Chữ Hiếu Đổi Thay? - Trần Liên Anh

12 Tháng Tám 201100:00(Xem: 70812)
tuyentapvulan-03

CHỮ HIẾU ĐỔI THAY?
Trần Liên Anh

yeuthuongnhauTháng Bảy âm lịch, mùa Vu Lan cũng là mùa báo hiếu của con cái với ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên, nhịp sống hiện đại cùng với cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không có thời gian quan tâm đến ông bà, cha mẹ. Và nhiều người lý giải rằng, trong các gia đình hiện đại, không hẳn mọi thành viên đã hoàn toàn thờ ơ với chữ hiếu, nhưng biểu hiện của nó cũngthay đổi ít nhiều.

Cái gốc của tình cảm gia đình

Theo nhiều nhà nghiên cứu về gia đình và các giá trị truyền thống, chữ hiếu trước hết, phải xuất phát từ tình cảm yêu thương, quan tâm, trách nhiệm và cách giáo dục của bố mẹ đối với con cái. Nếu như chữ hiếu thời xưa mang nặng tính áp đặt, lễ nghi thái quá và cực đoan thì chữ hiếu thời hiện đại cần đi sâu vào gốc rễ, xây dựng tình cảm trong gia đình dựa trên tinh thần sẻ chia. Nhiều gia đình nuôi dạy con tử tế nên con hiếu đễ với cha mẹ, đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con.


Đáng mừng trong cuộc sống sôi động hiện nay vẫn còn rất nhiều những tấm gương lung linh hiếu nghĩa. Một người đàn ông còn trẻ đã kể, nhà anh có mẹ ở cùng nên vợ chồng luôn phải cố gắng trong cách cư xử để được trong ấm ngoài êm. Nhiều khi công việc bận rộn, nhưng anh vẫn dạy con cái về cách đối xử với ông bà. Đứa con của anh mỗi buổi tối trước khi đi ngủ luôn vào phòng tắt điện cho bà, chúc bà ngủ ngon. Khi bà đau nhức xương thì biết xoa dầu, đấm bóp. Những cử chỉ tuy nhỏ nhưng tôi nghĩ chữ hiếu đang được nuôi dưỡng từng ngày.

Một người đã từng được biểu dương trong cuộc liên hoan các gia đình hiếu thảo toàn quốc cũng kể, dù bận rộn đến đâu, một năm ông đều dành hơn một tháng để về quê, tự tay nấu những món ăn mẹ thích, trò chuyện và đưa mẹ đi chơi. Các anh em của ông dù ở xa hay gần đều thu xếp công việc để luân phiên nhau và bao giờ cũng phải ít nhất một người có mặt bên cạnh bà cụ thân sinh. Ông tâm sự: Nếu thuê người, thuê dịch vụ chăm sóc thì gia đình ông cũng thừa sức, nhưng điều đó có làm bố mẹ họ sống vui vẻ những ngày cuối đời không?.

Và những đổi thay theo thời thế

Cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn hơn, mưu sinh cũng mệt nhọc hơn, nên mỗi thành viên trong gia đình luôn gấp gáp, mệt mỏi. Những gia đình có bố mẹ ở xa, một năm về thăm đôi ba lần. Khi bố mẹ nhớ cháu, ra thăm thì vợ chồng con cái lại bận rộn nên chẳng thể chu đáo với bố mẹ. Nhiều người khi ra thành phố lập nghiệp, sắm sửa đồ đạc gửi về cho bố mẹ. Ai cũng bảo họ có hiếu. Nhưng bản thân họ không ít lần chạnh lòng khi nghĩ đến cảnh bố mẹ già lủi thủi trong căn nhà rộng. Họ biết rằng, điều bố mẹ mong mỏi nhất là sự gần gũi, quan tâm, chăm sóc của con cái, nhưng họ lại lý giải rằng cuộc sống mưu sinh không cho phép họ làm được.

Không chỉ bố mẹ ở xa, nhiều người dù sống cùng nhà nhưng ít có thời gian để quan tâm, chăm sóc, thậm chí ăn với bố mẹ, ông bà bữa cơm đầm ấm, nên chọn giải pháp thuê người giúp việc hoặc đưa bố mẹ vào trung tâm dưỡng lão để dành toàn tâm toàn lực cho công việc. Không ít người, lúc bố mẹ sống không hỏi han, họ chỉ còn biết khóc thật nhiều, làm đám tang thật lớn như một sự an ủi, ăn năn khi bố mẹ ra đi. Tiếc rằng sự hiếu thuận... muộn màng ấy lại đang ngày càng phổ biến.

Hiện nay, mỗi dịp trẻ con được nghỉ hè, nhiều gia đình trẻ kéo nhau về quê thăm bố mẹ, nhưng cũng không ít người đi du lịch để thỏa mãn chính mình. Họ gửi cho bố mẹ ít tiền coi như đã làm xong phận sự. Nhưng đối với các bậc làm cha, làm mẹ, tiền không phải là tất cả... Bởi vật chất thì người già chẳng có nhu cầu nhiều, tinh thần mới là điều quan trọng. Nhiều nhà nghiên cứu về gia đình đã cho rằng: Trong thời đại của chủ nghĩa tiêu dùng, sự báo hiếu về vật chất được thể hiện nhiều hơn. Điều đó chứng tỏ, quan niệm về chữ hiếu đã có nhiều đổi khác.

Tuy nhiên, chữ hiếu là cái gốc của mọi đức tính nên nó cần được vun đắp, nuôi dưỡng và giữ gìn. Dù hiện đại đến đâu thì gia đình hiếu thuận là nền tảng bền vững để có một cuộc sống hạnh phúc.

Trần Liên Anh
(Kinh tế Đô thị)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tám 2014(Xem: 6399)
Mùa Vu Lan, đọc báo trong nước thấy thiên hạ bây giờ bỗng khoái chuyện vàng mã hơn bao giờ hết. Một ông triệu phú miền Bắc chỉ trong một đêm đã đốt sạch 1000 con ngựa giấy và hình nhân trị giá 400 triệu đồng Việt Nam. Đổi sang tiền Mỹ, số vàng mã đó trên 20 ngàn dollar. Lại thêm một chuyện để suy nghĩ...
05 Tháng Tám 2014(Xem: 6729)
Mỗi năm cứ đến rằm tháng bảy, khắp nơi nhộn nhịp không khí Vu lan báo hiếu. Ngày ấy nhằm vào dịp mãn hạ, sau khi toàn thể chư Tăng Ni thực hiện quy chế cấm túc theo giới luật của đạo Phật, an cư tại một trú xứ, thể hiện tinh thần lục hòa cộng trụ, thu nhiếp thân tâm, trau dồi giới đức, nỗ lực thiền định.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 5906)
Nhớ một câu chuyện đăng trên báo về một bà mẹ làm ruộng ở một nơi xa xôi nào đó để nuôi đứa con trai duy nhất đi học. Đến lúc đứa bé vào được lớp cuối tiểu học thì bà mẹ bị đau cột sống không thể làm việc được. Đứa con muốn bỏ học để làm việc giúp mẹ nhưng bà nhất định không chấp nhận nên cuối cùng cậu bé “đành” phải cắp sách đi học.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 8910)
1- Hỡi ôi! Khi biết chút ít về đạo hiếu Thì mẹ đã trăng tà khuất núi Ngọn lửa nhớ thương âm ỉ tháng năm dài Một trăm bài thơ về mẹ Chỉ là mấy giọt sương phơi Không thấm ướt cây cỏ cõi lòng con hoang mạc! Ôi! Đảnh lễ bụi đất nghìn trùng Ôi! Đảnh lễ Tu Di sơn nghĩa ân cao chót vót Ngôn và lời: Đốm mộng vẽ không hoa! Tạc tượng làm sao giữa cõi ta-bà
01 Tháng Tám 2014(Xem: 9577)
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 5624)
Trong văn chương Việt Nam có biết bao là những câu chữ hay ho để mà nhớ, để mà cảm, vậy mà thật lạ, đối với tôi ba chữ Nhớ Linh Xưa trong mấy bài văn tế vẫn cứ là đẹp nhất, lồng lộng và sâu thẳm, chan chứa và nồng nàn nhất. Lý do ư? Ai sống ở đời lại chẳng có những ngớ ngẩn riêng tư không thể giải thích chứ!
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 18192)
Mỗi năm vào dịp lễ Vu Lan thì chúng ta lại được nghe một bài hát thật cảm động là bài "Bông Hồng Cài Áo" của Phạm Thế Mỹ. Bài hát mượn ý từ một đoản văn của thiền sư Nhất Hạnh viết vào năm 1962, lúc ông vừa 36 sáu tuổi và đang học về khoa Tôn Giáo Đối Chiếu tại đại học Princeton Hoa Kỳ.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 8838)
Trời Sài Gòn u ám. Mưa chợt đến chợt đi, không hề báo trước. Dưới cơn mưa do ảnh hưởng của cơn bão ngoài biển Đông, dòng người hối hả. Bên lề đường, thằng bé bước những bước cô đơn, mặc cho mưa tạt gió lùa, dẫu thân gầy nhỏ bé!
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 7617)
Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế. Trời, vẫn chỉ là một vòm không gian hữu hạn trong tầm mắt con người; biển, là bốn đại dương trên mặt địa cầu; không thể nói là vô biên, vô lượng.
01 Tháng Hai 2014(Xem: 5042)
Cách đây mấy ngàn năm, ngài Mục Kiền Liên đã thỉnh cầu Thánh chúng cầu siêu cho mẹ. Nhờ lễ cầu siêu ấy, bà thoát kiếp ngạ quỉ, sinh vào thiên giới. Nói chính xác, nhờ lòng hiếu hạnh và nội lực của hàng Thánh chúng tác động, bà mở lòng buông bỏ tham sân, nên mới thoát được kiếp ngạ quỉ. Sự buông bỏ và mở lòng đó là NHÂN khiến bà sanh thiên. Những thứ còn lại chỉ là trợ DUYÊN. Nhân duyên hội đủ quả mới thành hình.