Sinh viên hào hứng nghe đức Đạt Lai Lạt-Ma nói chuyện

07 Tháng Sáu 201707:47(Xem: 6086)
SINH VIÊN HÀO HỨNG NGHE
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT-MA NÓI CHUYỆN

Văn Công Hưng


Đức Đạt Lai Lạt-ma nói rằng chúng ta phải nghĩ đến tính nhất thể của toàn thể nhân loại trong một buổi tương tác với sinh viên đại học Emory tại trú xứ của mình ở Dharamshala hôm 29-5.

blankSinh viên thích thú với những góc nhìn của Đức Đạt Lai Lạt-ma


"Không giống như thời cổ đại, trong thế giới ngày nay, mỗi quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau. Tôi tôn trọng Tổng thống Mỹ (Donald Trump), nhà lãnh đạo của thế giới tự do. Tuy nhiên, chương trình 'America First' (Nước Mỹ Trước) của ông ta có nghĩa là đặt phần còn lại của thế giới đứng ở vị trí thứ hai. Tương lai của Mỹ phụ thuộc vào phần còn lại của thế giới", Đức Đạt Lai Lạt-ma trả lời câu hỏi về sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc và cách mà thế hệ hiện tại có thể làm cho thế kỷ 21 trở nên hòa bình.

Là một người ngưỡng mộ Liên minh châu Âu (EU) và tổ chức EU  như một ví dụ về tinh thần đồng nhất, ngài cảm thấy rằng việc Anh rời EU là "thiển cận" chỉ vì nghĩ về đất nước của họ.

"Về lâu dài, chúng ta cần có ý thức về sự đồng nhất của toàn thể nhân loại và tôi luôn mệt mỏi để truyền bá nhận thức về nhu cầu có tinh thần đồng nhất của nhân loại. Đối với cá nhân tôi là nguồn hạnh phúc nhất", ngài nói.

Đức Đạt Lai Lạt-ma nói thêm rằng ý thức về sự đồng nhất của toàn thể nhân loại phải được phát triển thông qua nhận thứcgiáo dục, và thế kỷ 21 nên là "một thế kỷ của hòa bình" bằng cách nỗ lực trong việc kết tình hữu nghị và giảm sự không tin tưởng.

"Bạo lực vào đầu thế kỷ này là kết quả của sự hờ hững và cách suy nghĩ của thế kỷ trước dựa vào vũ lực để giải quyết các vấn đề, mà vẫn còn phổ biến đến ngày nay. Đó là lý do tại sao những vấn đề này xảy ra. Thông qua vũ lực, chúng ta có thể kiểm soát con người về thể chất, chứ không phải tình cảm", người đoạt giải Nobel hoà bình, cũng là Giáo sư Hiệu trưởng Emory, nói.

Văn Công Hưng (theo Phayul) | Giác Ngộ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tám 2022(Xem: 2035)
08 Tháng Tám 2022(Xem: 2378)
Ngày lễ Vu Lan không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa báo hiếu mà nó còn mang ý nghĩa tổng quát về mối liên hệ mật thiết giữa con người với con người và giữa con người với xã hội. Theo thông lệ, ngày lễ Vu Lan - Tự Tứ được tổ chức sau khi chư Tăng kết thúc mùa an cư kiết hạ với mục đích nương tựa vào sức mạnh thanh tịnh hòa hợp của Tăng Đoàn để nâng cao khả tính báo ân và dụng lực cứu khổ.
19 Tháng Bảy 2022(Xem: 4124)
Sáng nay, ngày 19/07/2022 vào lúc 12 giờ trưa. Trong đạo tình linh sơn cốt nhục HT Thích Viên Lý-Chủ Tịch Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại đã quan lâm đến Chùa Việt Nam-Los Angeles để hộ niệm và cung tiễn nhục thân của Cố Hòa Thượng thượng Như hạ Minh. Kính ngưỡng nguyện Giác Linh Người Cao Đăng Phật Quốc, Hội Nhập Ta Bà Phân Thân Hoá Độ.
19 Tháng Bảy 2022(Xem: 2860)
Vu lan là ngày đại lễ thiêng liêng của Phật giáo. Nhưng ngày nay, lễ Vu lan không chỉ là ngày lễ riêng của Phật giáo, mà do tính khế cơ, khế lý nên đã nghiễm nhiên trở thành ngày lễ truyền thống văn hóa, mang đậm tính nhân văn của nhiều dân tộc văn minh trên toàn thế giới. Nhất là dân tộc Việt Nam thân yêu, một dân tộc vốn có nếp sống tâm linh cao đẹp từ thuở cha ông chúng ta dựng cờ mở nước. Điều nầy, cho thấy ý nghĩa ngày lễ Vu lan đã ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tâm linh của dân tộc và nhân loại biết chừng nào!
14 Tháng Sáu 2022(Xem: 5111)
Nhằm góp phần vào việc hoằng dương chánh pháp trong thời đại mới, thời đại mà hầu như tất cả mọi việc làm và ý nghĩ đều hướng đến thực dụng. Để giúp cho mọi người dễ dàng tiếp xúc với kho tàng giáo lý của Đức Phật, giúp cho mọi người dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu tìm hiểu lời Phật dạy trên cơ sở chánh tín.
01 Tháng Sáu 2022(Xem: 6004)
Lịch sử Phật Giáo là một dòng chảy xuyên suốt mà mối liên hệ gắn bó của nó không chỉ là những thời khắc ngắn ngủi nhưng lại là một nối kết mật thiết được khởi đi từ nhiều kiếp quá khứ.
19 Tháng Năm 2022(Xem: 3536)
... Trong thời điểm thế giới có nhiều bất an, khổ đau và xáo trộn, những lời dạy của Đức Phật cầnđược tinh cần ứng dụng. Tất cả chúng ta nên xây dựng lòng nhẫn nhục, tình yêu thương, hiểu biết và sự hy sinh bản thân để lan tỏa niềm vui trên toàn thế giới. Đức Phật luôn dạy rằng, con người phải không ngừng nỗ lực để vượt qua thử thách. Chúng ta nên nắm tay nhau để cùng nhau bước ra khỏi cuộc sống dẫy đầy phiền não khổ đau này. Bất chấp những thách đố được xuất phát từ bất cứ đâu, với nội lực thanh tịnh tổng hợp, chúng ta sẽ vượt qua mọi chướng duyên, trở lực...