Sinh viên hào hứng nghe đức Đạt Lai Lạt-Ma nói chuyện

07 Tháng Sáu 201707:47(Xem: 6065)
SINH VIÊN HÀO HỨNG NGHE
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT-MA NÓI CHUYỆN

Văn Công Hưng


Đức Đạt Lai Lạt-ma nói rằng chúng ta phải nghĩ đến tính nhất thể của toàn thể nhân loại trong một buổi tương tác với sinh viên đại học Emory tại trú xứ của mình ở Dharamshala hôm 29-5.

blankSinh viên thích thú với những góc nhìn của Đức Đạt Lai Lạt-ma


"Không giống như thời cổ đại, trong thế giới ngày nay, mỗi quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau. Tôi tôn trọng Tổng thống Mỹ (Donald Trump), nhà lãnh đạo của thế giới tự do. Tuy nhiên, chương trình 'America First' (Nước Mỹ Trước) của ông ta có nghĩa là đặt phần còn lại của thế giới đứng ở vị trí thứ hai. Tương lai của Mỹ phụ thuộc vào phần còn lại của thế giới", Đức Đạt Lai Lạt-ma trả lời câu hỏi về sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc và cách mà thế hệ hiện tại có thể làm cho thế kỷ 21 trở nên hòa bình.

Là một người ngưỡng mộ Liên minh châu Âu (EU) và tổ chức EU  như một ví dụ về tinh thần đồng nhất, ngài cảm thấy rằng việc Anh rời EU là "thiển cận" chỉ vì nghĩ về đất nước của họ.

"Về lâu dài, chúng ta cần có ý thức về sự đồng nhất của toàn thể nhân loại và tôi luôn mệt mỏi để truyền bá nhận thức về nhu cầu có tinh thần đồng nhất của nhân loại. Đối với cá nhân tôi là nguồn hạnh phúc nhất", ngài nói.

Đức Đạt Lai Lạt-ma nói thêm rằng ý thức về sự đồng nhất của toàn thể nhân loại phải được phát triển thông qua nhận thứcgiáo dục, và thế kỷ 21 nên là "một thế kỷ của hòa bình" bằng cách nỗ lực trong việc kết tình hữu nghị và giảm sự không tin tưởng.

"Bạo lực vào đầu thế kỷ này là kết quả của sự hờ hững và cách suy nghĩ của thế kỷ trước dựa vào vũ lực để giải quyết các vấn đề, mà vẫn còn phổ biến đến ngày nay. Đó là lý do tại sao những vấn đề này xảy ra. Thông qua vũ lực, chúng ta có thể kiểm soát con người về thể chất, chứ không phải tình cảm", người đoạt giải Nobel hoà bình, cũng là Giáo sư Hiệu trưởng Emory, nói.

Văn Công Hưng (theo Phayul) | Giác Ngộ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Năm 2023(Xem: 1782)
Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 4 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
03 Tháng Tư 2023(Xem: 2218)
I. Đại Lễ Phật Đản chung, PL 2567 sẽ long trọng cử hành vào lúc10 giờ sáng, Thứ Bảy ngày 10 tháng 6 năm 2023, nhằm ngày 23 tháng 4 năm Quý Mão tại Chùa Điều Ngự; II. Khoá An Cư ngắn hạn sẽ được tổ chức từ ngày 12 tháng 6 đếnngày 21 tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự; III. Đại Hội Khoáng Đại III sẽ được tổ chức vào ngày 15 và 16tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự. Để ba Phật sự trọng đại của Tăng Đoàn được thành tựu viên mãn. Thay mặt Hội Đồng Điều Hành, chúng con/ tôi trân trọng Thông Tư đến chư Tôn đức Giáo phẩm Tăng Ni và quý Thiện tín Cư sỹ, Huynh trưởng, Phật tử về thời gian - địa điểm tổ chức Đại Lễ Phật Đản chung, Khoá An Cư ngắn hạn và Đại Hội Khoáng Đại III của Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại;
02 Tháng Tư 2023(Xem: 1831)
NGUYỆT SAN DIỆU PHÁP_NO.3 THÁNG 3_2023 Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 3 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
13 Tháng Ba 2023(Xem: 1959)
Đạo Phật chủ trương lấy con người làm trung tâm điểm để cải hóa và xây dựng xã hội. Con người tốt, xã hội tốt và ngược lại. Giáo dục con người để trở thành một tài bảo của thế giới nhân loại là bước căn bản và hết sức quan yếu mà Phật giáo gọi là Nhân Thừa trong Ngũ Thừa giáo. Con người là tài nguyên lớn vô giá như Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nhân thị tối thắng - Con người là trên hết”; ... Truyền thống giáo dục của Phật giáo là truyền thống giáo dục toàn diện. Đức Phật được tôn xưng như là một nhà giáo dục vĩ đại và thánh thiện, là bậc đạo sư tiêu biểu, mẫu mực (bậc Điều Ngự, đấng phước trí vẹn toàn), đức Phật chủ trương giáo dục con người giải thoát mọi kiến thủ đ
24 Tháng Hai 2023(Xem: 1200)
01 Tháng Hai 2023(Xem: 1241)