THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ VU LAN 2017

22 Tháng Tám 201720:31(Xem: 7252)

Thông Bạch đại lễ Vu lan 2017


Hòa Thượng THÍCH VIÊN ĐỊNH (đi đầu)

   TĂNG ĐOÀN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

                      HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH

            Chùa Giác Hoa, 15/7 Nơ Trang Long,

Phường 7, Q. Bình Thạnh, 

TP Sài Gòn.

Phật lịch 2561

Số: 04/HĐĐH/TB/VT

 

THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ VU LAN 2017

 

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính bạch Chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng, Ni,

Kính thưa Chư thiện tín Phật tử trong và ngoài nước,

Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất xin gửi lời tán thán công đức đến Chư tôn đức và Quý Phật tử đã tích cực tham gia, ủng hộ sinh hoạt Tăng Đoàn trong thời gian qua. Nhất là Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại, nhờ đó, đã thực hiện được nhiều Phật sự lợi lạc cho dân tộc và đạo pháp.

Đại lễ Vu Lan nhắc nhở chúng ta về tinh thần từ bi và báo hiếu. Ngoài ân Tam bảo, ân Cha mẹ, người Phật tử còn có bổn phận báo ân Chúng sanh và ân Đất nước. 

Trên tinh thần báo ân rộng lớn đó, chúng ta không chỉ cứu khổ cho cha mẹ, thân bằng quyến thuộc của mình, mà còn phải hết lòng giải trừ khổ nạn cho mọi loài chúng sanh, cho dân tộc và góp phần bảo vệ đất nước.

Hoàn cảnh Việt Nam hiện nay rất bi quan. Từ kinh tế đến giáo dục, văn hóa, xã hội…tất cả mọi mặt đều xuống cấp. Nhất là môi trường và công lý hiện đang là vấn đề đau khổ và nhức nhối của toàn dân.

Việc khai thác Bau-xít ở Tây nguyên, Formosa ở Hà tĩnh, Lee & Man ở Hậu giang và gần nhất là nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân ở Bình thuận…đã làm cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, sức khỏe và sinh hoạt của người dân khắp trên cả nước.

Nhưng đau đớn nhất cho dân tộc chính là nạn độc quyền tư tưởng, độc quyền thông tin, như lời Đức Thượng Thủ, Tăng Đoàn GHPGVNTN, Trưởng Lão Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, đã rất quan tâm, lo lắng, trong Thông Điệp Phật Đản năm 2017, vùa qua: “ … nỗi bi thống lớn nhất, đó là dòng chảy tự do tư tưởng của giống nòi Việt tộc bị chận đứng, khiến cả dân tộc như sống trong “ao tù nước đọng” trong suốt hơn bảy mươi năm bởi nạn “độc tài chân lý”- Quốc nạn này không những phá nát tài nguyên đất nước, mà còn còn phá nát cả tâm hồn dân Việt…”.

Người dân sống trong bất an, hồi hộp, lo sợ vì luôn bị hăm dọa, đàn áp, bắt bớ, tù tội không biết lúc nào, nếu bày tỏ lòng yêu nước hay có quan điểm khác biệt với Nhà cầm quyền, và cả những lý do không chính đáng.

Hệ thống pháp luật bất minh, bất công, đi ngược lại những giá trị văn minh nhân loại, thể hiện qua những phiên tòa mang tính áp đặt, như bản án 10 năm tù giam dành cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vừa qua và mới đây là bản án 9 năm dành cho bà Trần Thị Nga. Vừa rồi, ngày 30.7, Nhà cầm quyền lại bắt giam thêm 4 công dân khác là các ông Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức, và sau đó mấy ngày, lại bắt thêm ông Nguyễn Trung Trực, với các cáo buộc nghiêm trọng nhưng mơ hồ và mang tính áp đặt.

Không có công lý, không có nhân quyền nên cuộc sống người dân đầy bất trắc. Vì quyền lợi, nhiều người đã bất chấp những truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tổ tiên, miễn sao đạt được mục đích. Tình cảm yêu thương đùm bọc lẫn nhau dần biến mất, thay vào đó là sự vô cảm, vị kỷ, đố kỵ, thờ ơ.

Xã hội xuống cấp đến nỗi, sự lừa dối được cho là chuyện “bình thường”, lòng tốt trở thành xa xỉ, đạo đức suy đồi, chánh tà lẫn lộn, không còn phân biệt, không biết tin vào đâu nữa. Xóm giềng nghi kỵ lẫn nhau, tình người khô cạn, lòng người đảo điên, giữa người và người có một rào cản vô hình nhưng khó vượt qua để thương yêu và chia sẻ.

Trước nỗi khổ của đồng bào, đồng loại, trước tình thế hiểm nguy của đất nước, người Phật tử không thể ngoảnh mặt làm ngơ, nhất là không thể thoả hiệp với bạo quyền nhằm mưu cầu lợi dưỡng để mặc cho dân tộc sống cảnh đọa đày, đất nước bị ngoại xâm lấn chiếm.

Kinh Phạm Võng, phần lợi ích hữu tình, có dạy rằng: “Đối với người có thực đức thì tâm vui vẻ khen ngợi, đối với người có lỗi xấu thì dùng từ tâm quở trách, chiết phục, xử phạt, khiến họ hối cải”.

Danh ngôn thế giới, về vấn đề này, cũng có câu: “Thế giới bị chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt”.

Với lòng từ bi, người Phật tử chúng ta cần phải chọn con đường chánh đạo, dấn thân phục vụ quốc gia dân tộc bằng cách góp phần phục hưng truyền thống đạo đức của Tổ tiên, vận động phục hồi dân chủ, tự do và bảo vệ đất nước.

Kính mong các bậc nhân sĩ, trí thức, tôn giáo hãy đứng về phía người dân, vận động và cảnh tỉnh Nhà cầm quyền từ bỏ chế độ độc tài, trả quyền lực lại cho nhân dân, để dân tộc tự do lựa chọn thể chế dân chủ- pháp trị, đa nguyên, đa đảng.

Rất mong sự can thiệp và hỗ trợ của Quốc Tế để người dân Việt Nam sớm được sống trong Tự do, Dân chủ, Nhân quyền.

Cầu nguyện Cứu huyền thất tổ, đa sanh phụ mẫu, lục thân quyến thuộc được siêu thăng, thế giới thanh bình, đất nước vững bền, dân tộc sống trong niềm an vui, tự do và hạnh phúc.

Nam mô Vu Lan Thắng Hội chư Phật, chư đại Bồ tát, chư Hiền Thánh Tăng, tác đại chứng minh

                                                    Tổ Đình Thập Tháp, Bình Định 

                                                  Mùa Vu Lan năm Đinh Dậu, 2017

                                                     Thay mặt Hội Đồng Điều Hành

                                                         Tăng Đoàn GHPGVNTN

                                                                    Viện trưởng

                                                                         (ấn ký)

                                                            Tỳ kheo Thích Viên Định

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Năm 2023(Xem: 3843)
Mùa Phật đản chính là lúc tất cả chúng ta nhớ nghĩ và cảm niệm ân đức cao dày của Đức Từ Phụ Thế Tôn, đồng thời cũng là lúc để quán chiếu tự tâm, phát huy thiện căn, hiển lộ Phật tính để an trú với “vị Phật” trong chính mình, mỗi người là một Pháp thân trang nghiêm pháp giới; nhất là giữa bối cảnh lịch sử có nhiều khủng hoảng, hận thù, chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, nhân hoạ… như ngày nay.
04 Tháng Năm 2023(Xem: 1967)
Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 4 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
03 Tháng Tư 2023(Xem: 2330)
I. Đại Lễ Phật Đản chung, PL 2567 sẽ long trọng cử hành vào lúc10 giờ sáng, Thứ Bảy ngày 10 tháng 6 năm 2023, nhằm ngày 23 tháng 4 năm Quý Mão tại Chùa Điều Ngự; II. Khoá An Cư ngắn hạn sẽ được tổ chức từ ngày 12 tháng 6 đếnngày 21 tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự; III. Đại Hội Khoáng Đại III sẽ được tổ chức vào ngày 15 và 16tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự. Để ba Phật sự trọng đại của Tăng Đoàn được thành tựu viên mãn. Thay mặt Hội Đồng Điều Hành, chúng con/ tôi trân trọng Thông Tư đến chư Tôn đức Giáo phẩm Tăng Ni và quý Thiện tín Cư sỹ, Huynh trưởng, Phật tử về thời gian - địa điểm tổ chức Đại Lễ Phật Đản chung, Khoá An Cư ngắn hạn và Đại Hội Khoáng Đại III của Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại;
02 Tháng Tư 2023(Xem: 2013)
NGUYỆT SAN DIỆU PHÁP_NO.3 THÁNG 3_2023 Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 3 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
13 Tháng Ba 2023(Xem: 2139)
Đạo Phật chủ trương lấy con người làm trung tâm điểm để cải hóa và xây dựng xã hội. Con người tốt, xã hội tốt và ngược lại. Giáo dục con người để trở thành một tài bảo của thế giới nhân loại là bước căn bản và hết sức quan yếu mà Phật giáo gọi là Nhân Thừa trong Ngũ Thừa giáo. Con người là tài nguyên lớn vô giá như Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nhân thị tối thắng - Con người là trên hết”; ... Truyền thống giáo dục của Phật giáo là truyền thống giáo dục toàn diện. Đức Phật được tôn xưng như là một nhà giáo dục vĩ đại và thánh thiện, là bậc đạo sư tiêu biểu, mẫu mực (bậc Điều Ngự, đấng phước trí vẹn toàn), đức Phật chủ trương giáo dục con người giải thoát mọi kiến thủ đ
24 Tháng Hai 2023(Xem: 1297)