Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

04 Tháng Hai 201515:23(Xem: 5823)
Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
The Gift of Food, Anguttara Nikaya 
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi 

Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến

 

Vào một thời Đức Phật sống nơi có những người bộ tộc Koliya [đây là quê nhà của Hoàng Hậu Ma-Gia (Maya), mẹ của Đức Phật], tại một tỉnh tên là Sajjanela. Vào một buổi sáng, Đức Thế Tôn đắp y, cầm y bát, rồi ngài đi đến nhà của Suppavāsā, một phụ nữ bộ tộc Koliya. [Suppavāsā là một trong số những người nữ cư sĩ có tâm rộng lớn, đứng đầu trong việc cúng dường các thực phẩm ngon lành cho quý Tỳ Kheo. Bà còn là mẹ của A-La-Hán Sīvali.] Sau khi vào nhà, Đức Thế Tôn ngồi vào chiếc ghế đã chuẩn bị sẵn cho ngài. Suppavāsā, người phụ nữ bộ tộc Koliya, đứng hầu, rồi chính tay bà đã phục vụ nhiều loại thức ăn ngon lành cho ngài. Khi Đức Thế Tôn ăn xong và ngài đã rút tay ra khỏi bát, Suppavāsā, người phụ nữ bộ tộc Koliya, ngồi xuống một bên và Đức Thế Tôn đã nói với bà như sau:

"Nầy Suppavāsā, người nữ cư sĩ cao quý, khi cúng dường và bố thí thực phẩm, nghĩa là bà đem cho tặng bốn thứ đến người nhận. Bốn thứ đó là thứ gì? bà cho tặng sự sống lâu, sự đẹp đẽ, niềm hạnh phúc và sự khỏe mạnh. Bằng cách cho sự sống lâu, bản thân bà sẽ được thừa hưởng cuộc sống lâu dài, ở trong cõi người hay cõi trời. Bằng cách cho sự đẹp đẽ, bản thân bà sẽ được thừa hưởng sự đẹp đẽ, ở trong cõi người hay cõi trời. Bằng cách cho niềm hạnh phúc, bản thân bà sẽ thừa hưởng cuộc sống hạnh phúc, ở trong cõi người hay cõi trời. Bằng cách cho sự khỏe mạnh, bản thân bà sẽ được thừa hưởng thân thể khỏe mạnh, ở trong cõi người hay cõi trời. Nầy người nữ cư sĩ cao quý, khi cúng dường và bố thí thực phẩm, nghĩa là bà đem cho tặng bốn thứ kể trên đến người nhận."

The Gift of Food, Anguttara Nikaya - Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi 

 

On one occasion the Blessed One was dwelling among the Koliyans, at a town called Sajjanela. One morning the Blessed One dressed, took his upper robe and bowl, and went to the dwelling of Suppavāsā, a Koliyan lady. [117] Having arrived there, he sat down on the seat prepared for him. Suppavāsā the Koliyan lady attended to the Blessed One personally and served him with various kinds of delicious food. When the Blessed One had finished his meal and had withdrawn his hand from the bowl, Suppavāsā the Koliyan lady sat down to one side and the Blessed One addressed her as follows:

 





“Suppavāsā, a noble woman-disciple, by giving food, gives four things to those who receive it. What four? She gives long life, beauty, happiness, and strength. By giving long life, she herself will be endowed with long life, human or divine. By giving beauty, she herself will be endowed with beauty, human or divine. By giving happiness, she herself will be endowed with happiness, human or divine. By giving strength, she herself will be endowed with strength, human or divine. A noble woman-disciple, by giving food, gives those four things to those who receive it.”






FOOTNOTE:

[117] Suppavāsā is said to have been foremost among those female lay disciples who offer choice alms-food to monks. She was the mother of the arahant Sīvali.

Source: 

http://www.bps.lk/olib/wh/wh155-u.html#S53




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Hai 2015(Xem: 6467)
Giống như biển cả chỉ có một vị, đó là vị mặn của muối; cũng như thế, Giáo Pháp và Giới Luật chỉ có một vị, đó là hương vị giải thoát. Đây là phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu thứ sáu của Giáo Pháp và Giới Luật..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 6543)
Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi sáng, sẽ có một buổi sáng hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi trưa, sẽ có một buổi trưa hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi chiều, sẽ có một buổi chiều hạnh phúc.
21 Tháng Giêng 2015(Xem: 6330)
Bài kinh hay đúng hơn là bài thơ Sunita này đã được Gabriel 'Jivasattha' Bittar, một người tu tập theo Phật Giáo Theravada và cũng là giáo sư tiến sĩ khoa học giảng dạy về môn "Tiến hóa chủng loại" (Phylology) tại các đại học Genève và Lausanne (Thụy Sĩ), dịch sang tiếng Pháp vào khoảng năm 1998.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 8755)
Bài kinh này khá quan trọng và tinh tế tuy nhiên dường như ít nghe nói đến. Chữ Aggi của tựa bài kinh có nghĩa là ngọn lửa, và lửa thì mang tính cách thiêng liêng trong đạo Bà-la-môn cũng như Ấn Giáo sau này. Các học giả Tây Phương thường xem bản kinh này là một trong số các kinh quan trọng nêu lên tinh thần phi-bạo-lực của Phật Giáo.
07 Tháng Giêng 2015(Xem: 25313)
Trở lại câu hỏi, có MỘT quyển kinh nào, của Phật giáo, tương ưng đối tác với quyển Kinh Thánh của 3 tôn giáo lớn Tây phương hay không, câu trả lời là CÓ, một cách quyết xác và không do dự,
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9203)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538)1, thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm. Với chiều dài lịch sử đó, đã khẳng định những cống hiến riêng có của lễ hội này, trong tiến trình phát triển văn hóa của nhân loại nói chung và của Phật giáo nói riêng. Tuy nhiên
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6211)