Câu Hỏi Cho Đức Đạt Lai Lạt Ma: Có Nên Nguyện Cầu Cho Nice Sau Khi Khủng Bố Tấn Công Không

19 Tháng Bảy 201607:34(Xem: 6110)

CÂU HỎI CHO ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:
CÓ NÊN NGUYỆN CẦU CHO NICE
SAU KHI KHỦNG BỐ TẤN CÔNG KHÔNG
-
Evan Bartlett - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến -
Source-Nguồn: indy100.independent.co.uk

(PrayForNice: What The Dalai Lama Said When Asked If We Should Pray After Terror Attacks - Evan Bartlett)

 

dat lai lat maTrong khi mọi người cố gắng chấp nhận các sự kiện bi thảm đã xảy ra, thí dụ như vụ tấn công mới đây ở thành phố Nice, nước Pháp, vào buổi tối thứ Năm (ngày 14/7/2016), nhiều người đã đi tìm sự đoàn kết, và sự sẻ-chia niềm thông-cảm trên các phương tiện truyền-thông xã hội.

Và, có những người khác đi tìm Thượng Đế.

Sau các cái chết của hơn 80 người ở miền nam nước Pháp, hai phương tiện (truyền thông) đã gặp nhau, tạo ra thông điệp với chủ đề "Lời Nguyện Cầu Cho Nice" (#PrayForNice) đã và đang được phổ biến ở các trang mạng xã hội Twitter, và Instagram.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, năm ngoái khi được hỏi là mọi người có nên cầu nguyện sau khi khủng bố tấn công ở Ba Lê (Paris) vào tháng 11, ngài đã khẳng-định rằng chúng ta không nên cầu xin Thượng Đế sửa chữa những tai họa mà do con người tạo ra.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với đài truyền hình Deutsche Welle của nước Đức như sau:

"Mọi người đều muốn có một cuộc sống bình yên. Những người khủng bố là người có một cái nhìn nhỏ hẹp, và thiển cận, và đây chính là một trong những ngưyên nhân của các cuộc ôm bom tự sát hung tợn, đã xảy ra thường xuyên, không ai kềm chế được.

Tôi là một người Phật Tử, và tôi tin vào lời nguyện cầu. Tuy nhiên, chúng ta không thể nào giải quyết các tai họa bằng những lời nguyện cầu. Con người đã tạo ra tai họa, và giờ đây chúng ta lại cầu xin Thượng Đế giải quyết tai họa nầy cho chúng ta. Đây là một điều vô lý. Thượng Đế sẽ nói rằng, chúng ta hãy tự giải quyết đi, bởi vì chính chúng ta là người đầu-têu tạo ra tai họa nầy.   

Chúng ta cần làm việc có hệ thống, để khuyến khích các giá trị đạo đức, qua sự thống nhất, và qua sự hòa hợp. Nếu chúng ta bắt đầu ngay từ bây giờ, thì hy vọng rằng thế kỷ nầy sẽ có nhiều khác biệt, so với thế kỷ trước kia. Đây chính là sự quan tâm của mọi người.

Do đó, chúng ta hãy cùng làm việc để tạo ra sự hòa bình trong gia đình, và trong xã hội của chúng ta, và chúng ta không nên mong đợi sự giúp đỡ của Thượng Đế, của Đức Phật, hoặc là từ chính-quyền của chúng ta."

Đức Đạt Lai Lạt Ma 81 tuổi còn nói thêm rằng, có nhiều vấn đề trên thế giới được gây tạo ra bởi "sự khác biệt ngoài da, hoặc bề mặt" của tôn giáo, và của các quốc gia khác nhau.

Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho chúng ta thì rõ ràng:

"Con người chúng ta chỉ là một thôi."

Source-Nguồn: http://indy100.independent.co.uk/article/prayfornice-what-the-dalai-lama-said-when-asked-if-we-should-pray-after-terror-attacks--WyJ5XCcTHZ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6126)
16 Tháng Mười Một 2016(Xem: 5722)
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5672)
Thông thường, rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng một người giàu có thường là người hạnh phúc, hay ít ra, họ dễ có cuộc sống hạnh phúc hơn người khác. Vì tin như thế, trong cuộc sống, chúng ta lao vào làm giàu và làm giàu không mệt mỏi để thực hiện khát vọng hạnh phúc của mình. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua cho thấy rằng, sự thật không hẳn như vậy.
28 Tháng Năm 2016(Xem: 5963)
Một huynh đệ của tôi đã giảng dạy thiền tại một trai giam có hệ thống an ninh bậc nhất gần thành phố Perth trong khoảng thời gian vài tuần. Một nhóm tù nhân đã đến làm quen và rất kính trọng thầy. Cuối mỗi buổi giảng, họ thường hỏi thầy ấy về những sinh hoạt hằng ngày trong một tu viện Phật giáo.
20 Tháng Năm 2016(Xem: 7234)
Có lẽ sự ra đi của một đứa trẻ là sự nghiệt ngã nhất của cái chết mà khó ai có thể chấp nhận nó. Tôi đã dự và làm chủ lễ trong nhiều đám tang của các bé trai, bé gái vẫn còn chưa được nếm trải cuộc đời. Trách nhiệm của tôi là hướng dẫn các bậc cha mẹ cũng như những người trong gia đình đang đau buồn cùng cực và quẫn trí, để vượt qua nỗi đau của mặc cảm tội lỗi và nỗi ám ảnh về câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao?”
27 Tháng Tư 2016(Xem: 5104)
Phật giáo cần nói gì về những giấc mộng? Giống như một nền văn hóa khác, trong giới tín đồ Phật giáo cũng có những người tự xưng là giỏi về chuyện giải thích giấc mộng. Hạng người đó đã làm lạc lối những kẻ cả tin bằng cách khai thác sự thiếu hiểu biết của họ vốn cho rằng mỗi giấc mộng đều có một ý nghĩa tâm linh hay tiên tri.
26 Tháng Tư 2016(Xem: 6034)
Tháng 10 năm 2009, Cơ Quan Lương Nông Thế Giới báo động tình hình lương thực chung trên thế giới rất đáng lo ngại. Theo tổ chức nầy, thì hiện có trên 1 tỉ người đang bị lâm vào tình trạng thiếu ăn. Nạn nhân cũng vẫn là dân tộc của các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Phi.