Ngàn Năm Còn Mãi Thích Nữ Tắc Phú

11 Tháng Chín 201000:00(Xem: 50227)

NGÀN NĂM CÒN MÃI
Thích Nữ Tắc Phú

Lại một mùa đông gió lạnh! Ngồi bên thềm cửa lắng nghe cái buốt lạnh lùa vào tê cóng chân tay, lòng tôi chợt bùi ngùi nhớ đến Đức Bổn Sư thuở nào đã vùi mình trong tiết trời rét giá bốn mươi chín ngày đêm, những mong tìm ra chân lý soi đường cho nhân loại. Rồi một sáng tinh mơ, mặt trời chân lý bừng vỡ, đẩy lùi bóng tối vô minh, nhân thiên ca khúc khải hoàn, Ma vương cúi đầu khất phục. Từ đây ánh đạo vàng lan tỏa khắp muôn phương, tỉnh bao kẻ còn say ngủ. Ôi! Đức Bổn Sư! Bậc Thầy cao cả của muôn đời!

Là phận nữ lưu “Đa mang nghiệp chướng, trí thiểu tình đa”, lẽ ra không dự vào giáo đòan của Phật. Thế nhưng với bản hoài thị hiện nhân gian nhằm: “Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến” cùng tâm nguyện hình thành tứ chúng, lợi lạc quần sanh, Đức Thế Tôn đã bằng lòng chấp nhận cho nữ giới xuất gia và ân cần trao tặng bảo vật tuỳ thân “Bát kỉnh pháp”. Sự có mặt của ni đoàn khiến cho giáo pháp có phần sinh động hơn, song lâu ngày ít nhiều tệ nạn nảy sinh, bởi những hạt giống si mê ngủ ngầm bắt đầu thức dậy từ những cô “trẻ người non dạ’’. Và từ đây giới luật ngày càng tăng nhanh, từ BaÙt Kỉnh pháp chuyển dần đến 348 giới. Nhưng cũng từ giới luật mới thấy rõ chân tình của Đức Thế Tôn, số lượng giới của Ni càng nhiều càng cho thấy sự tận tụy, mức độ quan tâm sâu sắc của người khi thiết lập giới nhằm bảo hộ cho Ni chúng tu tập an toàn. Có những giới điều nhỏ nhoi tưởng chừng không có gì đáng kể nhưng vẫn được Đức Phật chú tâm nhắc nhở nào là: Không được đi một mình vào thôn, không được rời đoàn đi sau cuối, không được nói lời vô nghĩa làm buồn lòng bạn cùng tu… thậm chí đến những việc không thể nói ra nhưng vì lợi ích cho Ni chúng nên Phật phải thiết tha dặn bảo vv… Hầu hết nội dung của mỗi giới là một chiếc áo giáp đa năng, có tác dụng ngăn ngừa tập khí xấu, nhằm hoàn thiện nhân cách cho ni giới ngày một thăng hoa hơn trong đời sống tinh thần, giảm bớt những khổ đau về vật chất, có cơ hội thanh lọc phiền não, tiến sâu vào giải thoát. Chẳng những chỉ có ở trong giới Phật mới quan tâm đến Ni mà bàng bạc khắp trong các Kinh, Đức Phật đều có đề cập đến nữ, điển hình như trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Đề Bà Đạt Đa thứ mười hai- hình ảnh Long nữ mới tám tuổi nhưng có đầy đủ khả năng lãnh hội đạo màu, trong chớp mắt chuyển thân nam tử thành Phật, là một minh chứng hùng hồn cho tình thương bình đẳng của Phật, đối với ni đoàn. Tuy mang thân người nữ với năm chướng nạn: chẳng được làm Phạm Thiên vương, Đế Thích, Ma vương, Chuyển Luân Thánh vương và được làm Phật, nhưng bằng tuệ giác, trên chân tánh. Đức Thế Tôn thấy rõ tất cả đều đồng đẳng. Vì vậy mà Ngài không ngần ngại thọ ký quả vị Phật cho phái nữ, cụ thể như thọ ký cho Di mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề sẽ thành Phật Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Như Lai, hay Gia Du Đà La sẽ thành Phật Cụ Túc Thiên Vạn Quang Tướng Như Lai… đó là niềm khích lệ lớn lao trong đời sống tu tập, là sự khẳng định vị trí đồng đẳng của nữ giới trên phương diện giải thoát. Việc làm ấy của đức Phật đã cho phái nữ một niềm tin vững chắc trong giai đoạn chuyển phàm sang thánh, chẳng những trong thời quá khứ mà cho đến cả hôm nay.

sarnath_buddha-contentĐã bao năm trôi qua, mọi sự mọi vật âm thầm theo thời gian biến chuyển nhưng tình thương của Phật vẫn còn sâu đậm trong lòng người con Phật từng phút từng giây. Hình ảnh của Ngài luôn hiện rõ trong từng trang kinh, từng dòng luật. Không như mọi người nhận định, Đức Phật tiêu cực khi chế quá nhiều giới khiến cho phái nữï bị buộc ràng, không thể phát triển mạnh về những hình thức sinh hoạt trong xã hội. Nhìn theo chiều phiến diện, so với bối cảnh xã hội văn minh hiện nay, quả nhiên có hạn chế. Song đó không phải là tiêu cực, ngược lại còn có phần tích cực hơn. Bởi vì như đã nói ở trên, đa phần nữ giới sống theo tình nhiều hơn trí; nói một cách khác nữ giới sống bằng cảm tính nhiều hơn lý tính, như các nhà tâm lý học thường nhận định: “Nam giới nhìn bằng mắt, nữ giời nhìn sự vật bằng trái tim”. Chính vì vậy khi nữ giới tham gia vào các lĩnh vực rộng rãi như nam giới, về mặt thể chất dù có sức chịu đựng nhưng về tinh thần dễ bị lôi cuốn vào chỗ Ta và của Ta. Với những lý do nói trên nên đức Phật tạm thời chế giới, mục đích chính của Ngài là mong sao ni giới “hiệp giác, bội trần”, bớt theo tình thức, xã tánh chấp thủ, làm chủ được bản tâm không bị ràng buộc trong sáu trần, đời sống hiện tại không còn chi phối trong những thứ ăn, mặt, ở, thường lấy trí huệ làm sự nghiệp, an bần giữ đạo, tùy duyên hành sự, và Bạt Kỉnh pháp là bảo vật vô giá được xuất phát từ trí huệ, từ tình thương bao la của đức Thế Tôn dành tặng cho ni giới. Bát Kỉnh pháp là chiếc cầu nối liền thể hiện sự tu hành nghiêm túc, đồng thời mang tính tương trợ giữa Tăng và Ni. Bát Kỉnh pháp tạo cho nữ giới đức tính khiêm nhường tôn trọng chư Tăng, ngược lại chư Tăng qua Bát Kỉnh pháp thể hiện sự quan tâm khích lệ, sách tấn chư Ni, tạo điều kiện giúp đỡ Ni giới an ổn trong cuộc sống tu hành, khi đức Thế Tôn hiện tiền cũng như lúc Ngài không còn tại thế.

Có phân tích, có gẫm suy mới thấy tình thương của đức Thế Tôn bao la, tế nhị và cao cả! Vậy mà bấy lâu nay tôi là kẻ dại khờ ngu muội, chỉ biết kính thương Phật nhưng không lãnh hội được ý chỉ của Ngài. Vì không hiều cho nên trong cuộc sống bình thường khi đối duyên với xúc cảnh, tôi không biết tất cả các pháp Phật giáo đều là Phật pháp, rồi cứ mãi trôi lăn theo dòng vô minh, trong trí Bồ-đề mà thấy không thanh tịnh, trong cảnh giải thoát mà sanh ràng buộc. Nay chợt hiểu lòng ăn năn, hối hận vô cùng, tôi là đứa con nhà trưởng giả, ngọc báu sẳn trong tay mà suốt ngày lang thang khắp nẻo, dừng bước phiêu lưu trở lại nhà. Oâi! Phàm thánh cách nhau trong một niệm, vì sao cứ mãi buộc ràng trong vách tường tứ đại?

Một hồi chuông đổ nhân vang, báo hiệu giờ công phu sáng, cảnh vật xung quanh vẫn im lìm, chỉ có tiếng chuông khuya từng hồi nhịp đều rơi thong thả. Nhẹ bước ra hiên, tôi lặng ngắm trời đêm, sương lạnh phủ nhạt nhòa tứ phía; trong khoảng không gian mênh mông, tôi nghe lòng ấm lại, như thấy đức Thế Tôn ngự nơi Bảo tháp năm nào mĩm cười khẻ nói: con có thây chăng, ánh sao mai vẫn còn sáng rực góc trời đông!.

TNTP.

Trích: Tập san Suối Nguồn 11 - TVHQ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tư 2015(Xem: 11843)
Nhận thức trong lời tác bạch: “Cuộc đời là vô thường, mọi vinh quang của thế gian không thể nào sánh với điều mầu nhiệm của đạo lý, chỉ có Phật pháp mới mang đến hạnh phúc thật sự.” Cô đã nhận thức buông bỏ, đã thế phát xuất gia dưới ánh từ quang của Như Lai, bước vào con đường ánh sáng tuệ giác vô tận. Hoa hậu Võ Bích Liên - Ni cô Thích Nữ Liên Ngọc là người con gái lành của đức Thế Tôn
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6344)
Sau khi đạt đến Chánh Đẳng Giác, Đức Phật bắt đầu tiếp nhận đệ tử gia nhập Tăng đoàn của Ngài dựa trên quyết tâm của người đệ tử ấy, miễn sao người ấy có thể tận tâm sống cuộc sống của một Tỳ-kheo để theo đuổi con đường giải thoát mà Đức Phật đã chứng ngộ. Sự tình đã diễn ra như thế cho đến khi chính phụ thân của Đức Phật, vua Suddhodhana, yêu cầu rằng, “trong tương lai không một đứa trẻ nào được chấp nhận vào Tăng đoàn mà trước đó không có sự ưng thuận của cha mẹ chúng”.
23 Tháng Ba 2015(Xem: 6791)
Ngày nay, tuy giáo lý của Đức Phật đã được phổ biến rộng khắp, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những ý kiến cho rằng Phật giáo hạ thấp giá trị của người phụ nữ. Sự thật không phải như vậy và hiện nay trong giáo dục Phật giáo, phụ nữ có vị trí rất quan trọng và có những đóng góp giáo dục rất to lớn.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 4942)
Đức Phật ở lại đại viên Nigrodhārāma (Rừng Cây Đa) để thuyết pháp cho mọi thành phần giai cấp kinh thành Kapilavatthu đều được nghe. Ngày nào cũng hằng trăm người đến dự thính, trong đó có một số ít ngoại giáo thích tranh luận, khá nhiều người xin quy y và một số đông dòng tộc Sakyā xin xuất gia nữa! Đức Phật chỉ thuyết pháp và giáo giới mấy hôm, sau đó bàn giao trách nhiệm ấy lại cho hai vị đại đệ tử.
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 5728)
Bình đẳng nam nữ là một trong các khái niệm căn bản của Phật Giáo. Thậm chí, có thể nói rằng bình đẳng nam nữ là nền tảng gốc, vì trong tận cùng, ai cũng đều có khả năng giác ngộ, bất kể tính pháí, giai cấp, chủng tộc, màu da...
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 6487)
Một trong những minh họa rõ nét nhất về sự bất bình đẳng giới ở Thái Lan, cụ thể là sự bất bình đẳng giới trong hàng ngũ xuất gia của Phật giáo Thái Lan, đó là bộ phim tài liệu White robes, Saffron dreams (Hàng bạch y và giấc mơ được khoác y vàng).
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12210)
Một trong những vị cao tăng của Úc, ngài Ajahn Brahm, được Việt Nam mời đọc tham luận về “ Bình Đẳng Giới và Trao Quyền cho Nữ Giới ” tại đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam vào tháng 5 , 2014. Thật không may là Ajahn Brahm đã không được phép trình bày bài tham luận này do một lệnh cấm từ Ban Tổ Chức UN Vesak áp đặt chỉ một ngày trước khi hội nghị bắt đầu.