Mỹ Nữ Tự Hủy Sắc Đẹp Để Xuất Gia - Thích Minh Trí Biên Dịch

02 Tháng Mười 201000:00(Xem: 28381)

MỸ NỮ TỰ HỦY SẮC ĐẸP ĐỂ XUẤT GIA
Thích Minh Trí biên dịch


nguoidep(Tokyo, Japan) : Ni sư Ryonen sinh năm 1797. Ni sư là cháu của một vị tướng quân nổi tiếng Nhật Bản Shingen (Võ Điền Tín Huyền). Nhờ vẻ đẹp quyến rũ và thiên tài thi phú mà năm mười bảy tuổi cô đã trở thành một trong những tỳ nữ của Nữ hoàng trong hoàng cung.

Thế nhưng, Nữ hoàng yêu quí đột ngột từ trần đã thức tỉnh Ryonen về các pháp vô thường. Vì vậy mà cô khao khát học thiền. Tuy nhiên, Ryonen đã phải gác ước mơ của cô sang một bên vì họ hàng ép cô lập gia đình. Ryonen chấp nhận lập gia đình với điều kiện là sau khi sinh 3 con, cô sẽ được quyền tiếp bước trên con đường học thiền của cô.

Sau khi sinh hạ 3 con, cô từ giã gia đình trước khi bước vào tuổi hai mươi lăm. Vì chồng và gia quyến không thể ngăn cản ước mơ của cô nên Ryonen đã lên đường tầm sư học đạo. Trên con đường tầm sư học thiền, Ryonen đã đến thành phố Edo và thỉnh cầu thiền sư Tetsugyu nhận cô làm đệ tử. Tuy nhiên vừa thoáng nhìn qua, thiền sư Tetsugyu liền từ chối ngay vì cô quá đẹp.

Sau đó, Ryonen tìm đến thiền sư Hakuo. Vị thiền sư này cũng từ chối cô, nói rằng sắc đẹp của cô có thể là nguyên nhân duy nhất gây nên phiền toái. Với ý chí quyết tâm học thiền, Ryonen lấy một bàn ủi nóng áp lên mặt đốt cháy sắc đẹp của cô trong giây lát. Khi đó, thiền sư Hakuo đã chấp nhận cô làm đệ tử.Để ghi nhớ sự kiện này, Ryonen viết một bài kệ lên mặt sau của một tấm gương:

Khi hầu Hoàng hậu ta đốt trầm hương để xông xiêm y rất đẹp của ta.
Bây giờ làm kẻ khất thực không nhà ta lại đốt mặt để được vào thiền viện.

Khi sắp viên tịch, Ryonen viết một bài kệ khác:

Sáu mươi sáu lần đôi mắt này đã chứng kiến cảnh mùa thu thay đổi.
Ta đã nói đủ về ánh trăng,
Đừng hỏi nữa.
Hãy lắng nghe tiếng nói của hàng thông và bách hương khi gió lặng.

 

Thích Minh Trí biên dịch

Nguyên tác Anh văn

Ryonen's Realization

 OneIndia, July 19, 2009

Ryonen a Buddhist nun was born in 1797. She was the granddaughter of the famous Japanese warrior Shingen

Tokyo , Japan -- Ryonen's bewitching beauty and poetic genius paved way to serve the empress as one of the ladies of the court when she was barely seventeen years of age.

However the sudden demise of the beloved empress awakened her to the impermanence of things. She hence desired to study Zen.

However her wish was brushed aside as her relatives pushed her into getting married. Ryonen assented for the marriage with the condition that after the birth of three children, she would go on her way to study Zen.

Ryonen did leave home after the birth of three children before she was twenty five. With her relatives and husband unable to dissuade her in her venture, Ryonen set out to learn Zen.

Ryonen on her embarkment to learn Zen, came to the city of Edo and requested Tetsugyu to accept her as a disciple. Her request however was turned down by the master at one glance at her beauty.

Ryonen then went yo master Hakuo who also rejected her saying that her beauty could only cause trouble. Ryonen in her staunch determination to study Zen, placed a hot iron rod her face burning away her beauty in an instant. Hakuo then accepted her as his disciple.

Ryonen then wrote a poem, commemorating the incident on the back of a little mirror.

In the service of my Empress I burned incense to
perfume my exquisite clothes

Now as a homeless mendicant I burn my face to
enter a Zen temple.

Ryonen, when she was about to pass away wrote another poem:

Sixty-six times have these eyes beheld the changing
scene of autumn

I have said enough about moonlight, Ask no more.

Only listen to the voice of pines and cedars when no
wind stirs.

Nguồn: http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=9,8374,0,0,1,0

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6220)
16 Tháng Mười Một 2016(Xem: 5803)
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 6233)
Trong khi mọi người cố gắng chấp nhận các sự kiện bi thảm đã xảy ra, thí dụ như vụ tấn công mới đây ở thành phố Nice, nước Pháp, vào buổi tối thứ Năm (ngày 14/7/2016), nhiều người đã đi tìm sự đoàn kết, và sự sẻ-chia niềm thông-cảm trên các phương tiện truyền-thông xã hội.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5769)
Thông thường, rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng một người giàu có thường là người hạnh phúc, hay ít ra, họ dễ có cuộc sống hạnh phúc hơn người khác. Vì tin như thế, trong cuộc sống, chúng ta lao vào làm giàu và làm giàu không mệt mỏi để thực hiện khát vọng hạnh phúc của mình. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua cho thấy rằng, sự thật không hẳn như vậy.
28 Tháng Năm 2016(Xem: 6073)
Một huynh đệ của tôi đã giảng dạy thiền tại một trai giam có hệ thống an ninh bậc nhất gần thành phố Perth trong khoảng thời gian vài tuần. Một nhóm tù nhân đã đến làm quen và rất kính trọng thầy. Cuối mỗi buổi giảng, họ thường hỏi thầy ấy về những sinh hoạt hằng ngày trong một tu viện Phật giáo.
20 Tháng Năm 2016(Xem: 7353)
Có lẽ sự ra đi của một đứa trẻ là sự nghiệt ngã nhất của cái chết mà khó ai có thể chấp nhận nó. Tôi đã dự và làm chủ lễ trong nhiều đám tang của các bé trai, bé gái vẫn còn chưa được nếm trải cuộc đời. Trách nhiệm của tôi là hướng dẫn các bậc cha mẹ cũng như những người trong gia đình đang đau buồn cùng cực và quẫn trí, để vượt qua nỗi đau của mặc cảm tội lỗi và nỗi ám ảnh về câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao?”
27 Tháng Tư 2016(Xem: 5300)
Phật giáo cần nói gì về những giấc mộng? Giống như một nền văn hóa khác, trong giới tín đồ Phật giáo cũng có những người tự xưng là giỏi về chuyện giải thích giấc mộng. Hạng người đó đã làm lạc lối những kẻ cả tin bằng cách khai thác sự thiếu hiểu biết của họ vốn cho rằng mỗi giấc mộng đều có một ý nghĩa tâm linh hay tiên tri.