Thái Lan: Làng Mai tổ chức Lễ bông hồng cài áo

16 Tháng Tám 201707:43(Xem: 5435)

Thái Lan: Làng Mai tổ chức Lễ bông hồng cài áo



Ngày 13 tháng 08 vừa qua, trung tâm luyện tập quốc tế Làng Mai tại Thái Lan (Thai Plum Village International Practice Center; địa chỉ: 174, 176 Ban Sra Nam Sai, Moo 7, Tambon Plongtalong, Pak Chong District, Nakorn Ratchasima, Thailand 30130) đã tổ chức lễ Bông Hồng Cài Áo, nhân ngày Mother’s Day (12/08) theo truyền thống người Thái. “Ngày của Mẹ” theo văn hóa Thái Lan là ngày sinh của Hoàng hậu đang tại vị; quan điểm của người dân Thái cho rằng Hoàng hậu là người mẹ của đất nước nên họ chọn ngày sinh của bà là ngày để tưởng nhớ về mẹ.

Theo truyền thống đó, Làng Mai đã kết hợp với lễ Cài bông hồng để tổ chức cho đông đảo người dân Thái cùng kiều bào Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở Thái có một ngày quán chiếu về hai đấng sanh thành.

Buổi lễ bắt đầu lúc 9h30 sáng với đông đảo Chư tôn đức Tăng Ni cùng quý Phật tử ở trong cũng như ngoài nước tham dự. Trước khi đi vào chương trình chính thức là mười lăm phút quán niệm đưa tâm về an trú bây giờ và tại đây. Sau đó là nghi thức nguyện hương dâng lên Tam Bảo để tỏ lòng thành kính. Bài kinh tụng về cha mẹ vang lên trong tiếng hòa quyện của đại chúng làm cho không khí thật trang nghiêm và đầy lạc vị. Theo saunghi thức cài bông hồng đến Chư tôn đức Tăng Ni cũng như quý Phật tử hiện diện. Kế tiếp là phần đọc thư gửi đến cha mẹ của quý Thầy Cô xóm Trời Quang và Trăng Tỏ, hòa theo đó là những thanh âm của bài hát Bông Hồng Cài Áo làm cho không gian lắng xuống để đại chúng cùng hồi tưởng niệm ân đến đấng song thân.

Sau khi độ thực là thời khóa Thiền buông thư dành cho hàng cư sĩ tại gia, nhằm giúp cho các thiền sinh có thể vận dụng vào trong đời sống hằng ngày của mình buông bỏ đi những lo toan, suy nghĩ buộc ràng để đi vào được giấc ngủ sâu, hồi lại năng lượng cho cơ thể.

Pháp thoại của Thầy Pháp Đăng giúp cho đại chúng hiểu rõ hơn về sự đau đớn của người mẹ khi sinh con và sự khao khát của đứa trẻ mong muốn được tiếp cận với thế giới bên ngoài. Sự đấu tranh giữa một bên là của mình và một bên được chính là mình. Bằng sự nghiên cứu về Phật học, tâm lý học, sinh vật học, y học Thầy đã giúp cho đại chúng có được cái nhìn rộng hơn về tình mẩu tử, về sự thiêng liêng và cao cả của tình mẹ dành cho con.

Kết thúc ngày quán niệm với những tiết mục văn nghệ hướng về cha mẹ của quý Thầy Cô và Cư sĩ Phật tử càng tạo thêm sự ấm cúng hài hòa nhưng vẫn mang được âm hưởng của thiền vị, thanh trong.

blank
blank
blank

blank
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Năm 2023(Xem: 1839)
Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 4 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
03 Tháng Tư 2023(Xem: 2226)
I. Đại Lễ Phật Đản chung, PL 2567 sẽ long trọng cử hành vào lúc10 giờ sáng, Thứ Bảy ngày 10 tháng 6 năm 2023, nhằm ngày 23 tháng 4 năm Quý Mão tại Chùa Điều Ngự; II. Khoá An Cư ngắn hạn sẽ được tổ chức từ ngày 12 tháng 6 đếnngày 21 tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự; III. Đại Hội Khoáng Đại III sẽ được tổ chức vào ngày 15 và 16tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự. Để ba Phật sự trọng đại của Tăng Đoàn được thành tựu viên mãn. Thay mặt Hội Đồng Điều Hành, chúng con/ tôi trân trọng Thông Tư đến chư Tôn đức Giáo phẩm Tăng Ni và quý Thiện tín Cư sỹ, Huynh trưởng, Phật tử về thời gian - địa điểm tổ chức Đại Lễ Phật Đản chung, Khoá An Cư ngắn hạn và Đại Hội Khoáng Đại III của Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại;
02 Tháng Tư 2023(Xem: 1895)
NGUYỆT SAN DIỆU PHÁP_NO.3 THÁNG 3_2023 Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 3 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
13 Tháng Ba 2023(Xem: 2024)
Đạo Phật chủ trương lấy con người làm trung tâm điểm để cải hóa và xây dựng xã hội. Con người tốt, xã hội tốt và ngược lại. Giáo dục con người để trở thành một tài bảo của thế giới nhân loại là bước căn bản và hết sức quan yếu mà Phật giáo gọi là Nhân Thừa trong Ngũ Thừa giáo. Con người là tài nguyên lớn vô giá như Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nhân thị tối thắng - Con người là trên hết”; ... Truyền thống giáo dục của Phật giáo là truyền thống giáo dục toàn diện. Đức Phật được tôn xưng như là một nhà giáo dục vĩ đại và thánh thiện, là bậc đạo sư tiêu biểu, mẫu mực (bậc Điều Ngự, đấng phước trí vẹn toàn), đức Phật chủ trương giáo dục con người giải thoát mọi kiến thủ đ
24 Tháng Hai 2023(Xem: 1208)
01 Tháng Hai 2023(Xem: 1253)