvali.

Source: 

http://www.bps.lk/olib/wh/wh155-u.html#S53




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 7040)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5702)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6696)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5629)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6784)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7496)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7871)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7801)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6505)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.