Khuyến nghị chung về Khả năng tiếp cận Công lý nhằm bảo vệ các nhà hoạt động Nhân quyền nữ

12 Tháng Tám 201523:34(Xem: 7694)
LOGO-PNNQ-150x150
Logo Hội Phụ Nữ Nhân
Quyền Việt Nam

Thông cáo báo chí: Đnh chế Công ước ca LHQ v Quyn ph n đưa ra các Khuyến ngh chung v Kh năng tiếp cn Công lý nhm bo v các nhà hot đng Nhân quyn n

VIỆT NAM – ngày 07 tháng 8 năm 2015

Uỷ ban CEDAW của Liên hiệp quốc (Công ước xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ) vừa mới ban hành một bản khuyến nghị chung về “khả năng tiếp cận Công lý của phụ nữ”. Các khuyến cáo mới này, sẽ giúp minh định các nghĩa vụ của các Nhà nước đã ký kết và bị ràng buộc bởi Công ước CEDAW, bao gồm một phạm vi rộng các vấn đề tư pháp, trong đó có công lý cho các nhà hoạt động nữ.

Khuyến nghị lưu ý rằng, “thực tế là những người bảo vệ nhân quyền và các tổ chức nhân quyền thường là mục tiêu được nhắm đến, vì công việc của họ phải được nhấn mạnh và quyền tiếp cận Công lý của họ phải được bảo vệ”. Một nghĩa vụ Nhà nước về việc bảo vệ người bảo vệ nhân quyền phụ nữ khỏi sự “quấy rối, đe dọa, trả thù và bạo lực” cũng được khuyến khích.

Hơn nữa, theo hướng đáp ứng nhu cầu công lý, Ủy ban này nhấn mạnh sự hợp tác toàn diện và đầy đủ đối với các tổ chức xã hội dân sự. Ủy ban thúc giục các Nhà nước thành viên phải thực hiện việc tham vấn với các nhóm bảo vệ nhân quyền của phụ nữ và cũng kêu gọi các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào các nỗ lực kiện tụng về các vấn đề công lý.

Ủy ban CEDAW, một tập hợp các chuyên gia về quyền của phụ nữ, đưa ra khuyến cáo mới của mình ngay sau khi kết thúc phiên họp thứ 61, trong phiên họp này, một số nhà nước thành viên bị ràng buộc bởi Công ước CEDAW đã bị phê bình, bao gồm Việt Nam. 

Hi Ph N Nhân Quyn  Vit Nam(VNWHR) là một tổ chức xã hội dân sự độc lập được thành lập vào năm 2013 để đáp ứng với sự thất bại của các tổ chức phụ nữ quần chúng trong nỗ lực ứng phó hiệu quả với các nhu cầu và vấn đề nhân quyền mà phụ nữ Việt Nam phải đối mặt. Những vấn đề cốt lõi trong trọng tâm làm việc của hội này bao gồm bảo vệ và hỗ trợ các nhà bảo vệ nhân quyền nữ, kể cả tù nhân lương tâm; và hỗ trợ các cộng đồng sắc tộc và tôn giáo thiểu số trong việc bảo vệ các quyền lợi khác nhau của họ từ việc cướp đất cho đến tự do tín ngưỡng. VNWHR là CSO độc lập đầu tiên từ bên trong Việt Nam tham gia đầy đủ trong báo cáo của Uỷ ban Công ước quốc tế CEDAW này.

Huỳnh Thục Vi dịch

Xem bn tiếng Anh:

PRESS RELEASE: UN Treaty Body on Women’s Rights Issues New General Recommendation on Access to Justice that Protects Female HRDs

VIETNAM – 7 August 2015 

The UN Treaty Body CEDAW (Convention to End of All Forms of Discrimination Against Women) has just issued a new general recommendation on “Women’s Access to Justice”. The new recommendation, which will serve to clarify the obligations of State parties bound by CEDAW, covers a wide scope of justice issues, including justice for female activists.

It notes, “the fact that human rights defenders and organizations are frequently targeted because of their work must be emphasized and their own right to access justice protected.” A State obligation of protection of female human rights defenders from “harassment, threats, retaliation and violence” is also recommended.

Further, towards meeting justice needs, the Committee emphasizes thorough and significant cooperation with civil society organizations. The Committee urges State parties to perform consultations with women’s rights groups and also calls on CSOs to take part in litigation efforts on justice issues. 

The CEDAW Committee, a collection of women’s rights experts, issues its new recommendation shortly after the closure of the 61st Session, during which several State parties bound by CEDAW were reviewed, Vietnam included. 

Vietnamese Women for Human Rights (VNWHR) is an independent civil society organization founded in 2013 in response to the failure of mass women’s organizations to effectively respond to the needs and human rights issues faced by women in Vietnam. Core issues of focus include defense and support of female human rights defenders, including prisoners of conscience and support of persecuted ethnic and religious minorities on rights issues ranging from land grabbing to freedom of belief. VNWHR is the first independent CSO from within the country to participate fully in treaty body reporting.

Email: coordinator@vnwhr.net

Website: www.vnwhr.net


Tài liệu đính kèm:
 CEDAW_C_GC_33_7767_E

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 5557)
Đảng luôn lớn tiếng kêu gọi “hòa giải hòa hợp” dân tộc, quên đi hận thù. Vậy việc nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên cấm đoán Hội đồng Liên tôn và các Tăng sĩ chùa Phước Thành quy tụ các thương binh Việt Nam Cộng Hòa phải chăng là hành động thực hiện lời kêu gọi đó?
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 4946)
Thư ngỏ gửi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và các cơ chế nhân quyền quốc tế về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và chiến dịch Vận động Nhân quyền 2015
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 5324)
Tôi càng ngưỡng mộ người dân Việt bao nhiêu - thông minh, yêu đời, tự trọng, và chăm chỉ - thì tôi lại càng tức giận chính phủ cộng sản đã gây đau khổ quá nhiều cho người dân nước này (và dĩ nhiên cả người Mỹ chúng ta) trong nửa thế kỷ sau của thế kỷ 20.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 5287)
Đối với những người bất đồng chính kiến, công an luôn được lệnh phải theo dõi, bắt giữ, đánh đập và khủng bố tinh thần. Viện kiểm sát và tòa án chỉ là hai bông hoa giả để trang trí cho chế độ. Nếu không có một nền pháp trị và các cơ chế để ngăn chặn và trừng phạt những kẻ tra tấn không tồn tại, thử hỏi, lấy nền tảng nào để thực hiện Công ước chống Tra tấn?
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 5668)
Trong nhiều năm, ASEAN cam kết phát huy dân chủ và nhân quyền khu vực. Trong một nền dân chủ thực sự, người dân có quyền tham gia đầy đủ, có ý nghĩa, bao hàm mọi thành phần và mang tính đại biểu bởi người dân. Ý dân phải được thể hiện qua sự quản lý quốc gia minh bạch và bầu cử tự do, công bằng và công khai trong một hệ thống đa đảng và đa nguyên.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 7797)
Đến thăm Ms Quang tại phòng cấp cứu, nhân viên trong bệnh viện báo cho chúng tôi biết là bệnh nhân không được tiếp xúc với nhiều người vì tình trạng sức khỏe kém, họ còn cho chúng tôi biết thêm là Ms Quang đã nôn mửa ra máu rất nhiều nên không được nói chuyện và buộc chúng tôi ra ngoài.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 5184)
Hôm nay ngày 14/1/2014, Đại diện Ngoại giao Hoa Kỳ là Ông Garett Harkins, tùy viên Chính trị của Lãnh sự quán Hoa Kỳ có chuyến viếng thăm chùa Liên Trì lần thứ 2 trong nỗ lực điều tra về các vi phạm quyền Tự do tôn giáo đối với một trong các văn phòng đại diện của Tăng Đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Sài Gòn.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 5196)
Để giúp cho Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam có thể kết nối với cộng đồng quốc tế, chúng tôi đã làm brochure này. Brochure nói về những việc chúng tôi đã làm và sẽ làm trong thời gian tới.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 4733)
(1) Lời tuyên ngôn sứ mạng của hội: “Bảo vệ tự do và nhân phẩm cho phụ nữ Việt Nam”. (2) Đối tượng phục vụ của hội trong thời điểm này: Những người phụ nữ bị chính quyền bạo hành vì đòi công lý và những phụ nữ bị đàn áp vì phát biểu quan điểm đối lập....
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 4842)
Chính quyền Việt Nam phải xóa bỏ các điều luật mơ hồ và vi hiến trong Bộ luật Hình sự như Điều 258 “lợi dụng quyền tự do dân chủ”, Điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước”, Điều 79 "âm mưu lật đổ chính quyền". Phải cụ thể hóa Điều 245 "gây rối trật tự công cộng", Điều 257 "Chống người thi hành công vụ" theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.