Mỹ Nữ Tự Hủy Sắc Đẹp Để Xuất Gia - Thích Minh Trí Biên Dịch

02 Tháng Mười 201000:00(Xem: 28387)

MỸ NỮ TỰ HỦY SẮC ĐẸP ĐỂ XUẤT GIA
Thích Minh Trí biên dịch


nguoidep(Tokyo, Japan) : Ni sư Ryonen sinh năm 1797. Ni sư là cháu của một vị tướng quân nổi tiếng Nhật Bản Shingen (Võ Điền Tín Huyền). Nhờ vẻ đẹp quyến rũ và thiên tài thi phú mà năm mười bảy tuổi cô đã trở thành một trong những tỳ nữ của Nữ hoàng trong hoàng cung.

Thế nhưng, Nữ hoàng yêu quí đột ngột từ trần đã thức tỉnh Ryonen về các pháp vô thường. Vì vậy mà cô khao khát học thiền. Tuy nhiên, Ryonen đã phải gác ước mơ của cô sang một bên vì họ hàng ép cô lập gia đình. Ryonen chấp nhận lập gia đình với điều kiện là sau khi sinh 3 con, cô sẽ được quyền tiếp bước trên con đường học thiền của cô.

Sau khi sinh hạ 3 con, cô từ giã gia đình trước khi bước vào tuổi hai mươi lăm. Vì chồng và gia quyến không thể ngăn cản ước mơ của cô nên Ryonen đã lên đường tầm sư học đạo. Trên con đường tầm sư học thiền, Ryonen đã đến thành phố Edo và thỉnh cầu thiền sư Tetsugyu nhận cô làm đệ tử. Tuy nhiên vừa thoáng nhìn qua, thiền sư Tetsugyu liền từ chối ngay vì cô quá đẹp.

Sau đó, Ryonen tìm đến thiền sư Hakuo. Vị thiền sư này cũng từ chối cô, nói rằng sắc đẹp của cô có thể là nguyên nhân duy nhất gây nên phiền toái. Với ý chí quyết tâm học thiền, Ryonen lấy một bàn ủi nóng áp lên mặt đốt cháy sắc đẹp của cô trong giây lát. Khi đó, thiền sư Hakuo đã chấp nhận cô làm đệ tử.Để ghi nhớ sự kiện này, Ryonen viết một bài kệ lên mặt sau của một tấm gương:

Khi hầu Hoàng hậu ta đốt trầm hương để xông xiêm y rất đẹp của ta.
Bây giờ làm kẻ khất thực không nhà ta lại đốt mặt để được vào thiền viện.

Khi sắp viên tịch, Ryonen viết một bài kệ khác:

Sáu mươi sáu lần đôi mắt này đã chứng kiến cảnh mùa thu thay đổi.
Ta đã nói đủ về ánh trăng,
Đừng hỏi nữa.
Hãy lắng nghe tiếng nói của hàng thông và bách hương khi gió lặng.

 

Thích Minh Trí biên dịch

Nguyên tác Anh văn

Ryonen's Realization

 OneIndia, July 19, 2009

Ryonen a Buddhist nun was born in 1797. She was the granddaughter of the famous Japanese warrior Shingen

Tokyo , Japan -- Ryonen's bewitching beauty and poetic genius paved way to serve the empress as one of the ladies of the court when she was barely seventeen years of age.

However the sudden demise of the beloved empress awakened her to the impermanence of things. She hence desired to study Zen.

However her wish was brushed aside as her relatives pushed her into getting married. Ryonen assented for the marriage with the condition that after the birth of three children, she would go on her way to study Zen.

Ryonen did leave home after the birth of three children before she was twenty five. With her relatives and husband unable to dissuade her in her venture, Ryonen set out to learn Zen.

Ryonen on her embarkment to learn Zen, came to the city of Edo and requested Tetsugyu to accept her as a disciple. Her request however was turned down by the master at one glance at her beauty.

Ryonen then went yo master Hakuo who also rejected her saying that her beauty could only cause trouble. Ryonen in her staunch determination to study Zen, placed a hot iron rod her face burning away her beauty in an instant. Hakuo then accepted her as his disciple.

Ryonen then wrote a poem, commemorating the incident on the back of a little mirror.

In the service of my Empress I burned incense to
perfume my exquisite clothes

Now as a homeless mendicant I burn my face to
enter a Zen temple.

Ryonen, when she was about to pass away wrote another poem:

Sixty-six times have these eyes beheld the changing
scene of autumn

I have said enough about moonlight, Ask no more.

Only listen to the voice of pines and cedars when no
wind stirs.

Nguồn: http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=9,8374,0,0,1,0

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7013)
Ngày 26/10/2015, Trung tâm nghiên cứu vè ung thư (CIRC), một cơ quan của Tổ chức Y tế Thế giới (OMS), công bố trên tạp chí y y khoa The Lancet Oncology « tiêu thụ thịt đỏ ‘rất có thể’ gây ung thư cho con người ». Thông báo đưa ra đã gây những phản ứng trái chiều nhau trên thế giới, nhất là tại những quốc gia sản xuất và tiêu thụ các loại thịt.
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4689)
Đây là bài viết ngắn, gói gém những vấn đề về Phật Pháp. Bài viết đả được viết và thận trọng sửa đi, chỉnh lại, với 1 ý nguyện duy nhất là, làm sao để nhận ra LỜI DẠY CHÂN THỰC của Như Lai, qua 2600 năm, đả đuợc bao phủ bằng những lớp hào quang vô cùng kiên cố...
21 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5250)
Tôi đã suy nghĩ về Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), có thể bởi vì ngày hôm nay là Lễ Tạ Ơn - và tôi cũng nghĩ rằng Đạo Phật đã dạy chúng ta hai lý do rất tốt đẹp để cảm ơn, và cả hai lý do cảm ơn nầy đều có nhiều ý nghĩa cho tất cả mọi người.
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7649)
Chủ đề Hôn nhân - Gia đình, chúng tôi rất quan tâm, vì muốn khai thác những lời dạy của Đức Phật nhằm giúp cho anh chị em áp dụng trong gia đình, sống có hạnh phúc và an lạc. Đồng thời chứng minh cho thấy đức Phật Thích Ca cũng có nhiều giáo lý giảng dạy cho thanh niên thiếu nữ thời đó phƣơng pháp sống có hạnh phúc khi mới lập gia đình.
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4948)
Chuyện xưa kể có hai vợ chồng trẻ mới lấy nhau sống rất hạnh phúc thì đất nước bị chiến tranh, chàng trai phải lên đường nhập ngũ để lại người vợ với nỗi nhớ niềm thương cùng đứa con trong bụng. Chiến tranh đã làm ly tán đôi vợ chồng, kẻ ở người đi trong ngậm ngùi thương tiếc.
05 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4717)
Khi những người trẻ có cơ hội tìm hiểu nhau, mới đầu chỉ là tình bạn thân thiết rồi dần dà phát sinh tình cảm, từ đó tham ái bắt đầu có mặt dẫn đến yêu thương, hò hẹn và cuối cùng là kết tình chồng vợ.
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4910)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người. Theo quan niệm của một số người xa xưa, ai cũng có một số mạng cố định; số sung sướng thì suốt đời được sung sướng; số khổ đau thì suốt đời phải khổ đau; số cao sang hay thân phận thấp hèn đều có sự sắp đặt nhất định của nó.
28 Tháng Mười 2015(Xem: 11030)
Phật giáo quan niệm thế nào về tình yêu và hôn nhân, về vấn đề ly dị? Làm sao chúng ta có thể sử dụng giáo lý của Đức Phật để đối mặt với những trạng thái tâm lý bất ổn nơi con cái và bản thân chúng ta khi ly dị xảy ra?
02 Tháng Mười 2015(Xem: 10169)
Tôi không thích thú nhận mình có tính hay ghen tức. Nhưng cái cảm giác trong người tôi thì không thể lầm lẫn được. Bụng thì co thắt, và miệng thì mím chặt, hai bên sườn thì căng thẳng, và tim thì đau nhói.
02 Tháng Mười 2015(Xem: 6386)
Điều gì còn mơ ước nghĩa là chưa hiện hữu hay đang dần hiện hữu trong đời thật. Nhưng chúng ta, những người con Phật đang cùng nhau ra sức biến chúng thành hiện thực. Vậy nên chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng, bởi chân lý là nơi mà muôn tấm lòng hướng thượng đều tìm về.