Kính Trọng Cha Mẹ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

04 Tháng Hai 201503:11(Xem: 6711)

54. Kính Trọng Cha Mẹ, Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến

(Respect For Parents, Anguttara Nikaya
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi
Source: www.bps.lk)

Nầy các Tỳ Kheo, những gia đình mà trong nhà có vị A La Hán hay vị Bồ Tát, thì bố mẹ được con cái kính trọng. Những gia đình mà trong nhà có những vị Thầy Cô kinh nghiệm và khôn ngoan, thì bố mẹ được con cái kính trọng. Những gia đình mà trong nhà có những vị Thần già dặn và khôn ngoan, thì bố mẹ được con cái kính trọng. Những gia đình mà trong nhà có những vị đáng được tôn thờ, thì bố mẹ được con cái kính trọng. [Bố mẹ được coi như "những vị Thầy Cô kinh nghiệm và khôn ngoan" và "những vị Thần già dặn và khôn ngoan" bởi vì bố mẹ là những vị Thầy Cô đầu tiên của con khi còn thơ và cũng còn là người hướng dẫn đời sống tâm linh của con mình.]

Nầy các Tỳ Kheo, "A La Hán" hay "Bồ Tát" là một tên khác dành để gọi bố và mẹ, "Những vị Thầy Cô dạy ta lúc còn bé" là một tên khác dành để gọi bố và mẹ.  "Những vị Thần thời thơ ấu" là một tên khác dành để gọi bố và mẹ. "Những vị đáng được tôn thờ" là một tên khác dành để gọi bố và mẹ. Tại sao như vậy? Bởi vì bố mẹ là người đã giúp đỡ cho con, hết lòng dạy dỗ, và nuôi nấng cho con khôn lớn, cùng dẫn dắt con trên đường đời.

Respect For Parents: http://www.bps.lk/olib/wh/wh155-u.html#S54

 

 

Respect For Parents, Anguttara Nikaya
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi
Source: www.bps.lk

54. Respect for Parents

Those families, O monks, dwell with Brahmā where at home the parents are respected by their children. Those families dwell with the ancient teachers where at home the parents are respected by their children. Those families dwell with the ancient deities where at home the parents are respected by the children. Those families dwell with those worthy of worship where at home the parents are respected by their children. [118]
“Brahmā ,” monks, is a term for father and mother. “The early teachers” is a term for father and mother. “The early deities” is a term for father and mother. “Those worthy of worship” is a term for father and mother. And why? Parents are of great help to their children, they bring them up, feed them and show them the world.

FOOTNOTE:
[118] Parents are said to be similar to the ancient teachers and ancient deities (pubbācariyā, pubbadevatā) because they are the first teachers and spiritual guides of their children. Those “worthy of worship” are saints and sages. Cp. Text 12.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 7039)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5701)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6695)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5628)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6781)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7493)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7869)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7800)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6503)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.