Kinh Cetana Sutta: Chớ Dựng Lập Ý Niệm

22 Tháng Mười Một 201504:41(Xem: 7430)

KINH CETANA SUTTA: CHỚ DỰNG LẬP Ý NIỆM
Nguyên Giác

 

pali text
Ảnh minh họa

Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.

Trong đó có kinh Bahiya, dạy rằng “trong cái thấy chỉ là cái được thấy…” và du sĩ ngoại đạo Bahiya tức khắc đắc quả A La Hán. Pháp này trong thơ thiền Việt Nam là, quên hết các pháp và chỉ còn thấy trên đầu một chữ “Như”…

Hay như trong Kinh Khemaka, Đức Phật dạy y hệt Kinh Kim Cang là “ưng vô sở trụ… chớ trụ tâm vào đâu hết…”

Và rồi Kinh Kalaka Sutta, có thể gọi tắt là: thấy biết mà dựng lập thấy biết là rơi vào cội nguồn vô minh, và thấy biết mà không dựng lập thấy biết là hiện thân Niết Bàn. Và Đức Phật nói rằng Kinh Kalaka Sutta là dạy về pháp "Như" tối thượng, không pháp nào cao hơn.

Hôm nay, chúng ta thử suy nghĩ về lời dạy "vô tâm" hay "vô niệm" thường gặp trong Thiền Tông. Những khái niệm này có thể thấy nơi đâu trong Kinh Tạng Pali?

*

Chữ "vô niệm" thực ra có thể thấy man mác trong ba lối vào đạo đã nêu ở trên. Cũng y hệt như màu vàng, thí dụ, sẽ có "vàng nhạt" hay “vàng sậm" hơn một chút. Tâm của chúng ta cũng thế. Tùy mức độ tương ưng, có khi chỉ nhiều hơn, hay có khi quán nhiều hơn, và có khi chỉ quán đẳng dụng. Nói theo Thiền Tông, cũng là không cần chỉ, không cần quán, tức thì tương ưng.

Hình ảnh chư Tổ Thiền Tông thường sử dụng là “trâu bùn qua sông” – vì trâu là tâm, và bùn sẽ tức khắc tan trong nước, và chỉ có vô tâm, vô niệm mới thoát được dòng sông sinh tử. Nhưng chớ làm cái gì cho thành vô hết, vì như thế là trên đầu lại chắp them đầu, vì khi nhìn kỹ vào tâm sẽ thấy tự nó là vô tâm rồi.

Hay hình ảnh khác, rằng tại sao con trâu chui được qua song cửa sổ cả đầu mình và cẳng chân, sao lại kẹt cái đuôi không qua được? Đơn giản, hễ còn thấy có trâu, thấy cho dù là một mảnh đuôi trâu, cũng không thể giải thoát. Dó là ý của vô tâm, vô niệm.

Như thế, nên nói gì về vô niệm?

thich thanh tu 2Trong Kinh Pháp Bảo Đản, nơi Phẩm Định Huệ, trong bản dịch của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, có lời giải thích:

“...Vô tướng là đối với tướng mà lìa tướng; vô niệm là đối với niệm mà không niệm… Này Thiện tri thức, đối trên các cảnh tâm không nhiễm gọi là vô niệm. Đối trên niệm thường lìa các cảnh, chẳng ở trên cảnh mà sanh tâm..” (1)

 

Một vị sư khác ở Sài Gòn, thường ký bút hiệu là Nguyễn Thế Đăng, trong bài viết tựa đề “Vô Niệm của Lục Tổ Huệ Năng,” đã viết:

nguyen the dang
Thầy Nguyễn Thế Đăng

“Có điều chúng ta cần chú ý tâm vô niệm không có nghĩa là tâm không có những tư tưởng, mà đúng hơn là tâm không bị nhiễm ô, không bị chướng ngại bởi những tư tưởng. Vô tướng cũng thế. Vô tướng không phải là không có hình tướng nào cả, mà vô tướng là không bị nhiễm ô và không bị chướng ngại bởi những hình tướng. Vô trụ cũng không có nghĩa là không có gì cả, mà là tất cả mọi cái đang trụ đều không thể nhiễm ô hay chướng ngại nó. Tâm ấy vốn tự giải thoát là vậy.”(2)

Câu hỏi nơi đây là: có kinh nào trong Tạng Pali nói tương tự như thế không?

*

Hôm nay, chúng ta thử khảo sát về Kinh Tương Ưng 12.38. Kinh này còn gọi là Cetana Sutta. Đúng ra, gọi là Cetana 1, vì có 3 kinh cùng mang tên này, nhưng ký hiệu khác.

Kinh này nói về một tiến trình của tâm, khi trở thành một căn bản (nền tảng, nền móng) để duy trì (hay tương tục, hay trưởng dưỡng) ý niệm  -- như thê sẽ dẫn tới một tái sinh tương lai, tức là sẽ lại chào đời, sẽ lại bệnh và tử, sẽ lại khổ… Tức là cội nguồn của khổ chính là khởi tâm, lên kế hoạch, nuôi dưỡng ý niệm.

Điểm lý thú nơi đây, là Kinh Cetana Sutta đưa ra hình ảnh gợi nhớ tới ngôn ngữ của các thiền sư Trung Hoa ưa nói rằng một kiếp này không phải là một thời lượng đời người trăm năm hay bảy mươi năm, nhưng chính là chúng ta tái sinh và đau khổ trong từng niệm, trong từng khoảnh khắc của tâm. Nghĩa là, chúng ta sinh và tử trong từng khoảnh khắc, theo giải thích này.

Vì kinh này ngắn, chỉ có ba đoạn văn, nơi đây, chúng ta sẽ dịch ba lần, theo ba bản Anh dịch của quý ngài Thanissaro Bhikkhu, Bodhi Bhikkhu, Maurice O'Connell Walshe. Kèm theo các đoạn Anh văn để đôc giả theo dõi. Bởi vì, cả 3 bản Anh văn đều có vẻ đẹp ngôn ngữ riêng. Và sẽ chiếu sáng nhiều góc cạnh hơn, vì văn phạm tiếng Việt đôi khi mơ hồ hơn văn phạm tiếng Anh.

*

Sau đây là bản Anh dịch của ngài Thanissaro Bhikkhu. (3)

SN 12.38 PTS: S ii 65 CDB i 576

Cetana Sutta: Intention

Thanissaro_Bhikkhu
Thanissaro Bhikkhu

Staying at Savatthi... [the Blessed One said,] "What one intends, what one arranges, and what one obsesses about:[Note 1] This is a support for the stationing of consciousness. There being a support, there is a landing [or: an establishing] of consciousness. When that consciousness lands and grows, there is the production of renewed becoming in the future. When there is the production of renewed becoming in the future, there is future birth, aging & death, sorrow, lamentation, pain, distress, & despair. Such is the origination of this entire mass of suffering & stress.

Cư ngụ tại Savatthi… [Đức Phật nói,] “Những gì mình có ý định, những gì mình sắp xếp, và những gì mình có khuynh hướng ẩn tàng ám ảnh về: [Xem ghi chú 1] Chính đó là nền tảng để an trụ ý niệm [Xem ghi chú 2]. Khi đã có nền tảng hỗ trợ, tất sẽ có dựng lập lên ý niệm. Khi ý niệm đó bám trụ và trưởng dưỡng, tất sẽ lại tái sanh trở lại trong tương lai. Khi tái sanh trở lại trong tương lại, sẽ có một kiếp tương lai sanh, già, bệnh và chết, buồn sầu, than khóc, đau đớn, khổ và tuyệt vọng. Đó là nguyên khởi của toàn bộ mớ đau khổ và căng thẳng.

Note 1: The seven obsessions are: the obsession of sensual passion, the obsession of resistance, the obsession of views, the obsession of uncertainty, the obsession of conceit, the obsession of passion for becoming, and the obsession of ignorance. See AN 7.12.

Ghi chú 1 (của ngài Thanissaro Bhikkhu):  Nhóm 7 khuynh hướng ẩn tàng này là [trong tâm mình]: tham, sân, kiến, bất định (nghi ngờ), ngã mạn, tham hữu (muốn trở thành), và vô minh. Xem kinh AN 7.12.

Ghi chú 2 (của Nguyên Giác): Chữ consciousness thường được dịch là ý thức. Nhưng nơi đây nhiều lần nói về establish (dựng lập), grow, hay come to grow (trưởng dưỡng), nên nơi đây xin dịch là ý niệm cho sát nghĩa. Vì ý niệm là cái có thể thấy, có thể nhận ra. Trong khi ý thức là chưa thể thấy ra. Có lẽ, nếu dịch là nghiệp thức cũng có nghĩa gần như thế.

"If one doesn't intend and doesn't arrange, but one still obsesses [about something], this is a support for the stationing of consciousness. There being a support, there is a landing of consciousness. When that consciousness lands and grows, there is the production of renewed becoming in the future. When there is the production of renewed becoming in the future, there is future birth, aging & death, sorrow, lamentation, pain, distress, & despair. Such [too] is the origination of this entire mass of suffering & stress.

Nếu mình không có ý định, và không sắp xếp, nhưng nếu mình vẫn còn có khuynh hướng ẩn tàng ám ảnh [về điều  gì] , đây cũng là nền tảng cho việc an trụ ý niệm. Khi có nền tảng hỗ trợ, tất sẽ có dựng lập ý niệm. Khi ý niệm đó bám trụ và trưởng dưỡng, tất sẽ lại tái sanh trở lại trong tương lai. Khi tái sanh trở lại trong tương lại, sẽ có một kiếp tương lai sanh, già, chết, buồn sầu, than khóc, đau đớn, khổ não và tuyệt vọng. Đó [cũng] là nguyên khởi của toàn bộ mớ đau khổ và căng thẳng.

"But when one doesn't intend, arrange, or obsess [about anything], there is no support for the stationing of consciousness. There being no support, there is no landing of consciousness. When that consciousness doesn't land & grow, there is no production of renewed becoming in the future. When there is no production of renewed becoming in the future, there is no future birth, aging & death, sorrow, lamentation, pain, distress, or despair. Such is the cessation of this entire mass of suffering & stress."

“Nhưng, khi mình không có ý định, không có sắp xếp, hay không có khuynh hướng ẩn tàng ám ảnh [về bất cứ thứ gì], sẽ không có nền tảng hỗ trợ nào cho việc an trụ ý niệm. Không có nền tảng hỗ trợ, sẽ không có dựng lập ý niệm. khi ý niệm đó không bám trụ được và không trưởng dưỡng được, sẽ không có chuyện tái sanh trở lại trong tương lai, và thế là sẽ không có tương lai kế tiếp sinh, già, chết, buồn sầu, than khóc, đau đớn, khổ não hay tuyệt vọng.

*

Sau đây là bản Anh dịch của Bodhi Bhikkhu. (4)

bhikkhu-bodhi-01
Bodhi Bhikkhu

At Savatthī. “Bhikkhus, what one intends, and what one plans, and whatever one has a tendency towards: this becomes a basis for the maintenance of consciousness. When there is a basis there is a support for the establishing of consciousness. When consciousness is established and has come to growth, there is the production of future renewed existence. When there is the production of future renewed existence, future birth, aging-and-death, sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair come to be. Such is the origin of this whole mass of suffering.

Tại Savatthi, “Chư tăng, những gì mình có ý định, và những gì mình lên kế hoạch, và bất cứ những gì mình có khuynh hướng nghiêng về: điều này trở thành một nền tảng để duy trì ý niệm. Khi có một nền tảng, tất sẽ có sự hỗ trợ để dựng lập ý niệm. Khi ý niệm được dựng lập, và rồi trưởng dưỡng, tất sẽ sinh ra sự sinh tồn kế tiếp tương lai. Khi có việc sinh ra sự tái sinh tương lai, vậy là tương lai sẽ lại sinh ra, già đi và chết, buồn sầu, than khóc, đau đớn, khổ não và tuyệt vọng. Như thế là cội nguồn của toàn bộ mớ đau khổ này.

If, bhikkhus, one does not intend, and one does not plan, but one still has a tendency towards something, this becomes a basis for the maintenance of consciousness. When there is a basis, there is a support for the establishing of consciousness…. Such is the origin of this whole mass of suffering.

“Chư tăng, nếu mình không có ý định, và nếu mình không lên kế hoạch, nhưng nếu mình vẫn có một khuynh hướng nghiêng về điều gì, điều này trở thành một nền tảng để duy trì ý niệm. Khi có một nền tảng, tất sẽ có sự hỗ trợ để dựng lập ý niệm… [lập lại, tương tự như đoạn trên]… Như thế là cội nguồn của toàn bộ mớ đau khổ này. 

“But, bhikkhus, when one does not intend, and one does not plan, and one does not have a tendency towards anything, no basis exists for the maintenance of consciousness. When there is no basis, there is no support for the establishing of consciousness. When consciousness is unestablished and does not come to growth, there is no production of future renewed existence. When there is no production of future renewed existence, future birth, aging-and-death, sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair cease. Such is the cessation of this whole mass of suffering.”

“Nhưng, chư tăng, khi mình không có ý định, và mình không lên kế hoạch, và mình không có khuynh hướng nghiêng về bất cứ gì, sẽ không có nền tảng nào để duy trì ý niệm. Khi không có nền tảng, tất sẽ không có sự hỗ trợ cho việc dựng lập ý niệm. Khi ý niệm không được dựng lập và không được trưởng dưỡng, sẽ không thể sinh ra cuộc sinh tồn kế tiếp tương lai. Khi không sinh ra cuộc sinh tồn kế tiếp tương lai, tất sẽ dứt bặt mọi thứ sinh, già, chết, buồn, than khóc, đau đớn, khổ não và tuyệt vọng. Như thế là kết thúc toàn bộ mớ đau khổ này.

*

Sau đây là bản dịch của Maurice O'Connell Walshe. (5)

Maurice O'Connell Walshe
Maurice O'Connell Walshe

[At Saavatthii the Blessed One said:] "Monks, what a man wills, what he plans, what he dwells on forms the basis for the continuation of consciousness. This basis being present, consciousness has a lodgment. Consciousness being lodged there and growing, rebirth of renewed existence takes place in the future, and from this renewed existence arise birth, decay-and-death, grief, lamentation, suffering, sorrow and despair. Such is the uprising of this entire mass of suffering.

[Tại Saavatthi, Đức Phật nói:] “Chư tăng, những gì mình có ý định, những gì mình lên kế hoạch, những gì mình an trụ [tâm] vào, sẽ hình thành một nền tảng cho tương tục ý niệm. Khi nền tảng này hiện hữu, ý niệm có nơi an trú. Ý niệm được an trú nơi đó, và trưởng dưỡng, việc tái sinh cuộc sinh tồn lần nữa sẽ xảy ra trong tương lai, và từ cuộc sinh tồn lần nữa này, là sẽ lại sinh, già và chết, đau đớn, than khóc, khổ, buồn, và tuyệt vọng. Như thế là việc sinh khởi lên toàn bộ mớ đau khổ này.

"Even if a man does not will and plan, yet if he dwells on something this forms a basis for the continuation of consciousness:... rebirth... takes place...

“Ngay cả nếu mình không có ý định, và không lên kế hoạch, nhưng nếu mình an trụ [tâm] vào điều gì đó,  như thế sẽ hình thành một nền tảng cho tương tục ý niệm… tái sinh… xảy ra…

"But if a man neither wills nor plans nor dwells on anything, no basis is formed for the continuation of consciousness. This basis being absent, consciousness has no lodgment. Consciousness not being lodged there and not growing, no rebirth of renewed existence takes place in the future, and so birth, decay-and-death, grief, lamentation, suffering, sorrow and despair are destroyed. Such is the cessation of this entire mass of suffering."

Nhưng nếu mình không có ý định, cũng không lên kế hoạch, cũng không an trụ [tâm] vào bất cứ thứ gì, sẽ không có nền tảng nào được hình thành cho việc tương tục ý niệm. Khi nền tảng này vắng mặt, ý niệm không có nơi an trú và sẽ không trưởng dưỡng, sẽ không có tái sinh cho cuộc sinh tồn kế tiếp trong tương lai, và do vậy là phá hủy được sinh, già, chết, đau đớn, than khóc, khổ, buồn và tuyệt vọng. Như thế là kết thúc toàn bộ mớ đau khổ này.

Chú Thích:

(1) Xem: http://thuongchieu.net/index.php/chuyende/kinhphapbaodan/3330-dinhhue

(2) Xem: http://dieungu.org/a20227/vo-niem-cua-luc-to-hue-nang

(3) Xem: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn12/sn12.038.than.html

(4) Xem: https://suttacentral.net/en/sn12.38

(5) Xem: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn12/sn12.038.wlsh.html

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 6956)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5631)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6638)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5544)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6706)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7804)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7741)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6400)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.