Mẹ Có Nghĩa Là Duy Nhất! - Lưu Đình Long

10 Tháng Tám 201100:00(Xem: 71640)
tuyentapvulan-03

MẸ CÓ NGHĨA LÀ DUY NHẤT!
Lưu Đình Long


Tình cờ tôi lại đọc được những vần thơ cũ, tưởng đã thấm, đã quen nhưng khi ôn lại thì thấy mới tinh nguyên, xúc động rơi nước mắt. Chắc tại đó là vần thơ về mẹ, một định nghĩa giản dị nhưng gần gũi xiết bao. Những vần thơ tôi vừa nhắc là của Thanh Nguyên: “Mẹ! Có nghĩa là duy nhất/ Một bầu trời/ Một mặt đất/ Một vầng trăng/ Mẹ không sống đủ trăm năm/ Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát...”.

Mẹ có nghĩa là duy nhất

Vâng, chúng ta ai sinh ra cũng có mẹ, và phải có mẹ thì ta mới được “giới thiệu” trên cuộc đời này. Cái ơn ấy được gọi là ơn sinh thành, người đã cho ta có hình, có vóc với chín tháng mang nặng và một lần đẻ đau. Trải qua “dặm trường” như thế, cùng với biết bao lo toan, mong ước, đợi chờ thì ta mới có mặt trên đời, hiện hữu để mẹ yêu thương. Trong cơn đau sản, mẹ chỉ cần nghe tiếng ta khóc là biết con mình bình an, hạnh phúc khi đó lớn lắm, nhiều bà mẹ đã tâm sự như thế.

Có lẽ chỉ có mẹ mới có thể chịu đựng được những điều như thế vì con! Chính vì lẽ đó nên “mẹ có nghĩa là duy nhất”. Duy nhất ở chỗ chỉ có mẹ mới sinh ra mình, và chỉ có mẹ mới có thể chịu đớn đau vì con như thế mà thôi.

Mẹ là duy nhất còn bởi sự tảo tần, tận tụy hy sinh cho con. Tôi cảm nhận rất rõ điều đó từ chính mẹ của mình. Câu chuyện đời tôi là một chương ngắn trong cuốn tiểu thuyết mang tên Tình Thương Của Mẹ. Là mẹ thì ai cũng thương con, và mẹ của tôi đã viết một chương trong tình thương vô bờ ấy. Đó là khoảng thời gian mang thai, ba tôi bỏ đi, phụ rẫy mẹ, bà con bảo mẹ phá cái thai đi nhưng mẹ quyết không. Bởi con là con của mẹ. Bởi ai sai thì có nhân có quả của họ, mình không nên nông nổi mà giết con mình. Lý lẽ đó, tình thương đó đã cho mẹ quyết định gian khó trong thời điểm đó: giữ tôi lại, một mình nuôi con.

Nói là gian khó bởi thời đó, ở làng quê nghèo của tôi người ta vẫn chưa chấp nhận chuyện người phụ nữ chưa chồng mà có con. Mà mẹ tôi “táo bạo” chọn cái cách mà nhiều người dị nghị. Chừng ấy thôi cũng đủ thấy tình thương của mẹ lớn đến mức nào. Nếu sinh con trong hoàn cảnh bình thường, có chồng, có điều kiện thì dễ hơn, đằng này mẹ tôi phải “đi biển một mình” trước bao dị nghị của bà con, láng giềng. Đó là điều duy nhất nữa mà tôi cảm nhận được từ thực tế mẹ của mình. Cho đến bây giờ, sau hàng chục năm sống, lớn lên trong niềm vui, nỗi buồn của mẹ thì điều mà tôi nhận được từ mẹ quả đúng như Thanh Nguyên viết: “Mẹ không sống đủ trăm năm/ Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát...”.

Thương mẹ có nghĩa là…

“Nếu có đi vòng quả đất tròn

Người mong con mỏi mòn

chắc không ai ngoài mẹ

Cái vòng tay mở ra từ tấm bé

Cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên...”(Thanh Nguyên)

Cũng là những vần thơ của Thanh Nguyên. Mẹ mong con những gì? Tôi tự hỏi khi đọc bốn câu này để rồi nhận ra niềm mong lớn nhất của mẹ không ngoài việc con lớn lên, sống tử tế với đời, với người.

Học Phật, tôi hiểu thêm rằng khi mình tử tế với đời, với người cũng chính là tử tế với mình. Luật nhân quả gọi đó là gieo nhân lành thì sẽ được quả lành. Tất nhiên, học Phật tôi không mong cầu theo kiểu của người thế gian là làm lành để mong nhận được quả lành nhưng tôi hiểu điều đó để thấy niềm mong của mẹ tôi và tất cả những người mẹ trên đời này mãi mãi là cho con. Khi con được điều đó thì mẹ cũng hạnh phúc vì mẹ đã có trong con, sống trong con, và con cũng có trong mẹ, sống trong mẹ.

Sự có mặt trong nhau của hai mẹ con là một cách thực tập quán niệm sâu sắc mà nếu mình nghiêm túc làm thì sẽ cảm nhận được. Mẹ mong điều đó, càng ngày càng lớn nên khi mẹ đi chùa thì mẹ dắt con theo để con nghe giáo lý sống đẹp, sống phải biết yêu thương và thương yêu đúng cách. Thương mẹ cũng cần phải học hỏi, thương như thế nào để tình thương mang lại giá trị hạnh phúc. Đầu tiên là phải làm những điều tốt mà mẹ mong. Sau đó là cùng mẹ nguyện sống theo những hạnh lành mà hai mẹ con học hỏi được từ giáo lý nhà Phật. Từ-bi-hỷ-xả phải luôn niệm để kiến tạo bằng an cho mình, và như thế cũng có nghĩa là cho mẹ bởi mẹ có trong mình, mình có trong mẹ!

Khuyên mẹ làm những việc thiện lành cũng chính là báo hiếu bởi mình đã giúp mẹ mình cấy vào tâm thức hạt giống Bồ đề, giải thoát, giác ngộ. Chính vì nhận diện điều đó nên hai mẹ con tôi giờ giống như bạn đạo. Vài ba hôm điện thoại về thăm mẹ và chào nhau bằng câu quen thuộc: “Nam mô A Di Đà Phật”, rồi thì sách tấn mẹ ráng niệm Phật, lạy Phật, quán niệm hơi thở và phát nguyện vãng sanh… Cũng may là mẹ tôi mộ đạo, hiểu được lý vô thường nên mẹ tôi hay nhắc tôi… đi tu đi.

Rồi thì sẽ đến lúc tôi “cắt ái từ thân” như mẹ mong, cũng là điều mà tôi ao ước, vì tôi biết đó là con đường vui tu tập giải thoát, con đường có thể mang lại hạnh phúc cho tôi, cho mẹ, cho số đông.

Để ta lớn thành người

Con người với đầy đủ ý nghĩa của nó phải có hạnh hiếu, là hạnh đầu tiên mà Đức Phật dạy: hạnh hiếu là hạnh Phật. Ở bài pháp này, tôi nhận diện rõ rằng: một người tu để làm Phật thì trước tiên phải có hiếu với ba mẹ.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân trong bài thơ Quê hương cũng có nhắc về nghĩa của quê hương: “Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi/ Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”. Nhớ, yêu quê hương, sống xứng đáng với quê hương là điều cần thiết để làm người, để tâm hồn lớn lên. Thương mẹ, báo ơn mẹ bằng những cách đúng đắn, thiết thực từ vật chất đến tinh thần cũng chính là chất liệu để mình “lớn thành người”. Yếu chỉ làm người ở chỗ đó mình phải thực hiện cho được thì mới mong giải thoát.

Chúng ta không thể tìm Phật ở đâu đâu mà bỏ quên Phật nơi tâm mình, nơi hiện tại này với hình tượng cụ thể là mẹ, là cha. Ở đây tôi chỉ nói về mẹ, bởi mẹ và cha giống nhau, đều có công sanh-dưỡng nên mình. Do vậy ý thức về hiếu hạnh đối với mẹ và ba là ngang nhau, như nhau, không phân biệt.

Phải “lớn nổi thành người” từ chất liệu hiếu hạnh thì mới mong thành Phật, thành Bồ tát được. Đó là tâm niệm và điều tôi thực tập hàng ngày, cụ thể là cùng với mẹ sống đời thảnh thơi trong ánh hào quang của Phật!

Nguồn: Nguyệt san Giác Ngộ Số Vu Lan 185 / Tuyển Tập Vu Lan TVHS
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7118)
...Có những câu thơ kỳ lạ vô cùng, nó nằm sâu trong tiềm thức. Đọc một lần tưởng chừng như quên mất. Bỗng một hôm bừng dậy rõ nét. Thơ cũng là một Pháp, nhìn trên khía cạnh hiện tượng học. Phải đủ duyên mới hiện diện. Câu thơ trên của Thanh Tịnh hay quá, phổ cập quá, tác giả Nhất Hạnh trích lại nguyên bài trong đoạn đầu đoản văn Bông Hồng Cài Áo, dễ khơi dậy ngay niềm rúng động đối tất cả mọi người.
11 Tháng Tám 2014(Xem: 6626)
Tháng 7 Vu lan lại đến với những suy ngẫm về đạo hạnh và hiếu lễ của con người. Đại đức Thích Tâm Hải - phó ban văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo VN - đã dành cho TTCT một cuộc trò chuyện về chủ đề này.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 6238)
“Mỗi mùa xuân sang mẹ tôi già thêm một tuổi, mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa mẹ càng gần, rồi mùa xuân đến, tóc trắng mẹ bay như gió như mây bay qua đời con, như gió như mây bay qua trần gian, ôi mẹ của tôi. Mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi,...” ; và hôm nay, những người con, người cháu của mẹ đã thật sự mồ côi.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 5220)
Một Lễ Vu Lan nữa lại đến. Đối với người Việt Nam thì đây là một ngày lễ quan trọng bậc nhất trong năm. Vào ngày này, dường như ai cũng ra sức tìm cách báo hiếu với những bậc sinh thành hoặc ra sức thể hiện sự quan tâm đến những người thân đã quá cố. Và, khi cuộc sống vật chất của những người đang sống ngày càng no đủ, sự quan tâm đến người quá cố vì thế cũng tràn đầy… vật chất.
08 Tháng Tám 2014(Xem: 5126)
Rằm Tháng Bảy là ngày Vu Lan / Ngày hạnh hiếu kính dâng Mẹ hiền / Mẹ vì con bao ngày tần tảo / Xả thân mình nuôi đàn con thơ / (Bài viết song ngữ)
08 Tháng Tám 2014(Xem: 6144)
Câu chuyện bắt đầu khi tôi còn là một đứa bé; Tôi là con trai của một gia đình nghèo. Chúng tôi luôn thiếu ăn. Khi nào đến giờ ăn, mẹ lúc nào cũng nhường phần ăn của bà cho tôi. Trong khi sớt cơm của bà sang chén của tôi, mẹ thường nói “ Ăn cơm đi, con trai của mẹ. Mẹ không đói.”
07 Tháng Tám 2014(Xem: 12888)
Cứ mỗi độ thu về, chúng ta lại có dịp cử hành lễ Vu Lan báo hiếu. Báo hiếu là bổn phận thiêng liêng của tất cả mọi người. Đông cũng như Tây, xưa cũng như nay, những người con hiếu thảo không ai là không nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đây là tuyển tập nhạc chủ đề Vu Lan và Mẹ…
06 Tháng Tám 2014(Xem: 6587)
Rằm tháng Bảy còn gọi là ngày lễ Vu lan. Đây không chỉ là ngày lễ của riêng Phật giáo mà còn là ngày lễ lớn cho những người con nước Việt, thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với các đấng sinh thành dưỡng dục của mình.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 6735)
Hôm ấy, tôn giả Sāriputta thấy đã hội đủ duyên thời nên cùng với hội chúng tỳ-khưu về quê nhà để ngài có dịp báo hiếu mẹ. Ngôi làng Nālakā cũng được gọi tên là Upatissa, trước đây bà-la-môn giáo rất thịnh hành, bây giờ đã đến lúc suy tàn. Cả hàng trăm chỗ thờ cúng, lễ lạy nơi đền thiêng, bảo tháp, cội cây giờ đã trở nên hoang lạnh.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 5668)
“Được nghe, chư Phật ra đời đều do cha mẹ mà có thân, muôn loài sanh trưởng thảy nhờ trời đất che chở. Cho nên, không có cha mẹ thì chẳng sanh, không có trời đất thì chẳng trưởng, thảy nhờ ân dưỡng dục, đều thọ đức chở che.