Vipassana Và Kinh Doanh

01 Tháng Mười 201300:00(Xem: 10723)

VIPASSANA VÀ KINH DOANH
D.B. Gupta - Mỹ Thanh dịch

vipassana_in_businessVipassana (Thiền Minh sát) là một môn khoa học vĩ đại, môn khoa học tâm thức để hiểu biết về hiện tượng vật chất. Đây là một quá trình thanh tịnh tâm thức, không bị bó buộc bởi môn phái, giai cấp hay tín ngưỡng. Hơn nữa, Vipassana hoạt động dựa theo mức độ kinh nghiệm, và thông qua quá trình thanh tịnh hóa tâm thức một cách bền bỉ sẽ mang lại một cuộc sống hạnh phúc.

Cần biết rằng phần lớn tâm thần là tiềm thức hoặc tâm thức không tự giác. Thông thường thật là khó khăn để tiếp xúc với phần này, tiềm thức luôn phản ứng theo những điều kiện của quá khứ. Phần tâm thức có tính chất phản ứng này là một nhà kho chứa những ấn tượng (samkhara) ham muốn và chán ghét, và nó làm cho phản ứng của chúng ta đối với những sự việc xảy ra từ bên ngoài bị chệch đi, và như vậy thiếu tính khách quan.

Vipassana giúp chúng ta phá bỏ rào cản giữa ý thức và tâm thức. Xuyên qua quá trình quan sát, không phản ứng lại, tâm thức được tẩy rửa bớt những gì tiêu cực. Với phương thức Vipassana, một người đi đến tận cùng sâu thẳm của tâm thức, và kinh nghiệm rõ những cảm thọ của thân thể mà không cần phải phản ứng lại. Luật thiên nhiên là bất cứ hành động nào của chúng ta cũng tạo nên một dấu ấn riêng và được thu nhập vào trong tâm thức. Sự thu lượm những dấu ấn này không phải chỉ trong đời sống này, mà luôn cả những đời sống trước kia nữa. 

Nơi lưu trữ này là sách chỉ dẫn cho những phản ứng của chúng ta đối với sự việc xảy ra từ bên ngoài.

Ở mức độ kinh nghiệm, phần lớn những lợi ích là:

1- Khi tâm thức ngày càng tỉnh táo, một người trở nên bén nhạy, có khả năng hiểu rõ những tình trạng ở nhiều mức độ khác nhau. Nơi kinh nghiệm cá nhân, tôi giải quyết được nhiều việc khó khăn thông qua việc thực hành Vipassana.

2- Nhờ giảm bớt được sự chán ghét và tham đắm, một người có khả năng đối diện với những tình huống trong cuộc sống một cách khách quan hơn, và như vậy cải thiện được quá trình giải quyết các vấn đề. Vipassana làm giảm đi tình trạng bị chọc tức và thất vọng.

3- Các doanh nhân, tùy vào mức độ rắc rối của công việc, thường phải đối diện với khá nhiều căng thẳng hay làm việc quá sức. Những căng thẳng như vậy sẽ có sức tác động rất lớn về mặt sức khỏe, và như đã nói, có hơn năm mươi phần trăm căn bệnh liên quan về mặt sức khỏe và tinh thần. Một tác dụng thứ yếu của thiền định là sức khỏe có thể được cải thiện thông qua quá trình thanh tịnh hóa tâm thức.

4- Một người thường tìm kiếm quyền lực và địa vị trong thương trường, nhưng lại không có khả năng hưởng thụ những thứ họ kiếm được, vì những tác dụng tiêu cực mà họ đã tạo nên qua việc thổi phồng tự ngã. Tự ngã chặn đứng chúng ta không cho chúng ta phát triển những phẩm chất của con người như tình thương yêu, lòng từ bi, sự an lạc và thanh thản. Thiền Vipassana thật sự hữu ích cho thương mại, nhưng quan trọng nhất là Vipassana giúp chúng ta kinh nghiệm được sự an lạc chân thật của tinh thần, và cảm nhận được hạnh phúc thông qua việc giảm bớt tự ngã. An lạc và hạnh phúc chỉ xuất hiện khi chúng ta hiểu rõ về tính chất vô thường của thân và tâm.

5- Thực hành liên tục Vipassana sẽ gia tăng sự thanh thản và như vậy một người có khả năng sống một cách hài hòa, và không bị ảnh hưởng bởi những áp lực của cuộc sống hàng ngày.

6- Những nhà thương mại có quyền lực ghê gớm trong vấn đề chỉ huy tài chính, quản lý và kỹ thuật. Thông qua việc phát triển một hệ thống giá trị tốt hơn, Vipassana khiến chúng ta làm việc với mục đích phụng sự nhân loại. Trong thương trường, Vipassana giúp chúng ta cải thiện phẩm chất của sản phẩm, và cách phục vụ xã hội, khuyến khích một định hướng phục vụ quy mô hơn hầu đáp ứng các nhu cầu của xã hội. 

Một người bất thần “được” thúc đẩy để bắt đầu Chương trình Lupin ủng hộ nông thôn (Lupin Rural Support Programme) sau khi học thiền. Chương trình này mang đến sự phồn vinh và hạnh phúc cho khoảng 200.000 người, nơi chúng tôi làm việc, và lần lượt việc này cũng mang đến hạnh phúc cho chúng tôi. Chúng tôi được thúc đẩy để phát triển thêm nhiều cuộc thực nghiệm phục vụ nhân loại như trên, vài cuộc thực nghiệm đang được chúng tôi tiến hành. Vipassana là môn thanh tịnh hóa tinh thần, và một tinh thần sáng suốt sẽ tìm kiếm hạnh phúc thông qua việc cải thiện cách thức phụng sự xã hội.

Được biết Vipassana là một môn khoa học lâu đời của Ấn Độ. Đức Phật Gotama là người đã phát hiện lại Vipassana và nhờ vào Vipassana mà Đức Phật đã tìm ra chân lý tối thượng, và Ngài đã truyền dạy phương pháp này vì lợi ích của nhân loại. Sau đó, Hoàng đế Ashoka đã khuyến khích việc truyền bá, giảng dạy phương pháp này cho thần dân của mình, theo sắc lệnh được ghi lại trên trụ đá. Chúng tôi rất biết ơn ngài Goenka đã mang kiến thức xa xưa này đến xứ sở của chúng tôi.

Bởi vì vượt thoát rào cản giai cấp, giáo phái, chủ nghĩa cộng đồng, và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, Vipassana mang đến sự cải thiện về mặt đạo đức, như vậy song song với ích lợi về mặt vật chất còn có niềm hạnh phúc chân thật. 

Hơn nữa, Vipassana có thể là một phương tiện hiệu lực cho việc củng cố một hệ thống quốc gia hợp nhất, và tăng cường những nhân tố hiểu biết có tính cách quốc tế; những điều này rất thích hợp với thời đại hiện nay.

(Chân thành cảm ơn Phramaha Witoon Thacha đã chép lại bài giảng này).

 

(CÙNG TÁC GỈA)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5572)
Trong sách Dân quyền sơ bộ (Bước đầu dân quyền), ông Tôn Trung Sơn định nghĩa về hội nghị như sau: “Nói chung, khi nghiên cứu sự lý rồi theo đó mà giải quyết, tự một mình mình thì gọi là độc tư, hai người với nhau thì gọi là đối thoại, ba người trở lên tuân theo những nguyên tắc nhất định, thì gọi đó là hội nghị”.
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 5015)
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 9307)
Một vị lãnh đạo một tôn giáo lớn, tuy thờ Trời nhưng lại sợ con người, đã không dám tiếp một vị lãnh đạo tôn giáo khác trong một dịp viếng thăm Âu Châu gần đây, mặc dù một vị lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng khác từ một nước rất xa xôi tận phía nam Phi Châu đã trực tiếp can thiệp và trách cứ về hành động đáng tiếc này.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 6678)
Người lãnh đạo phải là gương mẫu; mà điều đòi hỏi cao nhất là đức. Đức mới là cái gốc; tất nhiên phải kèm theo cái tài phụ cho cái đức ấy. Theo Sớ giải kinh Pháp Cú (Dhammapadatthakathà), ngài Buddhaghosa ghi nhận rằng Đức Phật có lưu ý đến vấn đề tổ chức một nền hành chánh nhân đạo. Đức Thế Tôn chỉ ra rằng cả một xứ bị suy vong, đốn mạt và khốn khổ khi những người nắm vận mạng quốc gia như vua chúa, quần thần, quan lại quá đỗi tham tàn và bất công.
05 Tháng Chín 2014(Xem: 6133)
Bài viết này không đi vào tìm hiểu về cuộc chiến này mà chỉ phác thảo một vài điểm có liên quan đến Phật giáo ở trong cuộc chiến; nói cụ thể hơn là giới Phật giáo đã có những hành động gì khi đứng ở mỗi bên của cuộc chiến để thực hiện điều được gọi là “hộ quốc” của mình.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 10464)
Trong một cuộc đối đầu, ta không nhất thiết cứ réo tên đối phương mà nguyền rủa trù ếm hay chỉ biết bắn phá, dội bom trực tiếp lên họ. Làm vậy tốn kém, om sòm và bạo lực quá, mà kết quả thì như ai cũng thấy là sẽ rất ngắn hạn. Bởi một lẽ là chiếm thành thường dễ hơn giữ thành và cái gật đầu bên ngoài không quan trọng bằng sự đồng tình bên trong.
26 Tháng Bảy 2014(Xem: 11405)
Giới luật Phật giáo cấm người xuất gia không được giữ bất cứ một thứ gì gọi là của riêng. Thế nhưng đối với người thế tục thì giới luật không cấm đoán họ làm giàu, nếu làm giàu bằng những phương tiện sinh sống đúng tức chánh mạng trong Bát chánh đạo. Giáo pháp nhà Phật cũng luôn nhắc nhở: “Phải biết sử dụng tài sản và giúp đỡ người khác”.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 11056)
Người giàu có được coi là có đầy đủ hay dư thừa tài sản. Có nhiều loại tài sản như tiền bạc, hay kiến thức hoặc thông tin kinh tế, tâm linh. Tuy nhiên bài viết này chỉ đặt trọng tâm vào quan điểm của Phật giáo đối với của cải vật chất và kinh tế.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 9697)
Mùa an cư năm thứ bốn mươi lăm, đức Phật ngụ tại Trúc Lâm tịnh xá, gồm khá đông chư vị đại trưởng lão và chúng tỳ-khưu. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, đức Phật và một số ít vị tỳ-khưu lại ghé vườn xoài của thần y Jīvaka hoặc lên đỉnh núi Linh Thứu (Gijjhakūṭa), tại đây ngài thường ở lại lâu hơn.