PHẬT CÓ TRƯỚC HAY PHÁP CÓ TRƯỚC? Tỳ Kheo NiPháp Hỷ Dhammananda
Hạt giốngPhật pháp đã được gieo vào tâm thức người Việt độ hai ngàn năm trước và Phát triển thành Đạo Phật trong dòng văn hóa Việt thường. Đạo Phật vẫn đang phát triển và đem đến đời sốngthanh lương tịnh lạc cho bất cứ ai học và sống theo tôn chỉPhật giáo. Phât pháp được lưu truyền trên thế gian là nhờ công đứctu học và hành đạo của các vị Tăng sĩ (Sangha), những bậc xuất gia cắt ái ly thân và sống đời đạo hạnh vận chuyển bánh xe phápvì lợi ích và hạnh phúc của muôn loại chúng sinh.
Mỗi khi đến một vùng đất nào đó, tôi thường hỏi xem trong vùng có vị cao Tăngtrưởng lão nào không để đến đảnh lễ & vấn đạo. Lần này trở vềViệt nam, khi ở Hà Nội, tôi được biết có Đại Lão Ht Thanh Bích đã trên trăm tuổi đời và hơn chín mươi tuổi đạo. Với tâm tín thành và hoan hỷ, tôi ngỏ ý với một nhóm Phật tử ở thủ đô để được đến vấn an sức khỏeĐại lão Hòa thượng và các vị cao tăng trong vùng.
Một ngày cuối Đông đẹp trời, chúng tôikhởi hành từ chùa Linh thông, 68 Quan Nhân, HN, đoàn gồm một sư côTiến sĩ Phật học (Sri Lanka), cũng là một thiền sinh gần hai mươi năm qua, và sáu nữ Phật tử tín thành của miền đất ngàn năm văn hiến.
Chúng tôi đến tổ đình Phúc xá vào lúc 9:30 sáng ngày 20 Tháng một năm 2013. Chùa đang được xây dựng lại với khuôn viên rất rộng rãi nằm giữ một vùng đồng ruộng các khá xa khu dân cư. Tôi thốt lên: đúng là trú xứ của người tu hành theo tiêu chuẩn trong Luật tạng!
Mặc dù khuôn viên bên ngoài được mở rộng nhưng khu nội tự vẫn giữ nguyên vẻ cổ kính đặc trưng của một ngôi chùa miền Bắc. Chúng tôicảm thấy rất bình an và tịnh lạc khi bước vào trú xứ của một bậc chân tuđạo hạnh. Không phải chờ lâu, vị thầy thị giả cho chúng tôi vào yết kiếnĐại Lão hòa thượng. Đây là lần đầu tiên tôi được gặp ngài nhưng lại có cảm giác như đứa con xa về thăm chốn tổ.
Căn phòng đơn sơ của ngài khá bề bộn nhưng chúng tôi rất hoan hỷ. Ngài cười nói chào đón chúng tôi như một người ông đón các cháu từ xa về thăm. Khi biết trong đoàn có một nhà báo, và chúng tôi xin chụp ảnh lưu niệm với ngài, Đại Lão HT bảo tôi lấy áo cà sa và mũ khác cho ngài! Tôi vụng vềtìm kiếmáo cà sa và mũ màu vàng, vụng về mặc những lễ phục giản dị đó lên tấm thân bé nhỏ già nua của bậc chân tu. Tay tôi hơi run, không phải vì lạnh, mà vì quá xúc động khi được vài phút làm thị giả ngài! Căn phòng đơn sơ và phong cách giản dị của ngài làm chúng tôihoan hỷ hơn khi được vấn an và đảnh lễ một bậc chân tu giữa thời đại mà nền văn minhvật chất và văn hóa thị truờng đang thống lĩnh thế giới, đặc biệt là một vùng đất đang chuyển mình đô thị hóa như Hà nội mở rộng này. Trong niềm hạnh phúctịnh tín đó, chúng tôibiết mình đang được đảnh lễ bậc đáng lễ, và biết rằng trên thế gian còn có những bậc chân tuđạo hạnh tỏa sáng như ngài Đại Lão Hòa thượng thượng Thanh hạ Bích.
Sau khi áo mão đã chỉnh tề, ngài đích thân dẫn chúng tôi ra phòng khách nhà tổ. Một lần nữa, chúng tôiđảnh lễ ngài. Khi tôi vừa quì lên sau cái đảnh lễ thứ nhất, ngài hỏi lớn:
- Phật có trước hay Pháp có trước, nói mau!
Không chuẩn bị, tôi nói liền trong lúc vẫn tiếp tụcđảnh lễ ngài:
- Pháp vốn sẵn có nhưng chờ một vị Phật khai ngộ và giảng bày!
Ngài cười hiền từ hỏi lại vài câu, chúng tôi ríu rít hỏi và đáp như những học trò vốn rất gần gũi thầy.
Buổi gặp gỡ vấn an và đàm đạo của chúng tôi với ngài chỉ diễn ra trong vòng hơn một giờ nhưng những cảm xúc của những người con Phật tìm Đạo và một bậc cao Tăngthể hiện những Đạo hạnh của một bậc chân tu sẽ còn mãi trong tâm thứcchúng tôi. Khi một nữ thí chủ trong đoàn chúng tôicúng dường cháo thực dưỡng đến nngài và tiện thể hỏi:
- Hòa thượng có nhớ con không? Mấy tháng trước chồng con và con có đến vấn an và cúng dường ngài tại đây.
Ngài cười hiền từ và nói:
- Tôi chẳng nhớ ai cả. Đối với tôi ai cũng như ai thôi.
Sau khi chào ngài để đi tiếp, tôi nhắc nhở mọi người về tâm từ bi không phân biệtthân sơ, coo không , thấp cao, vv của ngài. Tất cả chúng tôi đều rất hoan hỷ với phước báu được đảnh lễ và nghe pháp từ một bậc chân tuphạm hànhcao tăng như ngài. Mỗi khi nhớ lại nhân duyên này, chúng tôi lại thêm hoan hỷ. Hạnh phúc thay vẫn còn những bậc chân tu trên thế gian này!
Hạt giốngPhật Pháp đã được gieo xuống mảnh đất này hai ngàn năm qua. Qua những biến đổi của lịch sử và thời cuộc, những thăng trầmthịnh suy cùng Việt tộc, nhưng Phật Pháp vẫn uyển chuyển tồn tại và pháp triển tại thế gian trong những hình thức khác nhau với một cốt lõi đồng nhất trong tất cả các tông phái.
Pháp tính vốn sẵn có nhưng con người vì mê mờ và dao động nên không thấy ra chân đế. Một vị Phật ra đời, tự mình giác ngộ ra chân lýtrong đời sống và chỉ bày cho thế gian thấy những thuộc tính của Pháp để con người biết sống thuận pháp, thôi chạy theo đuổi bắt tiền trầnvọng tưởng trong thế giớihư ảovô thường.
“Này Ananda, giáo phápDuyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy. Này Ananda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp này mà chúng sanhhiện tại bị rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babaja (ba-ba-la) không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử.
Này Ananda, nếu có ai hỏi: "Già và chết do duyên nào không?" Hãy đáp: "Có". Nếu có hỏi: "Già và chết do duyên gì?" Hãy đáp: "Già và chết do duyên sanh". [Đại duyên,Trường bộ kinh 15]
Pháp tồn tại vì có những nhân như vậy, duyên như vậy đã gặp gỡ tạo thành. Ta có mặt hay không, nhận thức được hay không, pháp vốn vẫn như vậy.
“Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lý duyên khởi? Do duyên sanh, này các Tỷ-kheo, già, chết khởi lên. Dầu cho Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp trú tánh ấy, pháp quyết định tánh ấy, y duyên tánh ấy. Như Laihoàn toànchứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt tánh ấy. Sau khi hoàn toànchứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt, Như Laituyên bố, tuyên thuyết, tường thuyết, khai hiển, khai thị, phân biệt, minh hiển, minh thị.” [Duyên (Tạp 12.14, Đại 2, 84b) (S.ii,25)]
Ngài đã đến, sống và ra đi như vậy (Tathagata) theo nhân duyên hiện khởi. Tưởng niệm ngài, con viết đôi dòng ghi lại cảm xúc của một lần gặp gỡ ĐẠI DUYÊN khi một lần nữa đặt chân lên đất Việt. Muôn lần kính đảnh lễĐại Lão Hòa thượng thượng Thanh hạ Bích. Chúng con nguyện bước tiếp con đường ngài đã đi qua.
Viết tại chùa Tịnh An Lan Nhã (Khemārāma), Bà rịa Vũng tàu 10:00 pm 25/03 - 1:00 am 26/03/13
Người viết: TKN Pháp Hỷ Dhammananda ____________________________________ Chia Xẻ của Một Độc Giả: Đức Phật đã nói vô thỉ vô sanh thì làm sao Phật bắt đầu trước hay pháp bắt đầu trước ! Ấy đã nghịch với Phật pháp rồi ! Đã chẳng có sự sanh khởi thì làm sao có sự bắt đầu? Bất cứ cái gì, con gà cũng không thể bắt đầu trước, trứng gà cũng không thể bắt đầu trước, chứ chẳng phải chỉ có Phật pháp. Nên người chứng quả gọi là ngộ pháp vô sanh, đã ngộ pháp vô sanh thì làm sao có thể truy cứu sự bắt đầu?
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.