Ngàn Năm Còn Mãi Thích Nữ Tắc Phú

11 Tháng Chín 201000:00(Xem: 50229)

NGÀN NĂM CÒN MÃI
Thích Nữ Tắc Phú

Lại một mùa đông gió lạnh! Ngồi bên thềm cửa lắng nghe cái buốt lạnh lùa vào tê cóng chân tay, lòng tôi chợt bùi ngùi nhớ đến Đức Bổn Sư thuở nào đã vùi mình trong tiết trời rét giá bốn mươi chín ngày đêm, những mong tìm ra chân lý soi đường cho nhân loại. Rồi một sáng tinh mơ, mặt trời chân lý bừng vỡ, đẩy lùi bóng tối vô minh, nhân thiên ca khúc khải hoàn, Ma vương cúi đầu khất phục. Từ đây ánh đạo vàng lan tỏa khắp muôn phương, tỉnh bao kẻ còn say ngủ. Ôi! Đức Bổn Sư! Bậc Thầy cao cả của muôn đời!

Là phận nữ lưu “Đa mang nghiệp chướng, trí thiểu tình đa”, lẽ ra không dự vào giáo đòan của Phật. Thế nhưng với bản hoài thị hiện nhân gian nhằm: “Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến” cùng tâm nguyện hình thành tứ chúng, lợi lạc quần sanh, Đức Thế Tôn đã bằng lòng chấp nhận cho nữ giới xuất gia và ân cần trao tặng bảo vật tuỳ thân “Bát kỉnh pháp”. Sự có mặt của ni đoàn khiến cho giáo pháp có phần sinh động hơn, song lâu ngày ít nhiều tệ nạn nảy sinh, bởi những hạt giống si mê ngủ ngầm bắt đầu thức dậy từ những cô “trẻ người non dạ’’. Và từ đây giới luật ngày càng tăng nhanh, từ BaÙt Kỉnh pháp chuyển dần đến 348 giới. Nhưng cũng từ giới luật mới thấy rõ chân tình của Đức Thế Tôn, số lượng giới của Ni càng nhiều càng cho thấy sự tận tụy, mức độ quan tâm sâu sắc của người khi thiết lập giới nhằm bảo hộ cho Ni chúng tu tập an toàn. Có những giới điều nhỏ nhoi tưởng chừng không có gì đáng kể nhưng vẫn được Đức Phật chú tâm nhắc nhở nào là: Không được đi một mình vào thôn, không được rời đoàn đi sau cuối, không được nói lời vô nghĩa làm buồn lòng bạn cùng tu… thậm chí đến những việc không thể nói ra nhưng vì lợi ích cho Ni chúng nên Phật phải thiết tha dặn bảo vv… Hầu hết nội dung của mỗi giới là một chiếc áo giáp đa năng, có tác dụng ngăn ngừa tập khí xấu, nhằm hoàn thiện nhân cách cho ni giới ngày một thăng hoa hơn trong đời sống tinh thần, giảm bớt những khổ đau về vật chất, có cơ hội thanh lọc phiền não, tiến sâu vào giải thoát. Chẳng những chỉ có ở trong giới Phật mới quan tâm đến Ni mà bàng bạc khắp trong các Kinh, Đức Phật đều có đề cập đến nữ, điển hình như trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Đề Bà Đạt Đa thứ mười hai- hình ảnh Long nữ mới tám tuổi nhưng có đầy đủ khả năng lãnh hội đạo màu, trong chớp mắt chuyển thân nam tử thành Phật, là một minh chứng hùng hồn cho tình thương bình đẳng của Phật, đối với ni đoàn. Tuy mang thân người nữ với năm chướng nạn: chẳng được làm Phạm Thiên vương, Đế Thích, Ma vương, Chuyển Luân Thánh vương và được làm Phật, nhưng bằng tuệ giác, trên chân tánh. Đức Thế Tôn thấy rõ tất cả đều đồng đẳng. Vì vậy mà Ngài không ngần ngại thọ ký quả vị Phật cho phái nữ, cụ thể như thọ ký cho Di mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề sẽ thành Phật Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Như Lai, hay Gia Du Đà La sẽ thành Phật Cụ Túc Thiên Vạn Quang Tướng Như Lai… đó là niềm khích lệ lớn lao trong đời sống tu tập, là sự khẳng định vị trí đồng đẳng của nữ giới trên phương diện giải thoát. Việc làm ấy của đức Phật đã cho phái nữ một niềm tin vững chắc trong giai đoạn chuyển phàm sang thánh, chẳng những trong thời quá khứ mà cho đến cả hôm nay.

sarnath_buddha-contentĐã bao năm trôi qua, mọi sự mọi vật âm thầm theo thời gian biến chuyển nhưng tình thương của Phật vẫn còn sâu đậm trong lòng người con Phật từng phút từng giây. Hình ảnh của Ngài luôn hiện rõ trong từng trang kinh, từng dòng luật. Không như mọi người nhận định, Đức Phật tiêu cực khi chế quá nhiều giới khiến cho phái nữï bị buộc ràng, không thể phát triển mạnh về những hình thức sinh hoạt trong xã hội. Nhìn theo chiều phiến diện, so với bối cảnh xã hội văn minh hiện nay, quả nhiên có hạn chế. Song đó không phải là tiêu cực, ngược lại còn có phần tích cực hơn. Bởi vì như đã nói ở trên, đa phần nữ giới sống theo tình nhiều hơn trí; nói một cách khác nữ giới sống bằng cảm tính nhiều hơn lý tính, như các nhà tâm lý học thường nhận định: “Nam giới nhìn bằng mắt, nữ giời nhìn sự vật bằng trái tim”. Chính vì vậy khi nữ giới tham gia vào các lĩnh vực rộng rãi như nam giới, về mặt thể chất dù có sức chịu đựng nhưng về tinh thần dễ bị lôi cuốn vào chỗ Ta và của Ta. Với những lý do nói trên nên đức Phật tạm thời chế giới, mục đích chính của Ngài là mong sao ni giới “hiệp giác, bội trần”, bớt theo tình thức, xã tánh chấp thủ, làm chủ được bản tâm không bị ràng buộc trong sáu trần, đời sống hiện tại không còn chi phối trong những thứ ăn, mặt, ở, thường lấy trí huệ làm sự nghiệp, an bần giữ đạo, tùy duyên hành sự, và Bạt Kỉnh pháp là bảo vật vô giá được xuất phát từ trí huệ, từ tình thương bao la của đức Thế Tôn dành tặng cho ni giới. Bát Kỉnh pháp là chiếc cầu nối liền thể hiện sự tu hành nghiêm túc, đồng thời mang tính tương trợ giữa Tăng và Ni. Bát Kỉnh pháp tạo cho nữ giới đức tính khiêm nhường tôn trọng chư Tăng, ngược lại chư Tăng qua Bát Kỉnh pháp thể hiện sự quan tâm khích lệ, sách tấn chư Ni, tạo điều kiện giúp đỡ Ni giới an ổn trong cuộc sống tu hành, khi đức Thế Tôn hiện tiền cũng như lúc Ngài không còn tại thế.

Có phân tích, có gẫm suy mới thấy tình thương của đức Thế Tôn bao la, tế nhị và cao cả! Vậy mà bấy lâu nay tôi là kẻ dại khờ ngu muội, chỉ biết kính thương Phật nhưng không lãnh hội được ý chỉ của Ngài. Vì không hiều cho nên trong cuộc sống bình thường khi đối duyên với xúc cảnh, tôi không biết tất cả các pháp Phật giáo đều là Phật pháp, rồi cứ mãi trôi lăn theo dòng vô minh, trong trí Bồ-đề mà thấy không thanh tịnh, trong cảnh giải thoát mà sanh ràng buộc. Nay chợt hiểu lòng ăn năn, hối hận vô cùng, tôi là đứa con nhà trưởng giả, ngọc báu sẳn trong tay mà suốt ngày lang thang khắp nẻo, dừng bước phiêu lưu trở lại nhà. Oâi! Phàm thánh cách nhau trong một niệm, vì sao cứ mãi buộc ràng trong vách tường tứ đại?

Một hồi chuông đổ nhân vang, báo hiệu giờ công phu sáng, cảnh vật xung quanh vẫn im lìm, chỉ có tiếng chuông khuya từng hồi nhịp đều rơi thong thả. Nhẹ bước ra hiên, tôi lặng ngắm trời đêm, sương lạnh phủ nhạt nhòa tứ phía; trong khoảng không gian mênh mông, tôi nghe lòng ấm lại, như thấy đức Thế Tôn ngự nơi Bảo tháp năm nào mĩm cười khẻ nói: con có thây chăng, ánh sao mai vẫn còn sáng rực góc trời đông!.

TNTP.

Trích: Tập san Suối Nguồn 11 - TVHQ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Ba 2016(Xem: 6136)
Lời giới thiệu của người dịch: Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969), đăng trên tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste, số l1, năm 2015). Trong Phật giáo có rất nhiều phụ nữ siêu việt và khác thường, xứng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và kính phục, mà bà Alexandra David-Néel là một trong những người phụ nữ ấy. Bài chuyển ngữ dưới đây là bài thứ ba trong một loạt bài với chủ đề "Phật giáo và người phụ nữ":
07 Tháng Ba 2016(Xem: 5753)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết ngắn phân tích hiện trạng của người nữ tu sĩ Phật giáo trên toàn thế giới. Trong suốt lịch sử nhân loại, vị trí của người phụ nữ luôn bị xếp vào hàng thứ yếu trong xã hội, và người nữ tu sĩ thì "thấp kém" hơn các nam tu sĩ trong lãnh vực tín ngưỡng. Phật giáo cũng không hoàn toàn tránh khỏi ảnh hưởng của tình trạng đó, dù rằng điều này đi ngược lại Giáo Huấn của Đức Phật. Bài này được viết cách nay đã 10 năm, trong khoảng thời gian này nhiều cải thiện đã được thực hiện, thế nhưng dường như vấn đề này vẫn còn là một đề tài nóng bỏng.
11 Tháng Giêng 2016(Xem: 10515)
Hiện nay, giới nghiên cứu Phật học đang lưu tâm đến vấn đề: “Bát kỉnh pháp do Đức Phật chế ra hay do người sau thêm vào trong Tam tạng giáo điển?”. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ nghiên cứu từng kỉnh pháp và liên hệ với bối cảnh mà Bát kỉnh pháp ra đời.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6363)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6165)
Dù Phật giáo luôn quan tâm đến việc nêu cao trước quảng đại quần chúng hình ảnh của một tín ngưỡng phi-bạo-lực và mở rộng, thế nhưng đôi khi cũng không tránh bị cáo buộc là kỳ thị phụ nữ (misogyny) và phân biệt giới tính (sexism), nhất là khi nhìn vào vị trí của người phụ nữ trong sinh hoạt tập thể chốn chùa chiền.
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6779)
“Những nữ Phật tử đầu tiên” - The First Buddhist women - nói về các nữ đệ tử đầu tiên của Đức Phật nhằm khai thác thái độ tương đối tự do của Phật giáo đối với phụ nữ kể từ khi hình thành gần 2.600 năm về trước.
04 Tháng Chín 2015(Xem: 6068)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 9836)
Vấn đề phá thai đã gây ra những bất đồng sâu xa về xã hội và chính trị ở Đông cũng như Tây Phương. Phật tử ở mọi nơi đều có bổn phận đưa ra sự chỉ đạo khôn ngoan cho những người gặp phải vấn đề nhức nhối này.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 15223)
Câu hỏi của tuần nầy đến từ Cô Gái Đẹp (Pretty Girl): Tôi là một người mẹ độc thân, đang nuôi một đứa con còn bé, mới bốn tuổi. Tôi năm nay 41 tuổi, và tôi đã có thai ba lần. Lần có thai đầu tiên, tôi đã phá thai, rồi sau đó, tôi cảm thấy không thể tha thứ cho chính tôi.